Cù Lao Chàm – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Wed, 22 Apr 2020 04:20:22 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Cù Lao Chàm – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Sống chậm ở Cù Lao Chàm https://24hsongxanh.vn/song-cham-o-cu-lao-cham/ Wed, 22 Apr 2020 04:20:22 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=35606

Khi dịch Covid-19 bùng phát, xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm – Hội An) cũng bị “bế quan tỏa cảng” dù chỉ cách TP.Hội An chừng 20 phút đi ca nô.  Xã đảo một thời nhộn nhịp du khách thập phương, giờ bình lặng đến khó tin… Ra đảo phải có giấy phép 8 giờ […]

The post Sống chậm ở Cù Lao Chàm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Khi dịch Covid-19 bùng phát, xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm – Hội An) cũng bị “bế quan tỏa cảng” dù chỉ cách TP.Hội An chừng 20 phút đi ca nô. 

Xã đảo một thời nhộn nhịp du khách thập phương, giờ bình lặng đến khó tin…

Đại dịch xảy ra, xã đảo vắng lặng. ẢNH: H.T

Ra đảo phải có giấy phép

8 giờ sáng, chúng tôi rời cảng Cửa Đại. Cảng một thời đông đúc là thế với hàng trăm lượt tàu thuyền, ca nô xuất bến mỗi ngày đưa hàng ngàn du khách, người dân ra vào đảo. Nhưng giờ vắng hoe. Chúng tôi được xuất bến cũng phải sau một thời gian chờ đợi được “cấp phép”.

Chỉ có những chuyến chở hàng hóa, nhu yếu phẩm cung cấp cho người dân trên đảo còn qua lại. Những người làm việc tại cảng lấy làm vui khi còn nhìn thấy những chiếc xe chở hàng để tin rằng hoạt động bán mua còn hiện diện trong mùa dịch bệnh Covid-19. Nhắc lại, kể từ giữa tháng 3/2020, đặc biệt từ khi Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) càng thêm nghiêm ngặt. Tất cả người dân muốn rời đảo hoặc đến xã đảo đều phải có giấy phép do Chủ tịch UBND xã cấp. Tất cả phương tiện tàu thuyền, ca nô du lịch đều bị cấm hoạt động, duy nhất chỉ có tàu hàng vận chuyển nhu yếu phẩm, 3 ngày được ra đảo một lần.

Tàu chuẩn bị khởi hành cũng là lúc bác tài và phụ xe lần lượt chuyển những thùng hàng, có ghi đầy đủ rõ ràng họ tên, số điện thoại người nhận, lên tàu. Anh Lê Khởi Minh (ở thôn Bãi Ông, xã đảo Tân Hiệp) vào Hội An làm nghề lái taxi. Gần một tháng tròn, anh chưa về thăm nhà. Hôm nay muốn ra đảo, nhưng đành bất lực đứng nhìn, vì không có “giấy phép”… Không riêng gì anh Khởi, mà nhiều người bà con, họ hàng thân thích với cư dân xã đảo cũng không ra được trong ngày hôm ấy. “Đây là quy định bắt buộc. Vì mình cũng là vì sự an toàn của bà con xã đảo, nên chấp hành thôi. Cố gắng chờ vài bữa hết dịch, hết kiểm tra rồi về thăm nhà cũng được. Ai cũng cố gắng mới tốt cho xã hội, cho gia đình mình”, anh Khởi bộc bạch.

Kiểm tra y tế trước khi cho lên đảo Cù Lao Chàm. ẢNH: C.N

Khi tàu cập cảng, các nhân viên y tế ở xã đảo phun tiêu độc, khử trùng ngay. Tất cả hành khách bắt buộc phải khai báo y tế, lịch trình di chuyển và kiểm tra thân nhiệt. Một số người dân đi khám bệnh hoặc có công việc gia đình rời đảo dài ngày, khi trở lại đảo được khuyến cáo cách ly tại gia đình 14 ngày, để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Ông Trần Văn Đức (thôn Bãi Ông) vào Hội An chữa bệnh, khi trở lại đảo đã khai báo y tế đầy đủ, thân nhiệt ổn định nhưng vẫn được bác sĩ Bệnh viện Quân dân y trên đảo khuyên nên cách ly ở nhà, hạn chế tiếp xúc cộng đồng. Bà Phạm Thị Mỹ Hương, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp, giải thích rằng việc cấp phép ra/vào đảo là chuyện… không thể không làm.

Vì đảo thì nhỏ mà nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh từ nơi khác xâm nhập lại rất lớn. Chúng tôi bắt buộc phải thực hiện quy định người dân rời đi và quay lại đảo phải có giấy phép. Đáng mừng là người dân đồng thuận, chấp hành tốt, mặc dù lúc đầu còn trở ngại do bà con chưa hiểu hết tác hại của đại dịch”, bà Hương nói thêm.

Nhàn nhã nhịp sống cũ

Mỗi ngày, Cù Lao Chàm đón trên 2.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ ngơi và tắm biển. Con số này cộng với dân cư hiện sinh sống trên đảo nhỏ trở thành áp lực nặng nề cho ngành du lịch, nhất là đối với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An. Ở đảo, nhà nhà chuyển từ ngư nghiệp sang làm dịch vụ, du lịch. Hàng loạt homestay, rồi nhà hàng, quán xá chuyên bán thủy hải sản ào ạt mọc lên “cuốn” cư dân xã đảo cũng vào guồng phục vụ du lịch…

Vắng khách, người dân Cù Lao Chàm quay lại nghề cũ: vá lưới, đi biển… ẢNH: C.N

Vậy mà, từ sau Tết Canh Tý đến nay, đảo Cù Lao Chàm vắng bóng du khách. Tất cả hoạt động kinh doanh đều ngưng trệ. Thu nhập giảm sút.

Nhiều gia đình không chịu khoanh tay đứng nhìn, kêu than để được hỗ trợ. Họ nhanh chóng chuyển đổi, trở lại nghề xưa – ngư nghiệp, để cải thiện đời sống. Những năm trước, gia đình ông Hồ Thương (ở thôn Bãi Làng) có thu nhập khá ổn định nhờ vào kinh doanh homestay và làm dịch vụ cho du khách, thu mỗi năm cả trăm triệu đồng. Khi dịch bệnh bùng phát, chính quyền Hội An cấm du khách ra đảo, ông chuyển sang đánh cá, nghề truyền thống mà bà con trên đảo Cù Lao Chàm vốn dĩ quen tay.

Thời điểm này năm ngoái làm chi có chuyện ngồi mà đan lưới như ri? Ai cũng bận rộn đón khách. Nhưng bữa ni dịch bệnh, vợ chồng tôi chuyển qua đan lưới để chuẩn bị ra khơi kiếm con cá về bán”, ông Thương trải lòng. Có điều, giá bán ra cũng thấp hơn trước. Thời điểm du khách đông đúc, mỗi ký cá bán được hơn 100.000 đồng, giờ chỉ còn phân nửa. “Chủ yếu kiếm thêm thực phẩm cho bữa ăn và bán cho bà con. Rứa là tự lo cho mình được rồi”, ông nheo mắt.

Rời Bãi Làng, chúng tôi đến Bãi Hương và bất ngờ chứng kiến cảnh nhiều phụ nữ ngồi dọc bờ biển, dưới bóng dừa xanh mát, để đan lưới. Cảnh đan lưới này trước đây hiếm lắm, bởi Bãi Hương luôn thu hút lượng khách đông đảo tìm đến vì nguồn thủy hải sản tươi ngon, nên phụ nữ nơi đây luôn bận rộn với chuyện bán buôn. Giờ, bỗng chốc nghề đan lưới như được hồi sinh. Người người trong thôn cùng giúp nhau những công việc nặng nhọc.

Chị Phạm Thị Bê kể, từ ngày xảy ra dịch bệnh, vắng du khách nên người dân thất thu đáng kể. “Mình làm con cá, con mực bán mua đồng ra đồng vô cũng nhờ khách du lịch. Hồi có khách, thu nhập tốt thì gia đình tiêu thoải mái chút, chừ thì tiện tặn lại. Bà con ai cũng cố gắng”, chị Bê chia sẻ.

Thời xã đảo yên bình, UBND xã đảo Tân Hiệp thống kê bình quân mỗi ngày một người dân địa phương làm dịch vụ cũng dễ bỏ túi 200.000 đồng. Nay nhiều người đành quay lại bám biển mà sống. “Sản xuất không có gì to tát, nhưng được duy trì nên xã đảo không có trường hợp nào quá khó khăn. Thực tế là bà con ai cũng có việc nên yên tâm với cuộc sống hiện tại. Hy vọng dịch bệnh sớm qua, khách du lịch lại đến với hòn đảo xinh đẹp này”, bà Phạm Thị Mỹ Hương nói.

Qua rồi thời “náo nhiệt” với đông đúc du khách, những hộ dân ở xã đảo đẩy thuyền ra biển. Hộ nào không có thuyền thì rủ nhau đi bắt ốc, vú nàng, vú sao… Ở thôn Bãi Ông, những ngày nắng ráo, người dân còn tranh thủ lên rừng hái lá, phơi khô tích trữ để bán làm nguyên liệu nấu nước uống khi du lịch phục hồi, số khác tỉ mẩn đi hái rau rừng chuyển vô đất liền bán. Ở thôn Bãi Hương, nhiều người quay lại nghề đan lưới… Vắng du khách, nhịp sống Cù Lao Chàm như quay về những năm 90 của thế kỷ trước, đều đều, nhàn nhã, không nặng nề bon chen. Bà con nhẹ nhàng giúp nhau, cùng hít thở bầu không khí tươi mát ở khu dự trữ sinh quyển thế giới…

Miễn phí khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

Bà Lê Thị Mỹ Vương, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN xã Tân Hiệp, cho biết địa phương vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí mua khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, cấp phát miễn phí cho người dân tất cả các thôn. Ngoài ra, các hội đoàn thể, mặt trận cử cán bộ đến từng hộ để vận động người dân hạn chế ra ngoài, tụ tập đông người và hướng dẫn bà con bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.

Hữu Trà – Châu Nguyễn

Theo thanhnien.vn

 

Link nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/song-cham-o-cu-lao-cham-1213846.html

The post Sống chậm ở Cù Lao Chàm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ngắm hoa ngô đồng trên Cù Lao Chàm https://24hsongxanh.vn/ngam-hoa-ngo-dong-tren-cu-lao-cham/ Wed, 11 Sep 2019 07:59:38 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=13405 Bản phối giản đơn nhưng đầy màu sắc giữa thuyền – biển và hoa ngô đồng.

Thời gian này, khi đến với Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam), du khách dễ đắm lòng trước sắc hoa ngô đồng đang rực khoe. An Vĩnh Theo netquang.vn

The post Ngắm hoa ngô đồng trên Cù Lao Chàm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Bản phối giản đơn nhưng đầy màu sắc giữa thuyền – biển và hoa ngô đồng.

Thời gian này, khi đến với Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam), du khách dễ đắm lòng trước sắc hoa ngô đồng đang rực khoe.

Hằng năm, từ độ tháng 7 là hoa ngô đồng bắt đầu nở trên Cù Lao Chàm.
Hằng năm, từ độ tháng 7 là hoa ngô đồng bắt đầu nở trên Cù Lao Chàm.
Trên nền xanh thẳm của núi rừng cù lao, sắc màu của hoa ngô đồng như tô điểm thêm vẻ đẹp bình dị ở xứ này.
Trên nền xanh thẳm của núi rừng cù lao, sắc màu của hoa ngô đồng như tô điểm thêm vẻ đẹp bình dị ở xứ này.
Bên góc biển, hoa ngô đồng cũng duyên không kém.
Bên góc biển, hoa ngô đồng cũng duyên không kém.
Theo người dân địa phương, khoảng vào tháng 4 thì lá cây bắt đầu ngả màu vàng, tháng 5 lá vàng rơi rụng đến hết tháng 6, sau đó bắt đầu ra hoa từ tháng 7.
Theo người dân địa phương, khoảng vào tháng 4 thì lá cây bắt đầu ngả màu vàng, tháng 5 lá vàng rơi rụng đến hết tháng 6, sau đó bắt đầu ra hoa từ tháng 7.
Thời điểm đẹp nhất để ngắm hoa ngô đồng nở rộ là từ giữa tháng 7 đến gần cuối tháng 9.
Thời điểm đẹp nhất để ngắm hoa ngô đồng nở rộ là từ giữa tháng 7 đến gần cuối tháng 9.
Góc yên bình.
Góc yên bình.
Sau khi nở rộ, hoa sẽ rụng và bắt đầu ra lá non từ tháng 10.
Sau khi nở rộ, hoa sẽ rụng và bắt đầu ra lá non từ tháng 10.
Bản phối giản đơn nhưng đầy màu sắc giữa thuyền – biển và hoa ngô đồng.
Bản phối giản đơn nhưng đầy màu sắc giữa thuyền – biển và hoa ngô đồng.

An Vĩnh

Theo netquang.vn

The post Ngắm hoa ngô đồng trên Cù Lao Chàm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Quảng Nam đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, không rác thải nhựa https://24hsongxanh.vn/phat-trien-du-lich-ben-vung-khong-rac-thai-nhua/ Tue, 10 Sep 2019 02:46:43 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=13209 Trồng cây lưu niệm tại hội thảo phát triển du lịch xanh

Quảng Nam đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, 10 năm đảo Cù Lao Chàm được vinh danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Song hành cùng với những danh hiệu này, […]

The post Quảng Nam đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, không rác thải nhựa appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Trồng cây lưu niệm tại hội thảo phát triển du lịch xanh

Quảng Nam đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, 10 năm đảo Cù Lao Chàm được vinh danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Song hành cùng với những danh hiệu này, ngành du lịch Quảng Nam đã bứt phá, phát triển mạnh trong những năm qua. 

Các đại biểu trong và ngoài nước tham gia hội thảo
Các đại biểu trong và ngoài nước tham gia hội thảo.

Tuy nhiên, trong sự phát triển “nóng” của du lịch cũng mang theo những phát sinh môi trường đáng quan ngại. Đó là rác thải nhựa và túi nilon đang đe dọa đến môi trường xanh.

Cuộc hội thảo Phát triển du lịch bền vững tỉnh Quảng Nam Du lịch không rác thải nhựa vừa tổ chức tại Hội An vào ngày 9/9, do Hiệp hội Du lịch Quảng Nam tổ chức, tham dự hội thảo có đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, đông đảo các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế, các doanh nghiệp, công ty – lữ hành lớn tại Việt Nam hoạt động du lịch.

Trồng cây lưu niệm tại hội thảo phát triển du lịch xanh
Trồng cây lưu niệm tại hội thảo phát triển du lịch xanh.

Tại hội thảo, đa số các đại biểu đều tìm ra tiếng nói chung, “nói có trách nhiệm” để “bảo vệ môi trường”. Không chỉ nhà nước, hay doanh nghiệp, mà toàn cộng đồng cùng có trách nhiệm, “ý thức” giảm thiểu và bảo vệ mới mang lại hiệu quả. Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận một số chủ đề chính như tầm quan trọng phát triển du lịch bền vững; thúc đẩy giải pháp phát triển sản phẩm du lịch xanh, dễ tiếp cận trong chuỗi giá trị du lịch; tạo môi trường khởi nghiệp đổi mới và thiết kế sáng tạo trong du lịch.

Các đại biểu trong và ngoài nước đối thoại với chính quyền và doanh nghiệp về phát triển du lịc xanh
Các đại biểu trong và ngoài nước đối thoại với chính quyền và doanh nghiệp về phát triển du lịch xanh.

Các đại biểu cho rằng, rác thải nhựa đang là vấn đề toàn cầu, nhất là ở các điểm du lịch thu hút đông du khách và đây là yếu tố quan trọng trong câu chuyện phát triển du lịch bền vững. Lượng rác thải này đến từ nhiều nguồn phát thải khác nhau, trong đó có các cơ sở kinh doanh du lịch và thương mại chiếm tỷ lệ đáng kể.

Tỉnh Quảng Nam hiện có 629 cơ sở lưu trú, với 13.257 phòng, tập trung chủ yếu ở thành phố du lịch Hội An. Thời gian qua, Hội An là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc giảm thải rác thải nhựa, xây dựng môi trường du lịch thân thiện với nhiều ví dụ điển hình trong thực hành xử lý rác thải. Từ những chương trình tài trợ của các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế, đã giúp Hội An phân loại rác hữu cơ và vô cơ.

Những mặt hàng thân thiện môi trường được ưu chuộn tại Hội An
Những mặt hàng thân thiện môi trường được ưu chuộng tại Hội An.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam Phan Xuân Thanh cho rằng, việc giảm rác thải nhựa được các đơn vị làm du lịch trên địa bàn Hội An rất quan tâm và có những hành động cụ thể. Đặc biệt, thách thức về rác thải đang được nhiều công ty du lịch ở Hội An biến thành cơ hội với những sản phẩm du lịch trải nghiệm nhặt rác ở các nhánh sông. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất cần có đơn vị cung cấp, sản xuất vật liệu thay thế chất thải nhựa với giá thành hợp lý.

Hàng tái chế
Hàng tái chế.

Những năm gần đây, ngành du lịch Quảng Nam có sự phát triển nhanh chóng, đến năm 2020 dự đoán tỉnh sẽ đón khoảng 8 triệu khách du lịch và thời gian tới, con số này sẽ tiếp tục tăng mạnh khi hạ tầng kinh tế xã hội, du lịch của tỉnh được hoàn thiện. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh cho biết, sự phát triển của ngành du lịch cũng đang đặt ra nhiều thách thức, khi lượng khách đến đông thường đi kèm với sự gia tăng lượng rác thải khó phân hủy như chai lọ, bao bì nhựa. Vấn đề rác thải nhựa cũng đang cản trở việc địa phương khai thác phát triển các điểm du lịch ở biển đảo, những lòng hồ lớn. Tỉnh Quảng Nam hiện đã ban hành chương trình hành động để giảm thiểu rác thải nhựa và đang được triển khai thiết thực tại cơ sở.

Những thứ xử dụng tại khách sạn được làm bằng chất liệu thân thiện môi trường
Những thứ sử dụng tại khách sạn được làm bằng chất liệu thân thiện môi trường.

Phát biểu tại chương trình, ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao ý tưởng, sáng kiến của Hiệp hội du lịch Quảng Nam trong việc tạo một diễn đàn cởi mở để các bên cùng chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hành động thiết thực về du lịch xanh; đồng thời nhấn mạnh UNESCO sẽ luôn đồng hành, sát cánh với Quảng Nam trong việc hiện thực hóa các ý tưởng hay, đề xuất hợp tác phát triển du lịch bền vững. “Nếu tính 20 năm, Quảng Nam thực sự đã phát triển được du lịch nổi trội nhờ vào văn hóa và quần thể di sản. Tôi tin rằng, việc nói đến phát triển du lịch xanh bền vững, tuy khó, nhưng sẽ làm được và thành công” – Ông Michael Croft nói.

Dịp này, để khẳng định sự cam kết chung tay hành động, xây dựng môi trường du lịch xanh, Hiệp hội du lịch Quảng Nam tổ chức ký kết thực hiện chương trình Du lịch không rác thải nhựa. Bên lề hội thảo còn diễn ra các hoạt động trưng bày, giới thiệu, tham quan, trải nghiệm các sản phẩm thân thiện với môi trường sử dụng trong ngành du lịch, mô hình du lịch xanh – bền vững và triển lãm tranh nghệ thuật về chủ đề về môi trường…

Minh Hải

The post Quảng Nam đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, không rác thải nhựa appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ngắm san hô dưới đáy biển Cù Lao Chàm https://24hsongxanh.vn/ngam-san-ho-duoi-day-bien-cu-lao-cham/ Sat, 03 Aug 2019 02:34:09 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=9854

Dưới sự chăm sóc cần mẫn của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam), những rạn san hô dưới đáy biển này đang dần hồi sinh và “khoe sắc”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tú – Phó Viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới đánh […]

The post Ngắm san hô dưới đáy biển Cù Lao Chàm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Dưới sự chăm sóc cần mẫn của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam), những rạn san hô dưới đáy biển này đang dần hồi sinh và “khoe sắc”.

Việc bảo tồn san hô, hệ sinh thái biển luôn được các chuyên gia kiểm tra thường xuyên để có những đánh giá kịp thời, chính xác.
Việc bảo tồn san hô, hệ sinh thái biển luôn được các chuyên gia kiểm tra thường xuyên để có những đánh giá kịp thời, chính xác.
Hệ sinh thái rong mơ phát triển phong phú.
Hệ sinh thái rong mơ phát triển phong phú.
Rạn san hô ở khu vực Hòn Tai đang phát triển rất tốt.
Rạn san hô ở khu vực Hòn Tai đang phát triển rất tốt.
Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm thường xuyên kiểm tra tình hình bảo vệ san hô, hệ sinh thái biển. Ảnh: Phạm Minh
Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm thường xuyên kiểm tra tình hình bảo vệ san hô, hệ sinh thái biển. Ảnh: Phạm Minh
Kiểm tra hệ sinh thái biển tại khu vực biển Cù Lao Chàm.
Kiểm tra hệ sinh thái biển tại khu vực biển Cù Lao Chàm.
Lấy mẫu rong biển về kiểm tra. Ảnh: Phạm Minh
Lấy mẫu rong biển về kiểm tra. Ảnh: Phạm Minh
Khu vực biển trước Bãi Hương bị tác động tiêu cực nhiều do ca nô hoạt động du lịch. Do đó việc trồng lại san hô thay thế ở đây rất được chú trọng và đang có những kết quả hết sức khả quan.
Khu vực biển trước Bãi Hương bị tác động tiêu cực nhiều do ca nô hoạt động du lịch. Do đó việc trồng lại san hô thay thế ở đây rất được chú trọng và đang có những kết quả hết sức khả quan.
Các chuyên gia cho rằng cần phải hài hòa việc phát triển du lịch để bảo tồn biển ở Cù Lao Chàm thật sự có hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng cần phải hài hòa việc phát triển du lịch để bảo tồn biển ở Cù Lao Chàm thật sự có hiệu quả.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tú – Phó Viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới đánh giá cao hệ sinh thái biển, đặc biệt là sự phong phú của những rạn san hô ở Cù Lao Chàm. “Tuy nhiên, việc khai thác không đúng mực, nhất là hoạt động du lịch quá nhiều đã và đang gây tác động xấu đến hệ sinh thái này” – tiến sĩ Tú cảnh báo.

Còn những người làm công tác bảo tồn cho rằng, chính quyền địa phương cần phải cân đối lại hoạt động du lịch đang quá “nóng” ở Cù Lao Chàm. Có như vậy mới khôi phục lại, bảo vệ bền vững được san hô, hệ sinh thái biển, từ đó mang lại nguồn lợi lâu dài hơn cho người dân địa phương.

Bài: Xuân Thọ

Ảnh: Xuân Thọ – Phạm Minh

Theo netquang.vn

 

The post Ngắm san hô dưới đáy biển Cù Lao Chàm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hành trình 3 năm Cù Lao Chàm ‘xin’ 2.000 trứng rùa biển từ Côn Đảo https://24hsongxanh.vn/hanh-trinh-3-nam-cu-lao-cham-xin-2-000-trung-rua-bien-tu-con-dao/ Wed, 17 Jul 2019 03:22:35 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=8083 Trứng rùa lấy từ hồ ấp nở ở Côn Đảo đưa về Cù Lao Chàm.

Trứng rùa biển từ Côn Đảo được chuyển về Cù Lao Chàm ấp nở với hy vọng phục hồi môi trường sinh đẻ của rùa ở đây. Trong ba năm qua, khoảng 1.500 rùa con được ấp nở ở Cù Lao Chàm (TP Hội An, Quảng Nam) rồi thả bơi ra đại dương; số trứng […]

The post Hành trình 3 năm Cù Lao Chàm ‘xin’ 2.000 trứng rùa biển từ Côn Đảo appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Trứng rùa lấy từ hồ ấp nở ở Côn Đảo đưa về Cù Lao Chàm.

Trứng rùa biển từ Côn Đảo được chuyển về Cù Lao Chàm ấp nở với hy vọng phục hồi môi trường sinh đẻ của rùa ở đây.

Trong ba năm qua, khoảng 1.500 rùa con được ấp nở ở Cù Lao Chàm (TP Hội An, Quảng Nam) rồi thả bơi ra đại dương; số trứng rùa lấy từ Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) và chuyển hơn 1.000 km về miền Trung. Theo ông Võ Nghiêm (70 tuổi, thôn Bãi Làng, TP Hội An), “từ xa xưa rùa biển thường vào ấp đẻ ở Cù Lao Chàm, tuy nhiên gần 20 năm qua người dân địa phương không còn ghi nhận điều này, vì vậy một kế hoạch đặc biệt phục hồi môi trường sinh nở của rùa biển ở đây đã được vạch ra với nguồn giống từ Côn Đảo”.

Trứng rùa lấy từ hồ ấp nở ở Côn Đảo đưa về Cù Lao Chàm.
Trứng rùa lấy từ hồ ấp nở ở Côn Đảo đưa về Cù Lao Chàm.

Ông Võ Nghiêm kể, trong những năm 1980, từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch, rùa thường vào bãi Bấc, bãi Bìm… trên đảo Cù Lao Chàm làm tổ đẻ trứng. Chúng bới cát sâu hơn nửa mét, đẻ xong dùng chân lấp lại trước khi quay về biển. Đến những năm 2000, đảo Cù Lao Chàm trở thành điểm du lịch nhộn nhịp, trung bình mỗi ngày đón hàng nghìn lượt khách. Nhà dân và các công trình phục vụ du khách được xây dựng gần bãi biển, trở thành công trường với những tiếng động lớn suốt ngày đêm khiến rùa không dám lên bãi cát đẻ trứng.

“Rùa rất sợ ánh sáng và tiếng động mạnh nên thường chọn bãi cát vắng, sạch sẽ để đẻ trứng. Tôi còn nhớ chúng luôn dò xét tình hình trước, rồi đợi lúc thủy triều cao, đêm khuya yên tĩnh mới bò lên”, ông Nghiêm cho hay.

Ngoài ra, những năm gần đây các loại lưới, ngư cụ thế hệ mới được người dân sử dụng đã nhiều lần khiến rùa mắc kẹt, chết trong lưới.

“Tất cả những yếu tố trên khiến rùa biển không còn vào Cù Lao Chàm đẻ trứng nữa, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương có phương án phục hồi môi trường, tạo điều kiện cho rùa vào sinh nở trở lại”, ông Nghiêm cho hay.

Từ ý nguyện của người dân xã đảo Tân Hiệp, năm 2015 Ban quản lý bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã họp với các bên liên quan để tham khảo ý kiến phục hồi môi trường sinh nở của rùa biển; kết quả 97% người dân đồng thuận kiến nghị chính quyền tìm giải pháp để “rùa quay về” Cù Lao Chàm – nơi được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2009.

Ông Nguyễn Văn Vũ, chủ nhiệm đề tài khoa học Phục hồi và bảo vệ rùa biển tại Cù Lao Chàm. Ảnh: Đắc Thành.
Ông Nguyễn Văn Vũ, chủ nhiệm đề tài khoa học Phục hồi và bảo vệ rùa biển tại Cù Lao Chàm.

Năm 2016, ông Nguyễn Văn Vũ, Trưởng phòng nghiên cứu và hợp tác quốc tế (nay là Phó giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm) đã thực hiện đề tài khoa học “Phục hồi và bảo vệ rùa biển tại Cù Lao Chàm” và được cấp có thầm quyền đồng ý cho triển khai. Đề tài này có hai hoạt động chính là “bảo tồn nguyên vị” – giữ hệ sinh thái rặng san hô, cỏ biển và “bảo tồn chuyển vị” – đưa trứng rùa từ Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) về Cù Lao Chàm ấp nở nhằm mục đích tạo nguồn giống.

Theo ông Vũ, Côn Đảo là nơi rùa biển đến làm tổ đẻ trứng lớn nhất Việt Nam, trung bình mỗi năm khoảng 350 đến 450 rùa mẹ sinh nở tại đây và số lượng trứng nở là 50.000 rùa con. Từ năm 1995 đến nay tại Côn Đảo đã có hơn 300.000 rùa con được thả về biển và gần 1.000 con rùa trưởng thành được gắn thẻ chip (để theo dõi hành trình trên biển).

“Rùa biển có khả năng ghi nhớ nơi chúng đã ra đời và quay lại sinh đẻ sau nhiều năm. Chúng tôi dựa vào tập tính này để ấp nở rùa biển trên Cù Lao Chàm, hy vọng trong 20 năm tới những con rùa trưởng thành sẽ quay về Cù Lao Chàm đẻ trứng”, ông Vũ nói.

Ban đầu khi ông Vũ trình bày ý tưởng, có ý kiến phản biện, cho rằng trứng rùa chỉ có thể vận chuyển trong vòng sáu giờ, tính từ khi mẹ đẻ ra. Trong khoảng thời gian này, phôi trứng dừng hoạt động, nếu bị rung lắc thì không hỏng phôi. Tuy nhiên, quá sáu giờ từ khi mẹ đẻ ra, phôi hoạt động trở lại, nếu vận chuyển đường xa trứng bị rung lắc sẽ dẫn đến hỏng phôi, ấp nở không thành công.

Tuy nhiên, ông Lê Xuân Ái – Nguyên Giám đốc vườn quốc gia Côn Đảo (tư vấn kỹ thuật cho đề tài của ông Vũ) thông tin, trong thực tế có việc rùa vào đẻ tại một số bãi cát bị thủy triều gây ngập, sạt lở, sau đó cơ quan quản lý chuyển trứng lên nơi cao hơn vẫn ấp nở thành công. “Có nhiều tổ đã ấp hàng chục ngày nhưng khi chuyển đến bãi cát khác cũng ở Côn Đảo thì tỷ lệ nở đạt cao” ông Ái nói.

Để thực hiện kế hoạch chuyển trứng rùa từ Côn Đảo đến Cù Lao Chàm, ông Vũ và các cộng sự phải mất bốn tháng làm thủ tục, khai báo hàng loạt hồ sơ xin giấy phép từ Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn và tỉnh Bà Rịa – Vùng Tàu.

“Đây là việc chưa có tiền lệ ở Việt Nam, mỗi cơ quan hiểu một cách khác nhau nên quá trình thực hiện gặp rất nhiều vướng mắc” , ông Vũ chia sẻ.

Cuối cùng Ban quản lý bảo tồn biển Cù Lao Chàm được chấp thuận cho vận chuyển 2.000 trứng rùa 40 ngày tuổi từ Côn Đảo đến Cù Lao Chàm; kế hoạch lấy trứng thực hiện trong ba năm, mỗi năm lấy hai đợt, trong đó năm 2017 sẽ lấy 1.000 trứng; năm 2018 lấy 500 trứng và năm 2019 là 500 trứng.

Tháng 7/2017, gần 500 trứng rùa được lấy từ Côn Đảo cho vào thùng xốp, bên trong có các lớp cát cố định để trứng không bị xê dịch; nắp thùng đục lỗ lưu thông khí. Quá trình vận chuyển thùng xốp luôn được giữ từ 28 đến 31 độ và hạn chế rung lắc. Một nửa trong số 500 quả trứng được vận chuyển bằng đường bộ, số còn lại đi đường hàng không. Số trứng chở bằng ôtô thuận lợi, tuy nhiên đi máy bay thì gặp vấn đề là trứng có thể bị hư hỏng vì ảnh hưởng máy soi chiếu ở cửa kiểm tra an ninh. Lúc này, đoàn vận chuyển phải nhờ nhiều nơi can thiệp để an ninh sân bay đồng ý kiểm tra bằng phương pháp thủ công.

Rùa con ấp nở thả ra biển Cù Lao Chàm.
Rùa con ấp nở thả ra biển Cù Lao Chàm.

Đến Cù Lao Chàm, trứng rùa được đưa đến bãi Bấc và cho xuống cát ấp ngay. Sau 18 ngày, hàng loạt rùa con chui từ cát lên, bò ra biển trước sự vui mừng của cán bộ, nhân viên Ban quản lý bảo tồn biển Cù Lao Chàm và hàng trăm người dân địa phương.

“Đợt một tỷ lệ nở đạt trên 90%, với kết quả này tôi quá bất ngờ, vì khi viết đề tài chỉ mong muốn nở đạt 14% là mãn nguyện. Thành công trong ấp nở trứng rùa đợt đầu tiên đã tạo động lực để chúng tôi thực hiện các đợt “bảo tồn chuyển vị” trứng rùa tiếp theo”, ông Vũ nói.

Ở Việt Nam có năm loài rùa biển phân bố, gồm vích, quản đồng, đồi mồi dứa, đồi mồi và rùa da. Trong đó, vích là loài có số lượng cá thể nhiều nhất tập trung ở các tỉnh ven biển.

Rùa biển đang bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng cá thể cả ở trên thế giới và Việt Nam. Chúng thuộc nhóm nguy cấp trong danh sách loài bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm mọi hành vi mua bán, vận chuyển.

Đắc Thành
Theo VnExpress

The post Hành trình 3 năm Cù Lao Chàm ‘xin’ 2.000 trứng rùa biển từ Côn Đảo appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tiền đề cho tương lai https://24hsongxanh.vn/tien-de-cho-tuong-lai/ Mon, 27 May 2019 08:17:28 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=4551 Rừng Cù Lao Chàm cũng được đánh giá là tương đối đa dạng sinh học.

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam) được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới 26/5/2009 – 26/5/2019, đã có những cuộc nhìn nhận, trao đổi, hội thảo nhằm định hướng cho sự phát triển bền vững tiếp theo của hòn […]

The post Tiền đề cho tương lai appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Rừng Cù Lao Chàm cũng được đánh giá là tương đối đa dạng sinh học.

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam) được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới 26/5/2009 – 26/5/2019, đã có những cuộc nhìn nhận, trao đổi, hội thảo nhằm định hướng cho sự phát triển bền vững tiếp theo của hòn đảo này.

Du khách lên cảng tham quan Cù Lao Chàm.
Du khách lên cảng tham quan Cù Lao Chàm.

Mười năm miệt mài

Ngày 26/5/2009, tại đảo Jeju – Hàn Quốc, Ủy ban điều phối quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển thế giới của Unesco đã công nhận Cù Lao Chàm, Hội An là khu dự trữ sinh quyển thế giới với những giá trị độc đáo, đặc trưng và duy nhất trong hệ thống 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam hiện nay.

Danh hiệu trên, là sự ghi nhận của thế giới về những nỗ lực hướng đến sự phát triển bền vững của người dân và chính quyền địa phương. Tại vùng lõi, trong vòng 10 năm qua, Cù Lao Chàm đã trở thành điểm sáng trong công tác bảo tồn biển, bảo vệ môi trường.

Hệ sinh thái biển Cù Lao Chàm rất đa dạng. Ảnh: Lê Xuân Ái
Hệ sinh thái biển Cù Lao Chàm rất đa dạng. Ảnh: Lê Xuân Ái

Đặc biệt, Cù Lao Chàm là nơi đầu tiên của cả nước và hơn 600 khu sinh quyển trên thế giới thực hiện thành công mô hình “Nói không với túi ni long” vào năm 2018. Và cũng tại năm ngoái, Cù Lao Chàm đã phát động phong trào “Nói không với ống hút nhựa”. Bên cạnh đó là các mô hình phục hồi san hô, chuyển vị rùa biển…

Nhờ làm tốt công tác bảo tồn, nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Cù Lao Chàm trở nên suôn sẻ. “Sau 10 năm trở thành vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới, cơ cấu kinh tế xã đảo đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng du lịch – dịch vụ. Năm 2009 Cù Lao Chàm chỉ đón hơn 15 nghìn lượt khách, thì trong năm 2018 tổng lượt khách quan đảo đạt hơn 415 nghìn người” – bà Phạm Thị Mỹ Hương – Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp cho biết.

Đồng thời, vị chủ tịch xã đảo này cũng chia sẻ rằng, nhờ gắn bảo tồn với phát triển, nên đời sống nhân dân ngày càng khấm khá. Từ năm 2015 xã đảo đã không còn người nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 42 triệu đồng.

Còn đó nỗi lo

Rõ ràng, sau 10 năm được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cù Lao Chàm có những chuyển biến tích cực. Tuy vậy, hòn đảo này vẫn đang còn đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức mà nếu người dân, chính quyền và những người làm công tác bảo tồn không đủ tỉnh táo để đối diện và giải quyết thách thức, rất có thể thành quả đạt được 10 năm qua sẽ không còn.

Rừng Cù Lao Chàm cũng được đánh giá là tương đối đa dạng sinh học.
Rừng Cù Lao Chàm cũng được đánh giá là tương đối đa dạng sinh học.

Tại buổi tọa đạm Bảo tồn để phát triển, phát triển cho bảo tồn vào chiều qua 25/5, ông Lê Ngọc Thảo – Trưởng ban Thư ký Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An đã xác định ngay những vấn đề mà Cù Lao Chàm đang phải đối mặt: nguồn nước bị ô nhiễm từ hoạt động dân sinh, các công trình xây dựng, ảnh hưởng từ lưu vực sông và các dòng hải lưu ven bờ; áp lực từ du lịch; sự bất cập, chưa hòa hợp giữa các mục tiêu chiến lược của thành phố trong việc xây dựng, phát triển hạ tầng khiến vùng sinh cư của các loài bị thu hẹp; tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên và các giá trị của khu sinh quyển.

PGS-TS. Nguyễn Chu Hồi (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, khu dự trữ sinh quyển phải được tiếp cận ở một hướng mới, đó chính là cách tiếp cận không gian. “Nghĩa là chúng ta quản lý theo không gian, phân chia những chức năng khác nhau trong chuỗi các mối liên kết. Tức là độc lập nhưng không cô lập mà phải tương tác nhau” – PGS.TS Chu Hồi lý giải.

Biểu diễn cano nhân kỷ niệm 10 năm Cù Lao Chàm được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Biểu diễn cano nhân kỷ niệm 10 năm Cù Lao Chàm được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Còn ông Nguyễn Sự – nguyên Bí thư Thành ủy Hội An cho rằng, dù bảo tồn hay phát triển thì mục tiêu cuối cùng người dân phải được hưởng lợi. Do đó, việc bảo tồn phải gắn với phát triển, khu nào có thể khai thác du lịch thì sẽ khai thác, khu nào bảo tồn vẫn cứ bảo tồn. Khi người dân được hưởng lợi sẽ quay lại cùng gìn giữ bảo vệ tài nguyên, hệ sinh thái Cù Lao Chàm cùng với các nhà bảo tồn.

Đồng tình với ý kiến trên, các chuyên gia cho rằng với những gì mà Cù Lao Chàm đã đạt được trong 10 năm qua, mới chỉ là tiền đề cho tương lai. Và để Cù Lao Chàm tịnh tiến trên con đường phát triển bền vững, thì phải cần nỗ lực nhiều hơn nữa!

An Vĩnh
Theo Netquang.vn

The post Tiền đề cho tương lai appeared first on 24h Sống xanh.

]]>