chi tiêu – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Thu, 07 Jan 2021 10:39:50 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png chi tiêu – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Cách chi tiêu thông minh và tiết kiệm hơn trong năm mới https://24hsongxanh.vn/cach-chi-tieu-thong-minh-va-tiet-kiem-hon-trong-nam-moi/ Thu, 07 Jan 2021 10:39:50 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=53658 cach-chi-tieu-thong-minh

Sau một năm “lăn lộn” với Covid-19, giờ là lúc bạn rút ra bài học từ những bất ngờ đó vào quản lý tài chính cá nhân cho năm mới. Đối với không ít người, 2020 không phải là năm để tiết kiệm tiền. Ngay cả những người vẫn có việc làm thì một số […]

The post Cách chi tiêu thông minh và tiết kiệm hơn trong năm mới appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
cach-chi-tieu-thong-minh

Sau một năm “lăn lộn” với Covid-19, giờ là lúc bạn rút ra bài học từ những bất ngờ đó vào quản lý tài chính cá nhân cho năm mới.

Đối với không ít người, 2020 không phải là năm để tiết kiệm tiền. Ngay cả những người vẫn có việc làm thì một số bị giảm thu nhập hoặc đột nhiên phải tốn kém hơn vì các chi phí không lường trước.

Còn với những người kém may mắn, như phải mất việc thì chi phí sinh hoạt có thể là một vấn đề lớn. Và dù đang khó khăn ở mức độ nào, một số gợi ý sau đây có thể gợi mở cho bạn hướng chi tiêu thông minh và tiết kiệm hơn trong năm mới.

cach-chi-tieu-thong-minh
Bạn cần tiết kiệm hiệu quả và chi tiêu thông minh hơn sau tổn thất có thể có trong năm qua. Ảnh: Ka Young Lee

Tiết kiệm có mục đích

Nhiều người thường khởi đầu năm mới bằng việc suy nghĩ đến tiết kiệm, sau khi đã tiêu pha một chút cho các sự kiện cuối năm. Tuy nhiên, không ít trong số đó lại không theo đuổi thành công và sẽ sớm quay lại thói quen chi tiêu cũ.

Brent Weiss, Đồng sáng lập công ty lập kế hoạch tài chính Facet Wealth (Mỹ), cho rằng mọi người thường mơ hồ với mục tiêu tiền bạc của mình. Tiết kiệm nhiều hơn hoặc chi tiêu ít hơn là những mục tiêu đáng khen ngợi, nhưng bạn nên “tập trung vào những gì bạn đang cố gắng đạt được,” ông nói.

Bạn có muốn trả bớt nợ không? Bạn có muốn lập một quỹ dự phòng chi tiêu khẩn cấp? Bằng cách xác định cụ thể lý do tiết kiệm và số tiền chính xác cho từng hạng mục đó, bạn sẽ có cho mình một mục tiêu rõ ràng.

Nói tóm lại, hãy đặt tên cho mục tiêu, ước tính số tiền bạn cần và khi nào hoàn tất. Weiss nói rằng những chi tiết đó là chìa khóa để duy trì quyết tâm cho chính bạn khi tinh thần bị dao động.

Mua những gì bạn thích

Năm 2020 có thể tạo ra một trải nghiệm với một số người rằng chi tiêu bản thân của họ bị hạn chế. Do đó, họ hiểu được những gì mình thực sự muốn và những gì không thực sự cần.

“Bắt đầu từ năm 2021 có thể sử dụng những thông tin này để định hình lại ngân sách của mình thành một khuôn mẫu chi tiêu mà ta thích nhất”, Kevin Mahoney, Chuyên gia về lập kế hoạch tài chính cại Washington DC, khuyến nghị.

Theo ông, bạn có thể tiếp tục giảm hoặc loại bỏ những chi phí mà năm qua bản thân đã nhận ra rằng mình có thể sống mà không cần đến. Thay vào đó, chuyển phần tiền đó sang các mục đích sử dụng có giá trị cao hơn. Bằng cách dành tiền cho những món đồ yêu thích, bạn sẽ chi tiêu ít hơn cho những thứ mình không cần.

Phân bổ chi tiêu của bạn

Các hộ gia đình thường chia thu nhập hàng tháng cho các hạng mục chi tiêu khác nhau. Mục đích là tận dụng tốt nhất số tiền đó và không để bị lạm chi. Ví dụ, một cuốn sách ở Mỹ xuất bản năm 1959, tựa đề “Workingman’s Wife: Her Personality, World and Life Style” đã miêu tả một người phụ nữ chia tiền lương của chồng thành hai phần. Một phần tiền cô bỏ vào ngăn kéo để chi tiêu cho nhu yếu phẩm của gia đình. Phần còn lại cô bỏ vào hộp thiếc, dành cho các chi tiêu khác.

Ngày nay, các công cụ để chia các khoản tiền mặt, như phong bì hay lon thiếc, đã lỗi thời nhưng nguyên tắc này vẫn giữ nguyên giá trị. Bạn không cần cất giữ tiền mặt vào các công cụ vật lý, thay vào đó, bạn có thể theo dõi và quản lý chi tiêu bằng các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử…

Chống lại “sự gian lận” của bản thân

Chỉ cần một vài lần chi tiêu sai kế hoạch, bạn sẽ dễ dàng quay lại với bản năng tiêu tiền thiếu kiểm soát. Do đó, điều quan trọng là bảo vệ bạn khỏi sự lạm chi của chính mình. Meir Statman, Giáo sư tài chính tại Đại học Santa Clara ở California (Mỹ), khuyên mọi người nên tìm cách để việc rút tiền tiết kiệm trở nên khó khăn. Ví dụ, bạn có thể để mẹ mình giữ quỹ tiết kiệm. “Bạn phải xin mẹ để lấy tiền của mình và có lẽ sẽ xấu hổ khi phải xin như thế nếu lý do không cần thiết”, ông ví dụ.

Quy tắc tương tự cũng áp dụng cho việc chi tiêu. Khi mua sắm trực tuyến, hãy vô hiệu hóa thẻ tín dụng khỏi bất kỳ tài khoản nào để mỗi lần thanh toán trở nên phiền phức hơn. Hoặc thỏa thuận với vợ hoặc chồng rằng, phải cho nhau biết về bất kỳ chi tiêu từ một mức giá trị nhất định nào được đặt ra. Bằng những cách đó, có thể bạn sẽ nỗ lực nhiều hơn khi muốn chi tiêu, nhưng bù lại, bạn có thể chỉ thực sự làm như vậy cho những gì bạn cần.

Phiên An

Theo VnExpress/ NYT

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/cach-chi-tieu-thong-minh-va-tiet-kiem-hon-trong-nam-moi-4215655.html

The post Cách chi tiêu thông minh và tiết kiệm hơn trong năm mới appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những bài học tiền bạc thường biết khi đã quá muộn https://24hsongxanh.vn/nhung-bai-hoc-tien-bac-thuong-biet-khi-da-qua-muon/ Tue, 23 Jun 2020 03:19:01 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=40402 bai-hoc-ve-tien-bac

Morgan Housel, chuyên gia về tài chính hành vi cho rằng, không phải lúc nào nghèo khó cũng do lười biếng và những gì kiếm được đều thành tài sản của bạn. Trên CNBC mới đây, Morgan Housel – chuyên gia về tài chính hành vi và là cây viết tài chính tại Motley Fool, Wall Street Journal chia sẻ những […]

The post Những bài học tiền bạc thường biết khi đã quá muộn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
bai-hoc-ve-tien-bac

Morgan Housel, chuyên gia về tài chính hành vi cho rằng, không phải lúc nào nghèo khó cũng do lười biếng và những gì kiếm được đều thành tài sản của bạn.

Trên CNBC mới đây, Morgan Housel – chuyên gia về tài chính hành vi và là cây viết tài chính tại Motley Fool, Wall Street Journal chia sẻ những lời khuyên về tiền bạc mà mọi người biết đến khi đã quá muộn.

bai-hoc-ve-tien-bac
Chuyên gia tài chính Morgan Housel. Ảnh: Chris Reining

1. Đừng đánh giá thấp vai trò của cơ hội

Chúng ta rất dễ nói rằng giàu sang hay nghèo khó là do sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Nhưng bạn còn dễ dàng hơn khi đánh giá thấp vai trò của cơ hội trong cuộc sống.

Gia đình, giá trị, đất nước, thế hệ chúng ta sinh ra cũng như những người tình cờ gặp đều đóng vai trò quan trọng với những gì chúng ta đạt được. Không phải ai cũng nhận ra điều này.

Vì thế, bạn nên hiểu rằng không phải thành công nào cũng là kết quả của làm việc chăm chỉ và nghèo khó nào cũng là do lười biếng. Hãy luôn nhớ điều này trong đầu khi đánh giá người khác, và cả bản thân bạn nữa.

2. Cổ tức lớn nhất mà tiền bạc trả cho bạn là khả năng kiểm soát thời gian

Có thể làm điều mình muốn, tại nơi nào đó, thời điểm nào đó, với ai và trong bao lâu tùy thích là điều hạnh phúc mà không đồ vật nào có thể mang lại. Một công việc với giờ giấc linh hoạt và thời gian di chuyển ngắn sẽ không khiến bạn nhàm chán. Có đủ tiền tiết kiệm để giúp bạn có thêm thời gian và lựa chọn trong trường hợp khẩn cấp cũng là điều ai đều mong ước. Việc có thể nghỉ hưu bất kỳ lúc nào mình muốn cũng vậy.

Sự tự chủ là mục tiêu cuối cùng trong cuộc sống. Mỗi đồng bạn tiết kiệm được là một mảnh ghép của tương lai bạn có thể nắm giữ, thay vì để nó rơi vào tay người khác.

3. Đừng dựa dẫm vào cha mẹ

Cha mẹ bạn hiểu rằng không ai biết được giá trị của đồng tiền khi chưa trải qua sự thiếu thốn. Việc không thể có mọi thứ mình muốn là cách duy nhất giúp bạn hiểu được sự khác biệt giữa nhu cầu và mong ước.

Bạn sẽ học được cách quản lý chi tiêu, tiết kiệm và trân trọng những gì mình có. Học cách sống tiết kiệm mà không gây hại đến bản thân là kỹ năng sống cần thiết, sẽ giúp bạn trải qua thăng trầm của cuộc đời.

4. Thành công không chỉ đến từ những việc lớn

Định nghĩa của Napoleon về thiên tài là những người “có thể làm điều bình thường khi những người quanh anh ta mất trí”. Quản lý tiền bạc cũng vậy. Bạn không cần làm những điều phi thường để có kết quả tốt đâu. Bạn chỉ cần không làm rối tung mọi thứ trong một thời gian dài thôi. Việc tránh các sai lầm khủng khiếp, lớn nhất là chôn vùi bản thân trong núi nợ, còn quan trọng hơn bất kỳ bí quyết tài chính nào.

5. Sống dưới mức thu nhập

Đây là một trong những đòn bẩy tài chính mạnh nhất. Vì bạn kiểm soát được điều này dễ dàng hơn những thứ như thu nhập hay lợi nhuận đầu tư.

Ví dụ, người kiếm được 50.000 USD một năm, nhưng chỉ cần tiêu 40.000 USD là hạnh phúc, sẽ giàu hơn người kiếm được 150.000 USD nhưng cần 151.000 USD mới hạnh phúc. Nhà đầu tư kiếm lời 5% nhưng ít khoản phải chi sẽ giàu hơn người kiếm lãi 7% nhưng cần chi toàn bộ số tiền đó.

Số tiền bạn kiếm được bao nhiêu không quyết định bạn có bao nhiêu. Và số tiền bạn sở hữu cũng không quyết định bạn cần tiêu bao nhiêu.

6. Mọi thứ đều có giá của nó

Cái giá của một công việc bận rộn là ít thời gian cho gia đình, bạn bè. Cái giá của việc đầu tư dài hạn là sự biến động. Mọi thứ đều có giá, và hầu hết chúng ta không thấy được. Thi thoảng chúng đáng giá, nhưng bạn đừng bao giờ bỏ qua điều này.

7. Tiền bạc không phải thước đo lớn nhất của thành công

Warren Buffett từng nói “Thành công thực sự trong cuộc sống là những người bạn muốn họ yêu quý mình thực sự yêu quý bạn”.

Việc này đến từ cách bạn đối xử với họ, chứ không phải từ việc bạn có bao nhiêu tiền. Tiền bạc sẽ không mang lại thứ mà bạn muốn nhất đâu. Không khoản tiền nào có để bù đắp lại sự chân thành và cảm thông dành cho người khác.

Hà Thu

Theo VnExpress/ CNBC

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/nhung-bai-hoc-tien-bac-thuong-biet-khi-da-qua-muon-4119319.html

The post Những bài học tiền bạc thường biết khi đã quá muộn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
3 thứ không nên tốn tiền mua thời đại dịch https://24hsongxanh.vn/3-thu-khong-nen-ton-tien-mua-thoi-dai-dich/ Mon, 16 Mar 2020 09:31:18 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=32503

Theo các chuyên gia, mọi người có thể chuẩn bị các nhu yếu phẩm để đối phó với dịch bệnh, nhưng cần có kế hoạch để tránh lãng phí không cần thiết. Trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong do virus corona chủng mới (Covid-19) ngày càng tăng, người dân tại nhiều nơi trên thế […]

The post 3 thứ không nên tốn tiền mua thời đại dịch appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Theo các chuyên gia, mọi người có thể chuẩn bị các nhu yếu phẩm để đối phó với dịch bệnh, nhưng cần có kế hoạch để tránh lãng phí không cần thiết.

Trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong do virus corona chủng mới (Covid-19) ngày càng tăng, người dân tại nhiều nơi trên thế giới đổ xô tới các cửa hàng để mua tích trữ giấy vệ sinh, nước rửa tay, đồ khô…

Theo các chuyên gia, mọi người có thể chuẩn bị các nhu yếu phẩm để đối phó với dịch bệnh, nhưng cần có kế hoạch để tránh lãng phí không cần thiết.

“Có thể mua thực phẩm và nước đủ dùng trong hai tuần”, trang web về các tình huống khẩn cấp và phòng chống thiên tai của Bộ An ninh Nội địa Mỹ khuyên.

Trang này cũng khuyên những người phải sử dụng thuốc theo đơn nên định kỳ kiểm tra để đảm bảo có đủ thuốc dùng trong thời gian dịch bệnh diễn ra. Ngoài ra, mọi người đều nên chuẩn bị các loại thuốc thông thường như giảm đau, ho và cảm cúm.

Hình ảnh tại một siêu thị Tesco tại Banbury, Anh được chụp ngày 14/3. Ảnh: Chris Jones

Hội chữ thập đỏ Mỹ cũng khuyến nghị người dân nên có một bộ dụng cụ sơ cứu tại nhà để xử lý các vết thương thông thường như vết trầy xước, sưng, bong gân…

Tuy nhiên, trong số những thứ được khuyến nghị nên tích trữ không có giấy vệ sinh. “Hiện tại, nhiều người đang làm những điều hết sức ngớ ngẩn”, Regina Phelps, chuyên gia về lập kế hoạch trong đại dịch và xử lý khủng hoảng, nhận định với CNBC.

Theo chuyên gia Phelps, trong hai thập kỷ làm công việc tư vấn xử lý khủng hoảng, bà biết được rằng khi người dân và các công ty không lên kế hoạch trước về thứ họ thực cần, “kiểu phản ứng tự nhiên” là đổ xô đi mua những thứ không cần thiết và cuối cùng không sử dụng tới.

Điều này khiến những mặt hàng đó trở nên đắt đỏ và đây là điều không cần thiết. Bà Phelps là người sáng lập của công ty Emergency Management & Safety Solutions tại San Francisco (Mỹ), chuyên tư vấn về kế hoạch xử lý các loại khủng hoảng như dịch bệnh cho những khách hàng như Whole Foods, Nike và Starbucks.

Chia sẻ với CNBC, bà liệt kê 3 thứ mà nhiều người thường lãng phí tiền để mua trong lúc có đại dịch.

Những loại thực phẩm bình thường ít sử dụng

Theo bà Phelps, những người không lên kế hoạch hay danh sách thực phẩm cần mua trước thường bỏ vào giỏ hàng những thứ mà bình thường họ không ăn để cảm thấy an toàn hơn.

“Hãy mua những thứ mà bạn sẽ ăn. Đừng mua thứ gì đó chỉ bởi chúng ở đó và bạn nghĩ ‘ồ thứ này có thể sẽ cần tới’. Bạn chỉ cần mua những thứ cơ bản thôi”, bà Phelps khuyên.

Khẩu trang

Theo bà Phelps, mọi người đều nghĩ rằng mình cần mua khẩu trang nhưng bà khuyên chỉ nên mua khẩu trang khi bị bệnh, chăm sóc người bị bệnh hoặc đi máy bay.

Quan điểm của chuyên gia người Mỹ khác với khuyến cáo tại nhiều nước châu Á, nơi khuyên người dân đeo khẩu trang tại những nơi công cộng hoặc khi tiếp xúc với người khác dù họ có bị bệnh hay không.

Máy lọc không khí

Dù một số chuyên gia cho rằng nên sử dụng máy lọc để cải thiện chất lượng không khí và giảm nguy cơ lây nhiễm virus. Tuy nhiên, theo bà Phelps, thiết bị đắt đỏ này là không cần thiết.

Hầu hết máy lọc không khí không có khả năng tiêu diệt virus và thiết bị này không giúp ích nhiều trong việc phòng chống virus”, bà Phelps nói.

Anh Đức

Theo Zing.vn

 

Link nguồn: https://news.zing.vn/4-thu-khong-nen-ton-tien-mua-thoi-dai-dich-post1060162.html

The post 3 thứ không nên tốn tiền mua thời đại dịch appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Phương pháp ‘mỏ neo’ giúp bạn không bao giờ bị hớ khi tiêu tiền https://24hsongxanh.vn/phuong-phap-mo-neo-giup-ban-khong-bao-gio-bi-ho-khi-tieu-tien/ Wed, 17 Jul 2019 02:13:28 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=8041

Người bán hàng đặt giá cao ngất, và bạn vô tình coi đó là giá chuẩn. Chỉ cần họ giảm giá chút ít, bạn đã nghĩ mình hời. Giả sử bạn đang có ý định mua một căn nhà và hỏi một đồng nghiệp về giá nhà trung bình trong thành phố. Anh ta khoe […]

The post Phương pháp ‘mỏ neo’ giúp bạn không bao giờ bị hớ khi tiêu tiền appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Người bán hàng đặt giá cao ngất, và bạn vô tình coi đó là giá chuẩn. Chỉ cần họ giảm giá chút ít, bạn đã nghĩ mình hời.

Giả sử bạn đang có ý định mua một căn nhà và hỏi một đồng nghiệp về giá nhà trung bình trong thành phố. Anh ta khoe mới mua một căn nhà với giá 3 tỷ đồng. Bạn bị ảnh hưởng bởi lời nói đồng nghiệp và vô tình coi đó là giá nhà trung bình. Theo Guy Birken, giá nhà có thể thấp hơn trên thực tế. Là người tiêu dùng, chúng ta thường bị những thông tin đầu tiên nghe được ảnh hưởng tới việc đánh giá các thông tin nhận được sau đó. Theo chuyên gia tài chính cá nhân Emily Guy Birken, đó gọi là hiệu ứng neo tâm lý. Đây chính là chiêu trò mà những người tiếp thị thường dùng để “lừa” bạn vung tay mua sắm. Ví dụ nhà hàng niêm yết giá của một chai rượu là 900 nghìn đồng. Nhưng thật ra họ đang dùng giá đó để thuyết phục bạn mua chai rượu 280 nghìn.

“Nếu so với chai rượu giá 900 nghìn, 280 nghìn dĩ nhiên là một cái giá hời. Nhưng bạn hoàn toàn có thể hạnh phúc chỉ với chai rượu giá 150 nghìn đồng”, Guy Birken phân tích. Dưới đây là phương pháp “mỏ neo” mà Emily Guy Birken cho biết sẽ giúp bạn chi tiêu khôn khéo, không mất tiền vào những thứ không cần thiết:

Emily Guy Birken là tác giả của 4 cuốn sách về tài chính. Ảnh: NBC News.
Emily Guy Birken là tác giả của 4 cuốn sách về tài chính. Ảnh: NBC News.

Tự đặt ra “mỏ neo” của mình

Tại sao chúng ta thường phải neo vào những lời nói của người khác? Guy Birken giải thích rằng bởi nếu không dựa vào thứ gì đó, chúng ta thường có xu hướng choáng ngợp, lăn tăn với bất cứ quyết định nào được đưa ra. Theo Guy Birken, bạn có thể tránh được cái bẫy này bằng cách tự tạo ra “mỏ neo” của riêng mình. Hãy đặt ra một mức giá mà bạn sẵn lòng chi cho một thứ gì đó, và coi đó là kim chỉ nam.

Ví dụ, Guy Birken thường đặt ra hạn mức chi tiêu mà cô sẽ dành cho sách nói (audiobook), trung bình là 16 đôla/tháng. Mỗi tháng, cô sẽ nhận được điểm thưởng miễn phí. Tuy nhiên, Guy Birken phân tích điểm thưởng này không hề miễn phí chút nào, nó tương đương với số tiền cô phải bỏ ra. Để đơn giản hơn, Guy Birken chỉ mua sách có giá cao nhất là 10 đôla (bằng tiền mặt). Cô sẽ sử dụng điểm thưởng cho những cuốn có giá trên 10 đôla.

Xác định “mỏ neo” bằng những cách quy đổi thiết thực

– Cách thứ nhất là quy đổi món hàng sang số giờ bạn phải làm việc để kiếm đủ tiền mua nó.

Giả sử bạn kiếm được 350 nghìn đồng/ngày. Bạn quyết định thuê huấn luyện viên cá nhân khi đi tập gym. Một người yêu cầu 700 nghìn đồng/tuần, tương đương với 2 ngày làm việc của bạn. Người khác bắt bạn trả 400 nghìn đồng/tuần, tương đương với hơn một ngày làm việc. Tùy theo lối sống và chi tiêu của mình, bạn có thể trả 400 nghìn nếu thấy thời gian tập luyện chỉ đáng giá một ngày làm việc của bạn.

– Cách thứ hai là so sánh giá của món đồ cần mua với giá của một thứ bạn yêu thích.

Giả sử bạn thích cà phê nguyên chất có giá 25 nghìn đồng/gói tại cửa hàng gần nhà. Và bạn đang phân vân không biết có nên bỏ ra 500 nghìn để mua một cái váy. Chiếc váy này đáng giá bằng 20 gói cà phê của bạn. Hãy sử dụng cà phê như một chiếc “mỏ neo”, bạn sẽ dễ dàng xác định giá trị của chiếc váy đối với mình.

“Mỏ neo” có tác dụng cả với các khoản chi tiêu lớn

Guy Birken và chồng mình đã mua được 3 căn nhà trong thời gian kết hôn. Mỗi lần, người môi giới nhà đất lại cố gắng thuyết phục họ đi xem những ngôi nhà nằm ngoài mức giá đã định, nhưng họ kiên quyết từ chối. Cô giải thích rằng nếu người môi giới khuyến khích bạn mua nhà với giá nhiều hơn mức đã định 30.000 đôla, anh ta sẽ nói rằng số tiền đó chẳng đáng là bao, và tổng số tiền bạn phải trả mỗi tháng sẽ không tăng lên nhiều.

“Nhưng nó là một khoản tiền rất nhiều. Bạn phải tự quyết định xem mình có đủ khả năng chi trả không và đừng để người khác tác động”, Guy Birken khẳng định.

Mộc Miên
Theo VnExpress/ NBCNews

The post Phương pháp ‘mỏ neo’ giúp bạn không bao giờ bị hớ khi tiêu tiền appeared first on 24h Sống xanh.

]]>