Chống biến đổi khí hậu qua ảnh chỉ mất thời gian?
Các hình ảnh như hình ảnh con gấu bắc cực trên vùng băng đang tan chảy có tính biểu tượng. Nhưng để con người tích cực chống biến đổi khí hậu, thì chúng có thể không hiệu quả. Sau đây là lý do.
Chúng ta đều đã thấy hình ảnh là mạnh mẽ đến mức nào, chúng có thể cụ thể hóa các cuộc khủng hoảng trừu tượng. Hãy nghĩ về những bức ảnh của người đàn ông Trung Quốc chặn dãy xe tăng sau ngày thảm sát ở Thiên An Môn, của cháu gái Việt Nam trần truồng chạy tránh bom napalm năm 1972 hoặc của cháu Amal Hussain 7 tuổi bị bỏ đói ở Yemen. Khi ảnh chụp tốt, chúng giúp nhân dân khắp thế giới hiểu được những thảm họa ở khuất đâu đó.
Bây giờ hãy nhắm mắt lại và cố hình dung sự biến đổi khí hậu – một trong những cuộc khủng hoảng cấp bách nhất của thế hệ chúng ta. Ta thấy gì? Khói bốc lên từ các nhà máy điện à? Các tấm pin mặt trời? Con gấu trắng gầy guộc?
Điều đó khó đấy, nhà tâm lý học Adam Corner, giám đốc của Climate Visuals, một dự án nhằm làm sống động hình ảnh khí hậu, nói. “Hình ảnh mà không có người trong đó thì không thể nói về câu chuyện của con người được,” Corner nói.
Và các loại hình ảnh như vậy có thể là nguyên nhân của phần lớn lý do vì sao rất ít người trong chúng ta đặt ưu tiên cho hành động vì khí hậu.
Biến đổi khí hậu có một khó khăn vốn có về hình ảnh. Trong khi bạn có thể hình dung rõ ràng sự ô nhiễm đồ nhựa hoặc sự phá rừng, nhưng hình ảnh biến đổi khí hậu thì kém rõ ràng hơn: các khí gây trái đất ấm lên, như khí CO2 và mêtan, là không màu, và các tác động là chậm chạp và không phải lúc nào cũng thấy nổi bật.
Vì vậy, trong những năm 1990, các phóng viên, chính trị gia và những người khác bắt đầu sử dụng loại hình ảnh để giúp ta nắm bắt được tình hình. Ý tưởng này, khi đó, đã giúp chúng ta hiểu được vấn đề này. Nhưng giờ đây nó cần được củng cố lại. Một lẽ là vì tác động của khí hậu nay đã rõ hơn: hãy xem tần suất cháy rừng, ngập lụt ven biển, hạn hán và các đợt nóng đột xuất.
Nhưng một lý do nữa phải cập nhật lại hình ảnh biến đổi khí hậu là, đối với công chúng, hình ảnh khí hậu ‘truyền thống’ là không hấp dẫn và thuyết phục.
Không rõ liệu có cách nào tốt hơn để nói về việc biến đổi khí hậu, dự án Climate Visuals đã thử nghiệm xem những hình ảnh biểu tượng khí hậu – như con gấu bắc cực cô đơn – đã có tác động thực sự như thế nào.
Sau khi hỏi những người ở các nhóm ở London và Berlin và thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến hơn 3.000 người, nhóm nghiên cứu kết luận rằng người ta dễ đồng cảm hơn với những hình ảnh thể hiện các khuôn mặt thực sự – chẳng hạn như công nhân đang lắp đặt tấm pin mặt trời, người cứu hộ đang giúp các nạn nhân một trận bão, hoặc nông dân đang xây dựng các hệ thống thủy lợi hiệu quả hơn để chống hạn hán.
Nó cũng có tác dụng khi các ảnh mô tả những sự việc ở địa phương hoặc quen thuộc với người xem, và khi chúng cho thấy những tác động gây cảm xúc mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.
Những người được hỏi trong nghiên cứu cũng chê bai các hình ảnh ‘dàn dựng’ … và hình ảnh có mặt các chính trị gia.
Phát hiện của dự án Visual Climate là không hoàn toàn mới. Trong hơn một thập kỷ, các học giả đã phân tích cách thức mà các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các chính phủ thể hiện biến đổi khí hậu bằng hình ảnh, đã quan sát cách thức mà công chúng phản ứng với các loại hình ảnh khác nhau, và đã đưa ra các cách tiếp cận mới. Tuy nhiên, cái được thực hiện khác đi là tạo ra thư viện lớn nhất thế giới về hình ảnh của khí hậu dựa trên những bài học có được.
Và để cho tốt hơn hoặc xấu đi, hiện không còn là vấn đề khó khăn khi phải tìm những bức ảnh về hậu quả của biến đổi khí hậu do con người dẫn tới.
“Những câu chuyện chúng ta cần phải kể là đầy rẫy xung quanh ta, không giống như 20 năm trước đây khi phải lấy gấu Bắc cực làm biểu tượng,” Corner nói.
Diego Arguedas Ortiz
Bài Tiếng Anh trên BBC Future
Theo bbc.com/vietnamese