Chợ Sài Gòn – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Thu, 08 Oct 2020 11:47:41 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Chợ Sài Gòn – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Chợ Bình Tây và câu chuyện về một bức tượng lưu lạc… https://24hsongxanh.vn/cho-binh-tay-va-cau-chuyen-ve-mot-buc-tuong-luu-lac/ Thu, 08 Oct 2020 10:01:09 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=48764 doc-dao-cho-binh-tay

Từ bao lâu nay, chợ Bình Tây cùng với chợ Bến Thành, chia nhau sự nổi tiếng, bề thế, sầm uất nhất nhì Sài Gòn và là ngôi chợ bán sỉ duy nhất ở phía Nam luôn khiến người ta tò mò tìm tới không chỉ để mua bán. Tôi nhớ hoài cảm giác của […]

The post Chợ Bình Tây và câu chuyện về một bức tượng lưu lạc… appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
doc-dao-cho-binh-tay

Từ bao lâu nay, chợ Bình Tây cùng với chợ Bến Thành, chia nhau sự nổi tiếng, bề thế, sầm uất nhất nhì Sài Gòn và là ngôi chợ bán sỉ duy nhất ở phía Nam luôn khiến người ta tò mò tìm tới không chỉ để mua bán.

Mái ngói mới sau đợt trùng tu gần nhất cách đây hai năm khiến ngôi chợ thêm đẹp đẽ, lộng lẫy hơn.

Tôi nhớ hoài cảm giác của một kẻ ở xa khi lần đầu đến tham quan chợ Bình Tây gần 30 năm trước. Quan niệm về chợ thông thường của một kẻ quen nhìn các ngôi chợ hiện đại hay chợ quê, chợ cũ đã mở rộng thêm khi được ngắm ngôi chợ này. Cảm giác này được đồng cảm thêm khi một người dì bà con xa ở miền Tây được tôi dẫn tới tham quan chợ Bình Tây lại tiếp tục thốt lên: Sao chợ hổng giống chợ, nhìn nó bề thế, mái ngói rồng phụng hoa văn giống ngôi miếu hay đền thờ bự quá đa. Gốc quê miền Trung như tôi hay miền Tây như người dì bà con vốn quen với những ngôi chợ, kiểu gì thì cũng không hoành tráng bằng chợ Bình Tây.

Chợ gì không giống… chợ bình thường!

Nếu nhìn từ góc này, chợ Bình Tây không khác gì một đền, miếu hay thậm chí là… cung điện xưa nào đó!
Một góc chợ Bình Tây nhìn ra các dãy nhà phố quanh chợ.

Về mặt kiến trúc, chợ Bình Tây được xây dựng bằng xi măng cốt thép theo kỹ thuật phương Tây nhưng lại mang đậm nét văn hóa Trung Hoa, với mái ngói mang kiểu cách của một ngôi chùa, mặt trước cổng có bức phù điêu khảm sành màu xanh hình “lưỡng long chầu châu”.

Nếu không nói, không biết trước đó, có ai nghĩ đây là một ngôi chợ!

Trước đó, tôi cứ nghĩ chợ Bến Thành với 4 mặt tiền là rộng to đẹp nhất Sài Gòn rồi, đâu ngờ còn có ngôi chợ, cũng 4 mặt tiền (nằm giữa 4 tuyến đường Tháp Mười – Lê Tấn Kế – Phan Văn Khỏe – Trần Bình (Q.6) đẹp không kém và rộng hơn nữa. Diện tích chợ Bến Thành rộng 13.056 m2 còn chợ Bình Tây rộng 25.000 m2.

Lối đi ở chợ khá thông thoáng, tiện lợi.

Chợ tập hợp những thứ tưởng như không liên quan tới nhau. Bên dưới là các gian hàng nhộn nhịp khách, hàng hóa đầy ứ chất chồng, người qua kẻ lại, khuân vác chộn rộn, chào mời ì xèo… Bên trên là những mái ngói, khung cảnh kiến trúc mang dáng vẻ trầm mặc của đền miếu như thong thả ôm lấy ngôi chợ dân tình đang mặc sức bán buôn. Tấc đất tấc vàng, chợ với hàng ngàn sạp hàng lớn nhỏ bày biện san sát nhau, được các tiểu thương gói ghém trình bày thiệt đẹp mắt và làm sao cho đầy đủ nhất tất cả các mặt hàng mình đang bán. Vậy mà còn chơi sang, bốn dãy nhà bao quanh chợ tạo thành một giếng trời khổng lồ ở giữa, khiến chợ trở nên thông thoáng, mát mẻ và không bị… nặng mùi như một số chợ khác. Đã vậy, ở khu vực giếng trời này, còn có một công viên nhỏ với các thảm cỏ, cây xanh, trông thật mát mắt, trang nhã, điều không thể tìm thấy ở các ngôi chợ khác của Sài Gòn.

Cầu thang thoát hiểm ngoài trời trổ xuống giếng trời ở chợ Bình Tây.

Đây cũng là ngôi chợ, mà nhìn vào bằng mắt thường, cũng có thể thấy ngay sự an toàn về phòng cháy chữa cháy cao hơn nhiều ngôi chợ khác, đặc biệt là các chợ cũ. Nhà lồng thoáng, lối đi rộng, là chợ đầu mối nhưng trong nhà lồng chợ, tiểu thương tuân thủ khá nghiêm việc bày biện hàng và chừa lối đi lại. Chợ gây ấn tượng với các cầu thang thoát hiểm được bắt từ đất lên tầng một rất dễ nhìn thấy và dễ thoát thân khi có sự cố.

Độc đáo một ngôi chợ trăm năm

Chợ Bình Tây năm 1966 – 1967. Ảnh: R. Mahoney.

Theo tài liệu của ban quản lý chợ Bình Tây, thì chợ được khởi công xây dựng trong hai năm, từ năm 1927 đến năm 1929. Sau khi chợ mới khánh thành, chợ Bình Tây cũ giải thể, tập trung hết bạn hàng cùng với bạn hàng Chợ Lớn cũ vào chợ mới được gọi là chợ Bình Tây cho đến nay. Sở dĩ “Chợ Lớn Mới” có được tên này là vì trước đây trong khu vực này đã từng có một chợ, nằm ngay nơi Bưu điện Chợ Lớn hiện tại, chợ đó sau này thường được nhắc đến bằng tên “Chợ Cũ”. Chợ Lớn được xây dựng sau khi Chợ Cũ bị thiêu tàn trong một vụ cháy. Do chợ mới được xây lên rất to lớn vào thời đó, cho nên những người trong khu vực đặt cho được cái tên “Chợ Lớn Mới”. Chợ Bình Tây là ngôi chợ lớn và có kiến trúc đẹp nhất ở TP.HCM. Chợ Bình Tây có hình bát quái, 12 cổng (gồm cả chính lẫn phụ) và được thiết kế theo lối kiến trúc Trung Hoa pha lẫn chút Việt, Pháp.

Chợ Bình Tây trên bưu thiếp cũ.

Điều may mắn là sau khi thi công cải tạo toàn diện, ngôi chợ vẫn giữ được nét kiến trúc cũ với tháp 4 đồng hồ cổ ở 4 hướng, nhiều bức phù điêu rồng, phượng trên mái. Ấn tượng đi cùng là các mái chợ lợp ngói đỏ au, góp phần tăng thêm ấn tượng cho ngôi chợ. Mà bây giờ, ngắm chợ xưa của Sài Gòn còn lợp ngói như chợ Bình Tây thì hiếm lắm. Chợ Bến Thành, Tân Định… đều đã thay tôn từ lâu rồi, tiện dụng hơn nhưng về mặt thẩm mỹ và cảm xúc thì không bằng so với lợp ngói.

Chợ Bình Tây được xem là chợ bán sỉ lớn nhất nước.

Đây cũng là một trong những ngôi chợ lớn nhất Sài Gòn có bà con người Hoa làm ăn mua bán. Tiểu thương người Hoa hiện chiếm tỷ lệ 25% số lượng hộ kinh doanh tại chợ Bình Tây, đa số là người Hoa sinh sống tại các Q.5, Q.6 và Q.11.

Tuy các siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên mỗi lúc một nhiều nhưng nơi này vẫn giữ được vị thế của một chợ đầu mối bán buôn lớn hàng đầu ở Sài Gòn. Một cán bộ Chi cục Thuế Q.6 (Cục Thuế TP.HCM) từng cho biết đây là chợ bán buôn lớn nhất cả nước nên số thu cho ngân sách cũng thuộc hàng cao nhất đối với các chợ truyền thống.

Một gian hàng bán đồ khô ở chợ.

Chị Thu Liễu, tiểu thương buôn bán lâu năm ở chợ Bình Tây bảo, buôn bán bây giờ chậm hơn, thấy nhớ nhớ khách, không chỉ là khách mối mần ăn, mà cả khách du lịch. Trước kia khi chưa bị ảnh hưởng dịch Covid-19, ngày nào chợ cũng có các đoàn khách nước ngoài đến tham quan, góp phần cho chợ thêm nhiều màu sắc nhộn nhịp.

Chợ Bình Tây thời nhộn nhịp các đoàn khách nước ngoài tham quan.

Không những thế, khách nước ngoài ghé đến đây còn giúp cho nhiều tiểu thương ở chợ được phát huy vốn ngoại ngữ tiềm ẩn của mình. Tiểu thương ở đây nhiều người không được học hành bài bản, vẫn có thể giao tiếp với khách bằng tiếng Malaysia, tiếng Hoa và tiếng Anh. Đặc biệt là các gian hàng vải, vốn rẻ đẹp nên phụ nữ người Mã tìm đến mua rất nhiều. Đứng đây một lúc bạn sẽ thấy vui tai khi 4 ngôn ngữ Việt, Hoa, Anh, Mã được trộn, chèn tùy ý và quan trọng là người bán lẫn kẻ mua đều hiểu!

Chợ hoạt động nhộn nhịp từ sáng tinh mơ đến tối, cứ thế gần trăm năm qua.

Khi người lập chợ đi… ở nhờ

Điều đáng nói khác, người sáng lập chợ Bình Tây còn được xem như thần tài của chợ. Cũng dễ hiểu khi ông Quách Đàm có xuất xứ cơ hàn từ làng Triều An, Long Khanh, Triều Châu, Trung Quốc sang Việt Nam lập nghiệp, thuở ban đầu đi thu mua ve chai, lông vịt và các loại nguyên liệu phế thải để kiếm sống qua ngày. Nhờ đức tính cần cù chịu khó, lại giỏi tính toán, bán buôn ông Quách Đàm dần trở thành người giàu có.

Một gian hàng bánh kẹo trông rất bắt mắt.

Chính giữa chợ có bia và bàn thờ ông Quách Đàm, người đã bỏ tiền ra xây chợ. Gần đây, do đề nghị của bà con tiểu thương trong chợ, tấm ảnh thờ được thay thế bằng một pho tượng bán thân kích thước khoảng 100cm x 80cm, (1863 – 1927, theo ghi khắc tại bệ đá thờ Ông trong hoa viên của chợ). Nơi đây hương khói quanh năm, bà con tiểu thương, người bán rong hay tạt qua khấn vái xin tài lộc ở người từng là một trong những thương gia giàu có nhất nhì Chợ Lớn xưa.

Tượng ông Quách Đàm hiện đang đứng bên hiên nhà chú Hỏa – tức Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM hiện nay.

Nơi đây xưa kia từng có một bức tượng của ông Quách Đàm, đó là bức tượng toàn thân của một người đàn ông trung niên với tư thế đứng hơi rướn người về phía trước, tay trái ôm những cuộn giấy (có lẽ là những sắc phong), tay phải cầm cuộn giấy đã mở hé một phần, trang phục theo kiểu truyền thống người Hoa được chạm khắc tỉ mỉ đến từng chi tiết: những nếp gấp ở tay áo, gấu áo mềm mại, sinh động, hoa văn li ti phủ khắp mặt áo và cả những tấm huy chương Long Bội tinh, Bắc Đẩu Bội tinh chạm khắc trên ngực áo… Tượng làm bằng đồng, được thuê đúc tận bên Pháp. Sau khi mất, gia đình ông dựng lên vào năm 1930 trên bệ cao, dưới chân tượng có kỳ lân chầu và rồng phun nước.

Pho tượng bán thân ông Quách Đàm mới được thờ ở vị trí tượng cũ vài năm nay.

Một bức tượng thật đẹp, nhiều năm nay khiến du khách ai cũng phải dừng chân tò mò khi đi ngang qua… khuôn viên phía sau nhà chú Hỏa, nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Mà nếu không hỏi sẽ không biết đó là tượng ông Quách Đàm – Hiệp Thông! Vị trí ông đứng mấy chục năm qua ở bên hiên nhà chú Hỏa cũng khá khuất nẻo, không phải ai cũng biết và biết thì cũng rất lấy làm ngạc nhiên vì nó không liên quan gì đến chủ cũ ngôi nhà và cũng chẳng ăn nhập gì với các nội dung trưng bày trong bảo tàng này. Tượng Quách Đàm đã “ngụ cư” tại đây từ năm 2003, sau một thời gian dài được cất trong Phòng Văn hóa – Thông tin Q.6, kể từ sau 1975.

Có một dạo người ta ngỡ là ông sẽ được “hồi cố chợ” nhưng từ khi có bức tượng bán thân mới của ông đặt ở vị trí cũ, có lẽ định mệnh đã an bài ông ở lại nơi đây…

Bài & ảnh: Lê Minh Hạ

The post Chợ Bình Tây và câu chuyện về một bức tượng lưu lạc… appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Giữ nét chợ quê giữa phố https://24hsongxanh.vn/giu-net-cho-que-giua-pho/ Thu, 14 May 2020 10:47:49 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=37460

Sài Gòn hiện có khá nhiều chợ phiên diễn ra vào cuối tuần, nhưng chỉ có một phiên chợ tự nhận mình là “chợ quê giữa phố” – như một nét quê được lưu giữ lại giữa trung tâm Sài Gòn nhộn nhịp. Sơn Trà    

The post Giữ nét chợ quê giữa phố appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Sài Gòn hiện có khá nhiều chợ phiên diễn ra vào cuối tuần, nhưng chỉ có một phiên chợ tự nhận mình là “chợ quê giữa phố” – như một nét quê được lưu giữ lại giữa trung tâm Sài Gòn nhộn nhịp.

Chợ này mở đã được nhiều năm, do Hội quán các bà mẹ khởi xướng, nằm ở vị trí không ai nghĩ là nơi họp chợ,  gần đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, Sài Gòn. Đây là khoảnh đất trống nằm giữa các tòa nhà cũ, trong đó có cái bỏ không từ nhiều năm nay, với một cây đa cổ thụ tỏa bóng càng làm đậm thêm nét dân dã chợ quê.
Không ai nghĩ ngay mặt tiền đường quận 1, lại có cái chợ nho nhỏ nằm bình yên dưới tán cây, tách biệt với xe cộ qua lại đông đúc ồn ào bên ngoài.
Chợ chỉ chừng trên dưới 10 gian hàng. Hầu như nằm trọn dưới bóng cây đa cổ thụ và cả ngôi nhà cũ kỹ. Chợ họp mỗi tuần một lần vào Chủ nhật, từ 8h tới 12h thì tan.
Chợ này khá ngộ. Chợ đóng cửa khi dịch Covid-19 bắt đầu diễn ra phức tạp và chỉ mở lại sau khi các quy định về cách ly, giãn cách xã hội được dỡ bỏ, trong thời gian tạm ngưng này, chợ chuyển sang mua bán online. Là chợ quê nhưng các hoạt động online của chợ luôn đẩy mạnh song song với mua bán truyền thống.
Chợ bày bán các loại rau, quả dân dã, bánh trái đã chế biến. Các sản phẩm được bày bán ở đây đều đảm bảo nguồn gốc tự nhiên, không phun thuốc, không chất hoá học
Nhà nào có quà bánh, cây trái gì trồng được thì đem ra trao đổi, mua bán ở chợ.
Chợ phiên có gì bán nấy, nên cũng linh động về món hàng. Trong ảnh là gian hàng lần đầu “chào sân” của một chủ lò gốm ở Bình Dương, với dòng gốm Bách Hoa đặc trưng một thời.
Những món ăn vặt, quà sáng dễ gây thương nhớ cho những ai từng có ký ức tuổi thơ miền quê. Đây cũng là dịp các mẹ, các chị đứa con cái đến “phổ cập” cho chúng một số món quà vặt ít gặp giữa đời sống thị thành.
Chị em cùng tranh thủ ăn quà sáng khi mới họp chợ, chờ khách.
Khách đi chợ được khuyến khích, nhắc nhở sử dụng túi riêng nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông và nhựa sử dụng một lần.
Ở chợ quê này,các thứ quà bánh ăn vặt thường được gói ghém trong lá chuối. Các chị tiểu thương nghiệp dư ở đây đều nhất trí với việc hạn chế túi ni lông hết mức có thể, dù điều này không dễ dàng gì.
Đây cũng là tiêu chí chung của chợ phiên này: Sạch-xanh-an toàn và hạn chế các rác thải nhựa, nhất là nhựa sử dụng một lần ra môi trường.
Người khách đang tần ngần ngắm chiếc đĩa khi gặp lại những mẫu mã quen thuộc một thời.
Khách đi chợ thường được khuyến khích mặc áo dài. Không ít gia đình xem đây là dịp cùng diện áo dài đi chơi cuối tuần.
Chủ nhật tới đây, chợ phiên giữa phố này lại tiếp tục, phiên thứ 2 kể từ khi hoạt động trở lại sau lệnh giãn cách.  Thỉnh thoảng, người nước ngoài cũng ghé chợ, nhiều khi chỉ để ăn bữa sáng với những món bình dân quen thuộc…

Sơn Trà

 

 

The post Giữ nét chợ quê giữa phố appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Sài Gòn – Nhịp sống ban trưa sau “lệnh giới nghiêm” https://24hsongxanh.vn/sai-gon-nhip-song-ban-trua-sau-lenh-gioi-nghiem/ Wed, 25 Mar 2020 10:36:07 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=33375

Đó là cách cư dân mạng gọi đùa khi TP.HCM có lệnh đóng cửa các khu vui chơi giải trí, phòng tập thể hình, cơ sở làm đẹp, hớt tóc, nhà hàng, quán nhậu phục vụ 30 khách trở lên… từ 18h tối 24/3/2020 để phòng chống dịch Covid-19. Sài Gòn buổi trưa đầu tiên […]

The post Sài Gòn – Nhịp sống ban trưa sau “lệnh giới nghiêm” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Đó là cách cư dân mạng gọi đùa khi TP.HCM có lệnh đóng cửa các khu vui chơi giải trí, phòng tập thể hình, cơ sở làm đẹp, hớt tóc, nhà hàng, quán nhậu phục vụ 30 khách trở lên… từ 18h tối 24/3/2020 để phòng chống dịch Covid-19. Sài Gòn buổi trưa đầu tiên sau “lệnh giới nghiêm” thật vắng vẻ, yên ả và dễ khiến người ta có cảm giác như đang trong một kỳ nghỉ rất dài…

Buổi trưa là thời điểm dân văn phòng ra đường đi ăn trưa rất đông đúc quanh khu quận 1. Đây là cảnh trưa nay, ngày Đường sách TPHCM bắt đầu đóng cửa và quang cảnh vắng vẻ của khu khuôn viên trước Bưu điện TP.HCM.
Nhìn thế này khó ai tin là hình được chụp ở chợ Bến Thành, ngôi chợ nổi tiếng và đông khách nhất Sài Gòn.
Một nơi giữ xe vắng khách, như minh họa cho ý kiến của ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM “thành phố cần bàn sớm việc vận động người dân không đi chợ mỗi ngày, thay vì đó, 2-3 ngày mua đồ một lần để tránh tiếp xúc với nhau’.
Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19 nhất. Chiếc xe bus 2 tầng mui trần chuyên phục vụ khách du lịch này đậu cả buổi trước Bưu điện TP.HCM, rồi phải xuất bến giữa trưa với chỉ có một khách lên xe.
Hạn chế ra đường. ngay cả lúc đi ăn uống, cũng là lúc các dịch vụ giao hàng ăn uống online tất bật với các đơn hàng. Đây là cảnh thường gặp ở các cao ốc văn phòng.
Người bán nước dạo ở công viên tứ giác trước Dinh Thống Nhất. Khá lo ngại khi đây là người hiếm hoi của khu vực này không đeo khẩu trang!
Hẻm ăn uống “dốc sương mù” trứ danh trên đường Hai Bà Trưng, quận 1. Nơi đây luôn được dân văn phòng các cao ốc gần đấy tìm đến dùng bữa. Hôm nay khách vắng, người bán phải làm động tác hiếm khi thấy là vẫy khách.
Bạn sẽ không tin đây là hình chụp ở con đường hoa lệ và đắt đỏ nhất Sài Gòn, đường Đồng Khởi. Kinh doanh trì trệ ế ẩm đã khiến các mặt tiền đắt hơn vàng, luôn có người xếp hàng chờ thuê nay lâm cảnh chợ chiều. Mặt tiền  hàng ngàn USD này tạm thời trở thành chỗ bán nước vỉa hè.
Người đánh giày duy nhất trên phố đi bộ Nguyễn Huệ và người khách mở hàng đầu tiên. Nếu như nhiều người tỏ ra e ngại khi phải giao tiếp với người nước ngoài trong thời điểm này thì vẫn có những người cần gặp để mưu sinh, như người đánh giày này chẳng hạn. Và anh nhận đánh tất cả loại giày, không chỉ giày tây.
Cậu bé hay bán vé số trên phố đi bộ Nguyễn Huệ đã biết đeo khẩu trang và đây là cách em nói chuyện với người phụ nữ ngồi đằng xa, thay vì lại gần như mọi khi. Em cho biết mình làm theo lời người lớn dặn. Nhưng có lẽ, người ta quên mất “công việc” của em khi bán hàng, là phải tiếp xúc với nhiều người trong cự ly gần.
Người chạy xe ôm đang ngủ gục vì vắng khách ở ngay khu trung tâm vốn rất đông đúc nhộn nhịp của Sài Gòn.
Người bán vé số ngồi xe lăn đang cố nài với theo tốp công nhân công trình ga tàu điện ngầm trước Nhà hát thành phố vừa tan ca đi tìm nơi ăn trưa. Anh cho biết hôm nay là một ngày rất ế. Sài Gòn vắng lặng, nghỉ ngơi, thật cần thiết trong mùa đại dịch Covid-19. Và cũng cho thấy nhiều mảnh đời mưu sinh sẽ vất vả hơn.

Sơn Trà

 

The post Sài Gòn – Nhịp sống ban trưa sau “lệnh giới nghiêm” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Sài Gòn có cái chợ Nga https://24hsongxanh.vn/sai-gon-co-cai-cho-nga/ Sat, 16 Nov 2019 23:44:21 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=21074

Sài Gòn chỉ có 2 mùa, hiếm lắm nhiệt độ mới hạ xuống 24, 25 độ C, còn thì luôn 30 – 35 độ C. Dân tình chẳng mấy khi có dịp trưng đồ lạnh mà giữa thành phố lại có một cái chợ không đụng hàng, chuyên bán đồ lạnh trên dưới âm độ. […]

The post Sài Gòn có cái chợ Nga appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Sài Gòn chỉ có 2 mùa, hiếm lắm nhiệt độ mới hạ xuống 24, 25 độ C, còn thì luôn 30 – 35 độ C. Dân tình chẳng mấy khi có dịp trưng đồ lạnh mà giữa thành phố lại có một cái chợ không đụng hàng, chuyên bán đồ lạnh trên dưới âm độ.

Đó là Russian Market, hay thường gọi là chợ Nga nằm trên đường Võ Văn Kiệt (quận 1, Sài Gòn). Chợ có từ năm 2000 do một du học sinh từng học tập ở Nga (Liên Xô cũ) thành lập. Ngôi chợ này có quy mô 3 tầng, tổng diện tích kinh doanh gần 2.000m2, với khoảng 100 gian hàng, bán hàng sỉ lẫn hàng lẻ.

Bạn có thể bắt gặp những dòng chữ viết tay nguệch ngoạc này chen lẫn với tấm bảng in ngay ngắn, tất cả đều giúp khách đi chợ đỡ tốn thời gian tìm hiểu món hàng.

Kể từ khi lần đầu tiên biết đến ngôi chợ này, cách đây 12 năm, số lần tôi đi chợ này không nhiều, nhưng đây là địa chỉ tôi luôn nghĩ ngay đến mỗi khi đi mua hoặc tư vấn cho bạn bè mua đồ lạnh và các thứ liên quan cho các chuyến đi xa trong và ngoài nước.

Mà đâu chỉ người Sài Gòn, người Đà Lạt cũng vậy.

Hôm ghé chợ gần đây nhất mua đồ chuẩn bị đi Nhật, tôi tình cờ gặp lại ca sĩ Nguyên Thảo. Cô ca sĩ nổi tiếng hát hay người Đà Lạt vốn sống khá ẩn dật nên gặp cô giữa chợ cũng là điều khá bất ngờ. Nguyên Thảo đang thử quần áo với mẹ ruột. Gia đình cô đang sắm đồ lạnh chuẩn bị đi Nhật vào giữa tháng 12 này nên đi mua đồ lạnh trước. Ai đi mua đồ lạnh ở chợ Nga thì quen chứ với Nguyên Thảo thì hơi lạ. Bởi cô là người Đà Lạt, cái xứ mặc đồ ấm quanh năm thì nơi đó không thiếu đồ lạnh để mua. Thậm chí, nhiều nhóm từ thiện muốn mua đồ lạnh rẻ phải từ Sài Gòn lên Đà Lạt tìm lùng. Vậy mà cô ca sĩ xứ ngàn hoa ấy lại tìm mua ở chợ Nga. Thảo không phải là trường hợp duy nhất. Khá nhiều bạn bè tôi là người Đà Lạt vẫn có thói quen đi sắm đồ lạnh ở chợ Nga này.

Chợ Nga có gần 200 gian hàng chiếm trọn ba tầng trong một tòa nhà. Chợ có lối đi khá nhỏ.

Chợ Nga chủ yếu là hàng thời trang, tập trung quần áo thời trang mùa Đông lớn nhất tại Sài Gòn hiện nay. Hàng chuyên dùng của xứ lạnh từ đồ mùa Đông, áo lông vũ, áo khoác bành tô, áo khoác da, đồ giữ nhiệt, khăn, nón, vớ… Nói chung là tất tần tật những gì liên quan đến việc giữ ấm cơ thể. Các loại hàng ở đây giá không cao lắm so với thị trường. Nhiều du học sinh đi Canada, Mỹ, Nhật… cho biết, phần lớn đồ chống lạnh ban đầu được mua từ ngôi chợ này. Có thể đồ ở chợ Nga không đẹp bằng các đồ lạnh thời trang của các hãng nhưng giá thì chấp nhận được.

Nguồn hàng khá phong phú, nhưng chủ yếu là hàng gia công xuất khẩu. Bạn đừng ngạc nhiên khi phần lớn các bộ đồ giữ nhiệt, áo len, vest… ở đây lại bị cắt hết mác nhãn hàng hoặc cắt đôi, vì là hàng xí nghiệp thanh lý tuồn ra đó thôi.

Những mặt hàng ở đây bất chấp mùa mốt, nhưng yên tâm về giá cả và độ giữ ấm.

Tiểu thương ở đây vốn từng đi lao động hợp tác ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu (Tiệp Khắc, Đông Đức, Ba Lan) hoặc là các cử nhân tiếng Nga thuở trước nay đã chuyển ngành kinh doanh, từng buôn bán hàng ở một số thương xá, trung tâm thương mại trước khi chuyển hướng kinh doanh về chợ Nga.

Trong khi, nhiều gian hàng đồ lạnh chịu chung số phận với một số trung tâm thương mại đìu hiu, đóng cửa thì cái chợ Nga này, dù không còn thời hoàng kim, nhưng vẫn sống.

Có lẽ một phần vì văn hoá đặc trưng của chợ này. Những ngày đông khách, chợ không xô bồ, dù ở đây có ít nhất 3 thứ tiếng vang lên: Nga, Anh, Việt.

Những ngày vắng, nghe giọng người bán hàng tầng dưới nở nụ cười với khách từ tầng trên tay xách nách mang xuống, hỏi rằng: “mua hết rồi, còn sực nhớ ra thứ gì chưa mua nữa không anh?”

Là chị bán hàng chạy theo khách xin lỗi để kiểm tra lại món hàng đã bán có thực sự đúng mẫu và có bị lỗi gì không, rồi giới thiệu khách qua hàng bên mua thêm giùm cho bạn hàng.

Là chị bán hàng cười khi khách cò kè bớt một thêm hai, tình thật bảo rằng: “Em đi một vòng chợ rồi mới tới cuối chợ chỗ chị, nghĩa là em đã biết giá rồi. Em cũng thấy là chợ hôm nay vắng tanh, thì chị nói thách nhiều làm chi cho mất khách.”

Sự tư vấn nhiệt tình của người bán khiến người khách Việt kiều Mỹ này quay trở lại nhiều lần để mua đồ ở chợ Nga.

Người bán hàng cũng sẵn sàng tư vấn cho khách, đặc biệt là dân lao động chuẩn bị xuất ngoại hay các du học sinh, những người lần đầu chuẩn bị đi sống, học ở xứ lạnh. Nên dễ thấy những tấm bảng không chỉ là báo giá đơn thuần như các chợ khác, mà còn gợi ý, giới thiệu hẳn những combo kèm thêm tư vấn cho người mua dễ lựa chọn. Tùy túi tiền, mà ngay cả một kẻ không rành chợ búa giá cả như tôi thấy cũng an tâm trước những con số người bán viết sẵn ra cho khách chọn. Thậm chí có gian hàng còn làm hẳn trọn bộ đồ giữ ấm từ áo phao, đồ giữ nhiệt, quần nỉ, jogger, áo cổ tròn tay dài, nón, khăn, vớ,  bao tay…, nghĩa là đầy đủ không thiếu thứ gì cho một người sống ở xứ lạnh, với mức giá từ 2,3 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng, hoặc cao hơn từ 4,5 triệu đồng đến 7 triệu đồng.

Nói chung, đây là một cái chợ mà kẻ ít đi chợ và không khi nào nhớ nổi giá bán như tôi cảm thấy yên tâm. Thí dụ, tôi chỉ nhớ mỗi bộ đồ giữ nhiệt, tầm 150.000 đồng/bộ, là mức giá mà 5 năm trước tôi mua, bây giờ ghé lại chợ, giá vẫn không thay đổi bao nhiêu.

Thông tin bán hàng kiêm tư vấn cho khách dễ hình dung, điều không phải chợ quần áo nào cũng có.

Đây là những điểm cộng nho nhỏ cho chợ Nga còn sống, dù không ở thời hoàng kim như xưa. Và là lý do những người như tôi khi đi mua đồ lạnh lại tìm đến nơi này. Dù chợ còn bán nhiều mặt hàng khác nữa, như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng, rồi một siêu thị thực phẩm mini (thuộc Công ty cổ phần phân phối Nga – Việt) với hàng ngàn mặt hàng đặc sản có xuất xứ từ Nga.

Khách chỉ cần nhớ, đi đâu xứ lạnh hơn Sài Gòn thôi, là đủ lý do tìm đến đây rồi…

 Bài & ảnh: L.M.Hạ

The post Sài Gòn có cái chợ Nga appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chợ Sài Gòn hơn nửa thế kỷ ‘se duyên’ cho các cặp đôi https://24hsongxanh.vn/cho-sai-gon-hon-nua-ky-se-duyen-cho-cac-cap-doi/ Tue, 16 Jul 2019 04:32:23 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7921 Người làm cau, kẻ lựa trầu

Những người buôn bán ở chợ hôm nay có lẽ là thế hệ cuối cùng. Sẽ không còn một lớp người trẻ nào thay thế bởi chẳng còn ai mặn mà với nghề bán trầu cau. Một tay chị giữ chặt buồng cau, một tay chị cầm chiếc khăn nhỏ lau sạch từng trái. Lau […]

The post Chợ Sài Gòn hơn nửa thế kỷ ‘se duyên’ cho các cặp đôi appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Người làm cau, kẻ lựa trầu

Những người buôn bán ở chợ hôm nay có lẽ là thế hệ cuối cùng. Sẽ không còn một lớp người trẻ nào thay thế bởi chẳng còn ai mặn mà với nghề bán trầu cau.

Một tay chị giữ chặt buồng cau, một tay chị cầm chiếc khăn nhỏ lau sạch từng trái. Lau xong, chị dán lên mỗi trái một chữ hỉ đỏ tươi rồi dùng kéo cắt tỉa bỏ những ‘râu ria’ không cần thiết.

Hiu hắt buổi chợ chiều

Chúng tôi thăm chợ trầu cau trên đường Lê Quang Sung (P.14, Q.5, TP.HCM) vào một buổi chiều. Chợ vắng. Người bán thẫn thờ, người mua hờ hững… Những gian hàng trầu cau bày biện đẹp mắt trông chờ khách đến. Có khoảng hơn 10 gian hàng nằm rải rác trên lề đường. Khác với những ngành hàng khác, người bán trầu cau không ai còn trẻ. Đa số tóc đã bạc, nhiều nếp nhăn trên gương mặt.

Những gian hàng trầu cau trên đường Lê Quang Sung
Những gian hàng trầu cau trên đường Lê Quang Sung

Chợ trầu cau xuất hiện tại đây có thể đã gần trăm năm qua. Trước kia, đây là nơi tập trung trầu cau từ vùng Bà Điểm (Hóc Môn) – nổi tiếng với địa danh 18 thôn vườn trầu và các vùng phụ cận khác. Mỗi buổi sáng, hàng về rất ồn ào nhộn nhịp. Hàng được các chủ sạp đón nhận để sau đó phân phối lại cho các bạn hàng rải rác khắp nơi trong thành phố.

Hồi ấy, cau trầu của Bà Điểm rất được nhiều người ưa chuộng. Cau dẻo và trầu rất cay khiến cho những người nghiện trầu rất thích. Rồi dần theo năm tháng, những người ăn trầu ít đi. Người trẻ không chuộng, người già càng vắng bóng. Cho đến hôm nay, những người còn ăn trầu chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Cau cưới
Cau cưới

Không còn nhiều người tiêu thụ nhưng chợ trầu cau vẫn tồn tại. Chị Nguyễn Thị Gái (64 tuổi) cho biết: ‘Tôi bán trầu cau tại đây từ năm 1968. Trải qua hơn 50 năm với nhiều vui buồn, nghề trầu cau đã gắn trọn cuộc đời tôi. Trước đây, có nhiều người dùng nên bán được nhiều. Chợ lúc ấy đông vui lắm. Tấp nập người mua kẻ bán. Buổi sáng, cứ từ 3g sáng là họp chợ bán miết cho đến chiều. Vào những dịp cuối năm, nhu cầu về trầu cau cho các lễ cưới, cúng bái lên cao, chúng tôi chẳng có được một phút nào ngơi tay. Chúng tôi bán được mỗi ngày vài thiên (1000 trái) lợi nhuận cũng đủ cho cả gia đình. Rồi người tiêu thụ vơi dần. Bây giờ trầu cau chỉ chủ yếu dành cho những mâm quả cưới.

Thỉnh thoảng lắm mới có một người khách ghé qua
Thỉnh thoảng lắm mới có một người khách ghé qua

Chúng tôi nhìn suốt khu chợ. Lèo tèo vài gian hàng chưng bày trầu cau.

‘Sao ít người bán thế chị?’.

‘Anh không nghĩ đây là một loại chợ chiều sao? Nếu trước đây rầm rộ bao nhiêu thì giờ đây càng vắng vẻ’, chị Gái trải lòng với chúng tôi.

Hiện nay, nguồn cung cấp trầu cau rất phong phú. Do không còn là nguồn cung chủ lực, cau trầu Bà Điểm phải nhường chỗ cho những nơi khác đưa hàng về. Cau được nhập nguyên buồng. Người bán tuyển chọn thải ra những trái quá to hay quá nhỏ để dành bán lẻ.

Cố gắng đi hết đoạn đường…

‘Dì ơi, dì làm cho con một buồng cau cưới nghe dì. Thứ 7 này con giao cho người ta rồi’. Chị Gái nở nụ cười tươi, ‘được rồi để dì làm mai con ghé lấy nhé’.

‘Cau cưới là cau như thế nào?’, chúng tôi hỏi chị. Chị giải thích, có 2 loại, loại 65 trái hoặc loại 105 trái tùy khách đặt. Cau cưới không cần to nhưng phải thật đều. Sau khi cắt tỉa xong, cau được trang điểm thêm cho đẹp rồi mới giao cho khách. Mang buồng cau về khách chỉ cần cho vào mâm quả là xong.

Bà Gái, 64 tuổi
Bà Gái, 64 tuổi

‘Những người buôn bán ở chợ trầu cau hôm nay có lẽ là thế hệ cuối cùng. Sẽ không còn một lớp người trẻ nào thay thế bởi chẳng còn ai mặn mà với nghề bán trầu cau.

Cũng may, phong tục mình bắt buộc phải có một mâm trầu cau trong lễ cưới nên chúng tôi mới có điều kiện để tồn tại đến ngày nay. Thôi thì, cái nghề đã nuôi sống mình đến cuối đời, mình cũng cố gắng đi cho hết đoạn đường… ‘, một bà cụ bán trầu giãi bày với chúng tôi.

Người làm cau, kẻ lựa trầu
Người làm cau, kẻ lựa trầu

Càng về chiều, chợ trầu cau Lê Quang Sung càng vắng. Những người bán hàng ở đây nói, chỉ có tháng cuối năm, chợ ngày nào cũng rộn rã tiếng cười. Còn lại, một tháng chỉ có vài ngày tốt, có nhiều đám cưới, hàng trầu cau mới đông người ghé qua. Riêng ‘tháng cô hồn’ là buồn nhất, không một ai đoái hoài tới… Nhưng sau đám cưới, những trái cau lá trầu được nâng niu trong mâm quả sẽ đi về đâu? Người ăn trầu không còn thì những trái cau này trở nên vô dụng. Buồn thay cho người trồng, cho người bán và cho cả người mua…

Trần Chánh Nghĩa
Theo Vietnamnet

The post Chợ Sài Gòn hơn nửa thế kỷ ‘se duyên’ cho các cặp đôi appeared first on 24h Sống xanh.

]]>