chia sẻ – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Wed, 09 Sep 2020 06:48:53 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png chia sẻ – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn tặng 80 triệu đồng cho người cùng cảnh ngộ https://24hsongxanh.vn/benh-nhan-bi-ran-ho-mang-can-tang-80-trieu-dong-cho-nguoi-cung-canh-ngo/ Wed, 09 Sep 2020 06:48:53 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=46071 benh-nhan-bi-ran-ho-mang-can

Vợ anh Phan Văn Tâm, người bị rắn hổ mang chúa cắn, đã đại diện gia đình trích 80 triệu đồng từ tiền hỗ trợ của các nhà hảo tâm để chia sẻ cho một bệnh nhân nghèo cùng cảnh ngộ đang được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Sáng 8/9, thạc sĩ Lê […]

The post Bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn tặng 80 triệu đồng cho người cùng cảnh ngộ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
benh-nhan-bi-ran-ho-mang-can

Vợ anh Phan Văn Tâm, người bị rắn hổ mang chúa cắn, đã đại diện gia đình trích 80 triệu đồng từ tiền hỗ trợ của các nhà hảo tâm để chia sẻ cho một bệnh nhân nghèo cùng cảnh ngộ đang được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Sáng 8/9, thạc sĩ Lê Minh Hiển – trưởng phòng Công tác xã hội (CTXH) bệnh viện Chợ Rẫy – trao thư cảm ơn của đơn vị cho chị Bùi Thị Ngọc Tuổi (vợ anh Tâm, ngụ Tây Ninh, người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn nguy kịch).

“Đây là nghĩa cử vô cùng cao đẹp và nhân văn, khi gia đình anh Tâm từng được nhiều người hỗ trợ, nay lại hỗ trợ lại các bệnh nhân khó khăn khác”, ông Lê Minh Hiển chia sẻ.

benh-nhan-bi-ran-ho-mang-can
Ông Lê Minh Hiển – trưởng phòng công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy – trao thư cảm ơn của đơn vị cho chị Bùi Thị Ngọc Tuổi (vợ anh Tâm). Ảnh: BVCR cung cấp

Chị Tuổi, người phụ nữ khăn gói chăm sóc chồng từ ngày nhập viện, bảo rằng những ngày đầu, trong túi chị chỉ còn rất ít tiền lẻ, có nằm mơ cũng không nghĩ lại có đủ tiền đóng viện phí. Thế rồi, khi câu chuyện của chồng chị được chia sẻ, nhiều nhà hảo tâm đã đến trực tiếp bệnh viện Chợ Rẫy ủng hộ được hơn 800 triệu đồng, giúp gia đình vượt qua nghịch cảnh.

Và khi số tiền điều trị cho chồng tạm đủ (đóng viện phí hơn 500 triệu đồng), chị Tuổi và anh Tâm sẻ chia 80 triệu đồng cho một bệnh nhân nghèo trong tình trạng nguy kịch đang điều trị tại khoa bệnh nhiệt đới.

“Khi nghe chuyện, tôi có đến gặp gia đình của bệnh nhân để hỏi, họ cho biết cần tới 60 triệu đồng. Chồng tôi biết chuyện còn sốt sắng hơn, giục ủng hộ liền, chứ hiện giờ mình cũng ổn rồi.

benh-nhan-bi-ran-ho-mang-can
Với sự nỗ lực của Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân thực sự hồi sinh khi đã có thể tự thở, chức năng tim, thận và phổi đã hoàn toàn bình phục. Ảnh: BVCR cung cấp

Thay vì hỗ trợ 60 triệu đồng, tôi và chồng quyết định chuyển 80 triệu đồng, để ngoài việc đóng viện phí, họ còn có dư 20 triệu đồng lo ăn uống và mua những thứ cần thiết” – chị Tuổi chia sẻ.

Số tiền còn lại hơn 100 triệu đồng, chị dự kiến dùng để chi trả chi phí ghép da và chi phí xuất viện, bồi bổ, hồi phục sức khỏe cho chồng.

Sau hơn nửa tháng nhập viện điều trị, sức khỏe của anh Tâm có nhiều chuyển biến tích cực. Từ tình trạng nguy kịch, tiên lượng khó qua khỏi bởi nọc độc tấn công, với sự nỗ lực của Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân thực sự hồi sinh khi đã có thể tự thở, chức năng tim, thận và phổi đã hoàn toàn bình phục.

Sau khi dần bình phục, anh Tâm đã chuyển lời cảm ơn đến đội ngũ y bác sĩ và những người quan tâm giúp đỡ anh và gia đình thời gian qua.

Ngày 19/8, anh Tâm bị rắn hổ mang chúa cắn vào đùi. Anh được chở đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh cấp cứu, rồi chuyển tới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) trong tình trạng nguy kịch.

Quá trình điều trị cho bệnh nhân nhiều lúc rơi vào bế tắc, khi tình trạng chuyển biến xấu và phải truyền huyết thanh, lọc máu đào thải chất độc liên tục.

Hoàng Lộc

Theo Tuổi Trẻ Online

 

Link nguồn: https://tuoitre.vn/benh-nhan-bi-ran-ho-mang-can-tang-80-trieu-dong-cho-nguoi-cung-canh-ngo-20200908130102823.htm

The post Bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn tặng 80 triệu đồng cho người cùng cảnh ngộ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TS. Nguyễn Thị Trang Nhung: Cần thiết lập cơ chế chia sẻ dữ liệu nghiên cứu ô nhiễm không khí https://24hsongxanh.vn/ts-nguyen-thi-trang-nhung-can-thiet-lap-co-che-chia-se-du-lieu-nghien-cuu-o-nhiem-khong-khi/ Fri, 03 Jul 2020 07:40:18 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=41210 tien-si-nguyen-thi-trang-nhung

“Ô nhiễm không khí xung quanh không gây tác động tức thì đến sức khỏe con người như những bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nhưng nó làm tăng nguy cơ khiến các bệnh khác trở nên trầm trọng hơn. Chúng ta không dễ nhận ngay ra hậu quả cho đến khi quá muộn.”, […]

The post TS. Nguyễn Thị Trang Nhung: Cần thiết lập cơ chế chia sẻ dữ liệu nghiên cứu ô nhiễm không khí appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tien-si-nguyen-thi-trang-nhung

“Ô nhiễm không khí xung quanh không gây tác động tức thì đến sức khỏe con người như những bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nhưng nó làm tăng nguy cơ khiến các bệnh khác trở nên trầm trọng hơn. Chúng ta không dễ nhận ngay ra hậu quả cho đến khi quá muộn.”, TS. Nguyễn Thị Trang Nhung (trường Đại học Y tế Công cộng) – một trong số ít những người tiên phong trong việc nghiên cứu tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe người dân Việt Nam, chia sẻ về lý do vì sao chị lại chọn con đường này.

tien-si-nguyen-thi-trang-nhung
TS. Nguyễn Thị Trang Nhung, trường Đại học Y tế Công cộng.

Đánh giá nguy cơ rủi ro về bệnh tim mạch và hô hấp

Hiện nay ở Việt Nam hầu như các nguy cơ và khuyến cáo về tác hại của ô nhiễm không khí và sức khỏe vẫn dựa trên hướng dẫn chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và có rất ít nghiên cứu chuyên sâu đặc thù cho Việt Nam. Các nghiên cứu mà WHO thực hiện đều dựa vào những phương pháp có thể áp dụng trên nhiều quốc gia, không phân biệt mức độ phơi nhiễm ô nhiễm không khí, tình trạng sức khỏe dân cư, các yếu tố ảnh hưởng khác… Do đó, việc sử dụng kết quả được mô hình hóa đó sẽ dẫn đến những sai lệch trong đánh giá nguy cơ sức khỏe thực sự ở Việt Nam, và có thể ảnh hưởng đến cả chuỗi phân tích lợi ích – chi phí cho những chính sách y tế hoặc giảm thiểu ô nhiễm không khí hiệu quả dựa trên dữ liệu sau này. Thêm vào đó, Việt Nam cũng cần phải có những mô hình bệnh tật của riêng mình bởi với mỗi nhóm bệnh và đối tượng thì từng loại chất gây ô nhiễm sẽ có những tác động gây bệnh khác biệt. Do vậy, theo TS Nguyễn Thị Trang Nhung, “Chúng ta cần phải tiến hành các nghiên cứu đánh giá tác động biết mức độ ảnh hưởng của các chất ô nhiễm trên chính người Việt Nam”.

Nghiên cứu gần đây nhất của chị và các đồng nghiệp tại ĐH Y tế công cộng, do Quỹ NAFOSTED tài trợ, đánh giá tác động của ô nhiễm không khí lên tình hình nhập viện do 6 bệnh tim mạch (các bệnh hệ tuần hoàn chung, rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, mạch vành, đột quỵ) và 3 bệnh hô hấp phổ biến ở Việt Nam của người trưởng thành và trẻ em tại 3 địa phương Hà Nội, Phú Thọ và Quảng Ninh.

Để thực hiện nghiên cứu này, chị đã thu thập trên 380.000 bệnh án từ các bệnh viện tại ba tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2018, đồng thời sử dụng dữ liệu môi trường từ các trạm quan trắc cố định và dữ liệu khí tượng từ Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương (Bộ TN&MT), trong đó dữ liệu môi trường tập trung vào bảy chất ô nhiễm đặc trưng là các khí NO2, O3, SO2, NO, CO và bụi PM2.5, PM10. Việc xem xét mối liên hệ giữa sự thay đổi của nồng độ ô nhiễm với số ca nhập viện cho thấy, hai loại bụi PM2.5 và PM10 làm tăng nguy cơ nhập viện do bệnh tim mạch ở cả ba địa phương. Các ca nhập viện do đột quỵ ở Hà Nội và suy tim ở Phú Thọ có mối liên quan chặt chẽ tới nồng độ SO2. Đáng chú ý, ô nhiễm không khí ảnh hưởng rõ rệt hơn với những người trên 65 tuổi, đặc biệt vào mùa lạnh.

Tuy nhiên đối với các bệnh về hô hấp, hầu như tất cả các chất ô nhiễm đều ảnh hưởng đến các ca nhập viện ở người lớn ở Hà Nội, trong đó nồng độ SO2 là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng nhập viện do bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính COPD. Với trẻ em, nồng độ bụi PM10 và NO2 tăng dù trước đó gần một tuần cũng có tác động mạnh nhất tới sức khỏe. Điều đáng tiếc nhất đối với TS. Nguyễn Thị Trang Nhung là so với Hà Nội thì chuỗi dữ liệu của Phú Thọ và Quảng Ninh ngắn hơn và bị gián đoạn, do đó nghiên cứu chưa thể đưa ra kết luận có ý nghĩa.

Dù đem lại những thông tin rất hữu ích nhưng với nhóm nghiên cứu, đây mới là những kết quả sơ bộ ban đầu. Họ vẫn đang tìm cách bổ sung các dữ liệu còn thiếu với mong mỏi tiến tới xây dựng được hàm yếu tố nguy cơ (dose-response), qua đó có thể ước tính được số người bị ảnh hưởng sức khỏe do ô nhiễm không khí. “Nếu làm được điều này, chúng tôi sẽ có thể giải đáp được độ chính xác của nhận định ‘60.000 ca tử vong vì ô nhiễm không khí mà các tổ chức quốc tế ước tính cho Việt Nam”, TS. Nguyễn Thị Trang Nhung giải thích.

tien-si-nguyen-thi-trang-nhung
Vào mùa đông, do lượng mưa ít, nhiệt độ không khí thấp ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khiến cho không khí mùa đông thường ô nhiễm hơn mùa hè nên các chỉ số ô nhiễm không khí thường cao hơn mùa hè rất nhiều. Đỉnh điểm là mùa đông năm ngoái, các đợt chỉ số ô nhiễm ở ngưỡng nguy hiểm kéo dài nhiều ngày. Các bệnh viện cho biết, trong các đợt không khí Hà Nội ô nhiễm cao, số trẻ đi khám hô hấp đã tăng lên hơn bình thường. Nguồn: Zing

Thiếu dữ liệu hỗ trợ nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Trang Nhung là một trong số ít các nhóm nghiên cứu về tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe ở Việt Nam. Dù các nghiên cứu mang tính nền móng đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực này đã bắt đầu từ những năm 2000 và một trong số đó là đánh giá gánh nặng bệnh tật do ô nhiễm không khí lên các ca nhập viện vì bệnh hô hấp ở trẻ em tại TP.HCM. Sau một quãng thời gian ngắt quãng, phải đến tận giai đoạn 2015 – 2019 mới bắt đầu có thêm một số nghiên cứu tương tự lên nhóm bệnh tim mạch và hô hấp ở cả trẻ em và người lớn tại một số tỉnh phía Bắc (trọng tâm là Hà Nội) và TP.HCM. Theo TS. Nguyễn Thị Trang Nhung, sở dĩ có ngắt quãng là do Việt Nam khi đó có rất ít dữ liệu về môi trường và y tế trong khi việc tiến hành những nghiên cứu theo hướng này lại rất cần đến hai loại dữ liệu đó.

Đây cũng là khó khăn mà nhóm nghiên cứu của chị cũng đang phải nếm trải. Quá trình số hóa ngành y mới bắt đầu ở Việt Nam nên chưa có một hệ thống ghi nhận thông tin một cách đầy đủ và được kết nối thông suốt giữa các bệnh viện để theo dõi quá trình sức khỏe và nhập viện, chuyển viện, ra viện, bảo hiểm… của từng bệnh nhân. Do đó, có rất nhiều dữ liệu bệnh viện mà họ không thể sử dụng được vì chỉ là dữ liệu thô, chưa được chuẩn hóa và không thể định danh. “Mặc dù chúng tôi có hợp tác nghiên cứu với các nhóm từ Thụy Sỹ, Hà Lan hoặc Anh, nhưng các chuyên gia nước ngoài đều bảo rằng họ chỉ có thể giúp đỡ về mặt kỹ thuật, nếu không có dữ liệu thì họ cũng không thể tư vấn được gì”, TS. Nguyễn Thị Trang Nhung chia sẻ.

Mặt khác, cũng như nhiều nhà nghiên cứu về ô nhiễm không khí trên diện rộng khác, họ không có đủ dữ liệu cần thiết cho các đề tài của mình. “Trước đây, cả Hà Nội chỉ có một trạm quan trắc không khí chuẩn ở đường Nguyễn Văn Cừ, do đó mọi dữ liệu không khí đều phải quy chiếu về đó. Mỗi khi trạm Nguyễn Văn Cừ dừng hoạt động thì chuỗi số liệu này cũng mất đi”, TS. Nguyễn Thị Trang Nhung kể. Tình hình chỉ cải thiện từ năm 2015, khi trạm quan trắc ở Đại sứ quán Mỹ ở Láng Hạ đi vào hoạt động, đem lại cho chị và đồng nghiệp thêm một nguồn dữ liệu quý.

Tuy vậy, để có thông tin sát thực cho nghiên cứu thì sẽ cần một con đường dài nữa bởi họ vẫn gặp thách thức khi thu hẹp phạm vi (down-scale) đánh giá, bởi rõ ràng mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tại từng quận sẽ khác biệt so với con số trung bình cho cả thành phố. Mặc dù từ năm 2018, Việt Nam đã bắt đầu hình thành mạng lưới các trạm quan trắc cảm biến giá rẻ nhưng các số liệu đó mới mang tính chất định lượng để chỉ ra xu hướng và vẫn cần phải hiệu chuẩn rất nhiều nếu muốn sử dụng trong nghiên cứu.

Để cải thiện tình hình, TS. Nguyễn Thị Trang Nhung đang tiến hành thông qua hợp tác với nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh (Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường, trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN) nhằm sử dụng bản đồ ô nhiễm không khí bằng ảnh vệ tinh để có dữ liệu ô nhiễm không khí liên tục cả về thời gian và không gian. Họ cũng đang chờ kết quả kiểm kê phát thải từ một dự án khác mà Hà Nội đang hợp tác với World Bank nhằm phân tích thành phần hóa học của bụi để xác định nguồn thải và tính toán tổng lượng phát thải cho thành phố. Theo TS Nguyễn Thị Trang Nhung, “khi có thêm những dữ liệu đó, kết quả tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe người dân chắc chắn sẽ khác với những ước tính sơ bộ. Thông thường, kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu chúng tôi ‘gán’ được chi tiết về mức phơi nhiễm với không khí ô nhiễm thì tác động của nó lên sức khỏe sẽ càng tăng”.

tien-si-nguyen-thi-trang-nhung
Than tổ ong được nhận định là một nguồn gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội thống kê, mỗi ngày người dân Hà Nội đốt tới 528 tấn than tổ ong, phát thải khoảng 1.870 tấn khí CO2 vào không khí. Hiện nay, chính quyền Hà Nội và các tổ chức phi chính phủ đang nỗ lực vận động người dân ngừng sản xuất và sử dụng than tổ ong.

Chị cho rằng việc giải được bài toán dữ liệu sẽ góp phần mở ra nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn cho Việt Nam. Phần lớn các nghiên cứu hiện có vẫn đang dừng ở mức đánh giá các nguy cơ cấp tính – tức tác động trực tiếp khi ô nhiễm không khí tăng lên bất thường với tình trạng sức khỏe trong khoảng thời gian đó. “Chúng ta chưa có được những nghiên cứu về nguy cơ dài hạn lên sức khỏe người dân, chẳng hạn xác định mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí tới các bất lợi khi mang thai như nhẹ cân, sinh thiếu tháng, ảnh hướng trí não, suy giảm hệ hô hấp, suy giảm hệ miễn dịch…, hoặc trong thời kì phát triển đầu của trẻ. Để làm được điều đó, cần phải theo dõi đối tượng từ khi chưa bị phơi nhiễm đến hiện tại”, chị tiếc nuối về những điều chưa làm được trong khi theo quan sát của chị, ở các nước như Canada, Anh, với lợi thế là sẵn có hệ thống điện tử quản lý dữ liệu dân cư, đủ khả năng ghi nhận tất cả sự thay đổi về chỗ ở, hồ sơ sức khỏe, dinh dưỡng, bảo hiểm… nên “làm bất kì một nghiên cứu đánh giá tác động sức khỏe nào, họ đều có sẵn sàng dữ liệu cho ít nhất 30-35 năm”.

Là một người luôn cập nhật những kết quả nghiên cứu mới của đồng nghiệp quốc tế, TS. Nguyễn Thị  Trang Nhung cảm thấy những điều mình làm được còn quá ít ỏi. Chị cho rằng, trong tương lai, chị và các đồng nghiệp của mình tại Việt Nam phải theo được những hướng nghiên cứu sâu hơn mà thế giới đang thực hiện, nghĩa là không chỉ cần đến số lượng dữ liệu mà còn cả chất lượng của dữ liệu y tế, chẳng hạn xem xét tác động của ô nhiễm không khí liên quan đến các xét nghiệm sinh hóa trong tế bào… Hiện nay, một số nơi tại Việt Nam đã bắt đầu thu thập dữ liệu, chẳng hạn Viện nghiên cứu Big Data của Vingroup đang xây dựng ngân hàng dữ liệu BioTracker của riêng mình hay các công ty nước ngoài như Genetica, GIS Singapore… quan tâm đến thị trường sức khỏe Việt Nam cũng đang thu thập dữ liệu gene, bao gồm cả người Việt Nam. TS. Nguyễn Thị Trang Nhung hi vọng nếu thiết lập được các cơ chế chia sẻ dữ liệu linh hoạt cho những nghiên cứu phục vụ lợi ích cộng đồng cũng như mở rộng hợp tác nghiên cứu liên ngành thì Việt Nam sẽ có thêm nhiều nhóm nghiên cứu giỏi quan tâm đến ô nhiễm không khí và tác động sức khỏe hơn, và do đó, sẽ có nhiều cơ hội tư vấn về chính sách cho các nhà quản lý hơn.

Phong Du

Theo Tạp chí Tia sáng

 

Link nguồn: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/TS-Nguyen-Thi-Trang-Nhung-Can-thiet-lap-co-che-chia-se-du-lieu-nghien-cuu-o-nhiem-khong-khi-25327

The post TS. Nguyễn Thị Trang Nhung: Cần thiết lập cơ chế chia sẻ dữ liệu nghiên cứu ô nhiễm không khí appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Sáu kỹ năng xã hội quan trọng của trẻ https://24hsongxanh.vn/sau-ky-nang-xa-hoi-quan-trong-cua-tre/ Wed, 18 Sep 2019 06:49:00 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=14083 Chia sẻ và hợp tác là hai kỹ năng xã hội quan trọng đối với trẻ. Ảnh: sleeping should beeasy

Trang Verywell Family chỉ ra sáu kỹ năng xã hội trẻ cần rèn luyện từ nhỏ nhằm cải thiện các mối quan hệ, hình thành đức tính tốt. Chia sẻ Việc sẵn sàng chia sẻ bữa ăn nhẹ hay món đồ chơi sẽ giúp trẻ kết bạn và giữ các mối quan hệ bạn bè. Theo […]

The post Sáu kỹ năng xã hội quan trọng của trẻ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chia sẻ và hợp tác là hai kỹ năng xã hội quan trọng đối với trẻ. Ảnh: sleeping should beeasy

Trang Verywell Family chỉ ra sáu kỹ năng xã hội trẻ cần rèn luyện từ nhỏ nhằm cải thiện các mối quan hệ, hình thành đức tính tốt.

Chia sẻ

Việc sẵn sàng chia sẻ bữa ăn nhẹ hay món đồ chơi sẽ giúp trẻ kết bạn và giữ các mối quan hệ bạn bè. Theo một nghiên cứu năm 2010, trẻ từ 2 tuổi có thể thể hiện mong muốn chia sẻ với người khác khi chúng có nhiều, trong khi trẻ 3 – 6 tuổi thường ích kỷ hơn.

Trẻ cảm thấy tốt hơn khi có khả năng chia sẻ. Cha mẹ nên động viên con cho mượn đồ chơi, chia sẻ đồ ăn với bạn bè, đặc biệt với những có hoàn cảnh khó khăn hơn. Việc này giúp trẻ nâng cao sự đồng cảm, sống chan hòa và nhân ái.

Hợp tác

Hợp tác là làm việc cùng nhau để đạt mục đích chung. Khi hợp tác, trẻ biết lắng nghe ý kiến, tham gia đóng góp, giúp đỡ đối tác. Khoảng 3 tuổi rưỡi, trẻ có thể bắt đầu hợp tác với bạn bè những việc như xây tháp đồ chơi hoặc cùng tham gia một trò chơi đồng đội nào đó.

Cha mẹ cần nói với con tầm quan trọng của tinh thần đồng đội và công việc sẽ được giải quyết tốt hơn khi mọi người cùng tham gia. Thông qua việc hợp tác, cha mẹ có thể biết được con mình ưa thích vị trí lãnh đạo hay thoải mái hơn khi là người thi hành các mệnh lệnh. Nhưng dù theo cách nào, hợp tác cũng là cơ hội tuyệt vời để trẻ tìm hiểu thêm về bản thân.

Chia sẻ và hợp tác là hai kỹ năng xã hội quan trọng đối với trẻ. Ảnh: sleeping should beeasy
Chia sẻ và hợp tác là hai kỹ năng xã hội quan trọng đối với trẻ. Ảnh: sleeping should beeasy

Lắng nghe

Không phải là hoàn toàn giữ im lặng, lắng nghe là thấu hiểu và cảm thông với những gì người khác nói. Đây là kỹ năng mọi người đều cần và phụ huynh nên hình thành thói quen này cho con ngay từ nhỏ.

Khi đọc sách cho trẻ, bạn hãy dừng lại, hỏi trẻ nhớ và hiểu gì về những điều bạn vừa đọc. Nếu con ngập ngừng hoặc chưa hiểu đúng, bố mẹ cần giải thích giúp con. Để có thể lắng nghe những người bạn ngoài đời thực, trẻ nên được tập thói quen hiểu và đồng cảm với các nhân vật trong truyện. Cùng với việc làm bài tập về nhà, khả năng lắng nghe giáo viên sẽ giúp thành tích học tập của trẻ được cải thiện.

Làm theo hướng dẫn

Những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc làm theo chỉ dẫn có thể tạo thành thói quen xấu và gây ra nhiều hậu quả. Từ việc làm sai hoặc không làm bài tập về nhà, sau này trẻ có thể gặp rắc rối với các hành vi vi phạm nội quy, không tuân thủ pháp luật.

Tuy nhiên, việc đầu tiên phụ huynh cần làm là thành tạo trong việc đưa ra hướng dẫn hợp lý và thuyết phục, khác với việc bắt ép trẻ phải nghe theo. Bố mẹ không nên liên tiếp yêu cầu trẻ “nhặt giày của con lên”, “đi rửa tay đi”, thay vào đó hãy đợi trẻ thực hiện xong rồi đưa ra hướng dẫn cho nhiệm vụ tiếp theo. Cuối cùng, đừng quên khen ngợi con vì đã tuân thủ và thực hiện tốt nhiệm vụ theo hướng dẫn của người lớn.

Tôn trọng không gian cá nhân

Bố mẹ hãy giải thích cho trẻ có nhiều người không thích người khác vào phòng hoặc thậm chí chạm vào đồ dùng cá nhân. Việc này là quy tắc cá nhân nên trẻ cần phải tôn trọng. Ngay trong không gian gia đình, phụ huynh cần dặn con phải biết gõ cửa khi vào phòng, đóng cửa khi đi ra. Những quy tắc tưởng chừng rất nhỏ sẽ giúp trẻ biết tôn trọng sự riêng tư và không gian cá nhân của người khác.

Cư xử lịch sự

Giáo viên, bạn bè và những phụ huynh khác sẽ tôn trọng, dành nhiều tình cảm cho một đứa trẻ ngoan ngoãn, không ngại nói cảm ơn và xin lỗi. Để hình thành thói quen này cho trẻ, không có cách nào tốt hơn bằng việc bố mẹ làm gương. Phụ huynh cần đảm bảo việc cư xử đúng mực trước mặt con, đưa ra lời nhắc nhở nếu con hành động và có lời nói chưa phù hợp, khen ngợi khi con ứng xử tốt.

Thanh Hằng

Theo VnExpress/ Verywell Family

The post Sáu kỹ năng xã hội quan trọng của trẻ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
5 thói quen tạo ra khoảng cách giữa những đứa trẻ https://24hsongxanh.vn/5-thoi-quen-tao-ra-khoang-cach-giua-nhung-dua-tre/ Sat, 06 Jul 2019 09:15:51 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7136

Nghiên cứu 20 năm của Đại học Harvard phát hiện những đứa trẻ làm việc nhà và không làm việc nhà thì tỷ lệ có việc làm là 15:1. Một nhà giáo dục nói: “Bản chất của giáo dục là trau dồi thói quen”. Điều mở ra khoảng cách giữa những đứa trẻ không phải […]

The post 5 thói quen tạo ra khoảng cách giữa những đứa trẻ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Nghiên cứu 20 năm của Đại học Harvard phát hiện những đứa trẻ làm việc nhà và không làm việc nhà thì tỷ lệ có việc làm là 15:1.

Một nhà giáo dục nói: “Bản chất của giáo dục là trau dồi thói quen”. Điều mở ra khoảng cách giữa những đứa trẻ không phải IQ mà là thói quen đã hình thành từ thời thơ ấu. Giai đoạn còn bé là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng thói quen.

Đây là 5 thói quen sẽ tạo ra khoảng cách giữa những đứa trẻ:

1. Đúng giờ: Giúp trẻ thành người đáng tin cậy

Trong một lớp vẽ có hai đứa trẻ rất khác nhau. Bé trai thường đến muộn và lười biếng trong việc luyện tập. Bé gái đến sớm, lặng lẽ ngồi vẽ trong khi chờ cô giáo. Những hôm mưa chỉ có bé gái được mẹ đưa tới lớp. Sau một thời gian, bé gái có kỹ năng thành thục, trong khi bé trai vẫn bì bõm. Hỏi bí quyết, mẹ bé gái nói: “Không có gì đặc biệt. Học tập tốt cần có chút thiên phú, nhưng thái độ thì quan trọng hơn. Tôi yêu cầu con gái mình làm gì cũng phải nghiêm túc và điều kiện tiên quyết để chăm chỉ trong học tập là phải đúng giờ”.

Dạy trẻ thói quen đúng giờ từ khi biết xem đồng hồ – Ảnh: Sohu

Thái độ xác định hành động và hành động tự nhiên xác định thành tích. Có một câu nói rằng người đúng giờ không nhất thiết phải xuất sắc nhưng người xuất sắc nhất quyết phải đúng giờ. Bởi vì đúng giờ là biểu hiện của người có kỷ luật, tự giác và trách nhiệm, giúp một người trở nên đáng tin cậy, dễ có được cơ hội tốt để phát triển trong tương lai.

Một số trường học ở Anh đã áp dụng tiền phạt với phụ huynh có con hay đến trễ để rèn thói quen tôn trọng giờ giấc cho trẻ. Thói quen này tưởng như là một chi tiết nhỏ, nhưng lại có tính quyết định thành công hay thất bại, cũng như cho thấy sự giáo dục và tu luyện của một người. Hãy dạy trẻ đúng giờ từ lúc chúng biết về thời gian.

2. Vận động: Tăng tư duy, khả năng cạnh tranh

Giáo sư Hong, một nhà khoa học não bộ cho biết: “Tập thể dục sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều loại hoạt chất và tăng cường phát triển trí tuệ. Khả năng tư duy, tự kiểm soát, sức chịu đựng, khả năng cạnh tranh và hợp tác của trẻ cũng sẽ tăng lên”.

Trẻ dưới 5 tuổi cần vận động 3 giờ mỗi ngày – Ảnh: Azmogabg

Các chuyên gia Anh cũng chỉ ra rằng thể thao là một cách giáo dục ưu tú. Đối với trẻ em từ một đến 5 tuổi phải được vận động hoặc hoạt động ít nhất ba giờ mỗi ngày. Nếu có thể, bạn hãy cho con tập ít nhất một môn thể thao từ khi còn nhỏ. Sau giờ học, đừng vội để con vùi đầu vào bài tập về nhà, mà hãy cho trẻ chơi cầu lông, dây thừng, bóng hoặc chạy…

Đừng để con cái chúng ta làm những “búp bê nhựa” buồn chán trong nhà, hãy để chúng được toát mồ hôi.

3. Sắp xếp, dọn dẹp: Bồi dưỡng tính ngăn nắp và khả năng tập trung

Một chuyên gia trong lĩnh vực sắp xếp nhà cửa kể rằng, khi cô tới nhà một khách hàng đã vô cùng ngạc nhiên trước căn phòng của đứa trẻ có hàng đống sách và đồ chơi khắp mọi nơi. Quần áo bày bừa, mùi của căn phòng thật khó chịu. Mẹ đứa trẻ phàn nàn: “Nó phải học cả ngày”.

Trong một căn phòng giống như nhà kho, làm sao một đứa trẻ có thể chuyên tâm học tập?

Dưới sự khuyến khích của chuyên gia, những đứa trẻ trong nhà này tham gia vào dọn rác, sắp xếp lại căn phòng. Sau vài giờ, phòng sạch sẽ và gọn gàng. Đứa trẻ ngồi vào bàn học với sự hồ hởi và đọc sách mà quên mất sự tồn tại của người xung quanh. Chỉ cần dọn dẹp, con trẻ tự nhiên đã tập trung vào việc học.

Tập cho trẻ có thói quen dọn dẹp phòng của mình để tăng tính tập trung và ngăn nắp – Ảnh: collin_ivo – stock.adobe.com

Một khảo sát của Đại học Harvard cho thấy trẻ em có bàn làm việc gọn gàng, sạch sẽ thường có điểm tốt, tính cách vui vẻ, tập trung. Ngược lại, những đứa trẻ sinh hoạt lộn xộn, vứt đồ bừa bãi, thì thường hay lề mề, lười nhác, điểm số cũng nhàng nhàng.

Không nên coi nhẹ tác dụng của việc để trẻ tự sắp xếp không gian sinh hoạt của chúng. Thông qua việc này có thể rèn năng lực quan sát, khả năng tự lập, khả năng tự quản lý của trẻ, cũng như giúp tự điều chỉnh cảm xúc. Xa hơn, giúp trẻ tự hoạch định học tập, cũng như cuộc đời mình.

4. Đọc sách: Mang lại sự giàu có cho tâm hồn

Nhà giáo dục Suhomlinski nói: “Một đứa trẻ không đọc sách tiềm ẩn khả năng học tập kém cỏi”. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng không phải không có lý.

Một khảo sát cho thấy, đứa trẻ thích đọc sách sẽ có thành tích học tập bình quân cao hơn nhiều so với những trẻ không chịu đọc, 80% những người thi đỗ với điểm cao nhất đều là những người thích đọc sách.

Đọc sách nuôi dưỡng trái tim biết rung cảm cho trẻ – Ảnh: Sina.

Thói quen này nên bắt đầu từ khi trẻ trong bụng mẹ. Người mẹ chạm vào bụng và đọc nhẹ nhàng để trẻ cảm nhận được nhịp điệu của ngôn ngữ và tiếp tục việc đọc khi trẻ ra đời. Đến lúc biết mặt chữ, bạn có thể để con tự đọc. Những đứa trẻ sớm kết bạn được với sách trong đời thì sẽ có nội tâm giàu có, suy nghĩ sâu sắc, ít có khả năng rơi vào nhận thức thiên kiến, mù quáng.

Đọc sách không chỉ là một thói quen tốt, mà còn cho đứa trẻ một trái tim biết rung cảm trước mọi nhịp điệu cuộc sống.

5. Làm việc nhà: Trau dồi khả năng tự chăm sóc và trách nhiệm

Nhiều bậc cha mẹ không muốn con cái làm việc nhà, lo con mệt, không có thời gian làm bài tập hoặc sẽ gây rắc rối.

Đại học Harvard đã thực hiện nghiên cứu trong 20 năm, phát hiện rằng những đứa trẻ làm việc nhà và không làm việc nhà thì tỷ lệ có việc làm là 15:1 ở tuổi trưởng thành và tỷ lệ tội phạm là 1:10.

Dạy trẻ làm việc nhà để trau dồi cho bé khả năng tự chăm sóc và chịu trách nhiệm – Ảnh: Sina

Nhà tâm lý học Seidz cho biết: “Con người giống như gốm sứ và thời thơ ấu giống như đất sét tạo ra gốm sứ. Loại giáo dục nào sẽ trở thành nguyên mẫu ấy”.

Một đứa trẻ có khả năng bay sẽ bay cao và một đứa trẻ có thói quen tốt sẽ bay xa.

Bảo Nhiên

Theo Vnexpress/Alubouwang

The post 5 thói quen tạo ra khoảng cách giữa những đứa trẻ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>