cháy rừng – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Mon, 19 Jul 2021 01:58:20 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png cháy rừng – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Hơn 10.000 loài động thực vật tại rừng Amazon có nguy cơ tuyệt chủng https://24hsongxanh.vn/hon-10-000-loai-dong-thuc-vat-tai-rung-amazon-co-nguy-co-tuyet-chung/ Mon, 19 Jul 2021 01:58:20 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=63704 hon-10-000-loai-dong-thuc-vat-tai-rung-amazon-co-nguy-co-tuyet-chung

Sự tàn phá của con người vẫn đang tiếp diễn đối với rừng Amazon đã khiến hơn 8.000 loài thực vật đặc hữu và 2.300 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Báo cáo đã tổng hợp các nghiên cứu về rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới được thực hiện bởi 200 […]

The post Hơn 10.000 loài động thực vật tại rừng Amazon có nguy cơ tuyệt chủng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
hon-10-000-loai-dong-thuc-vat-tai-rung-amazon-co-nguy-co-tuyet-chung

Sự tàn phá của con người vẫn đang tiếp diễn đối với rừng Amazon đã khiến hơn 8.000 loài thực vật đặc hữu và 2.300 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Báo cáo đã tổng hợp các nghiên cứu về rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới được thực hiện bởi 200 nhà khoa học trên toàn thế giới. Đây là báo cáo đánh giá chi tiết nhất về tình trạng rừng Amazon cho đến nay, cũng như làm rõ vai trò quan trọng của rừng Amazon đối với khí hậu toàn cầu, đồng thời chỉ ra những nguy cơ tiềm tàng mà khu rừng này đang phải đối mặt.

Tính đến nay, khoảng 18% diện tích rừng Amazon đã bị tàn phá, chủ yếu là do hoạt động nông nghiệp cũng như khai thác gỗ trái phép. Hơn nữa, khoảng 17% diện tích tại đây đang bị suy thoái. Sự tàn phá liên tục của con người đối với rừng Amazon là một trong những nguyên nhân khiến hơn 8.000 loài thực vật đặc hữu và 2.300 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

hon-10-000-loai-dong-thuc-vat-tai-rung-amazon-co-nguy-co-tuyet-chung

Theo Giáo sư Mercedes Bustamante thuộc Đại học Brasilia ở Brazil, các nghiên cứu khoa học cho thấy con người phải đối mặt với những nguy cơ thảm khốc tiềm ẩn và không thể đảo ngược do nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó có biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học. Tuy vậy, vẫn còn cơ hội mong manh để thay đổi xu hướng này.

Theo báo cáo trên, rừng nhiệt đới là một bức tường thành quan trọng chống lại biến đổi khí hậu. Do đó, rất cần giảm hoàn toàn nạn phá rừng và tình trạng suy thoái rừng trong chưa đầy một thập kỷ. Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục các khu vực đã bị phá hủy trên quy mô lớn.

Tại Brazil, nạn phá rừng đã gia tăng kể từ khi Tổng thống Jair Bolsonaro nhậm chức vào năm 2019. Tỷ lệ phá rừng năm 2020 ở mức cao nhất trong 12 năm qua và điều này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế.

Nhà lãnh đạo Brazil cho phép khai mỏ và canh tác nông nghiệp tại các khu vực được bảo tồn ở rừng nhiệt đới Amazon, đồng thời làm giảm vai trò của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ môi trường. Các nhà môi trường học và các nhà khoa học cho rằng chính điều này đã trực tiếp dẫn tới nạn phá rừng ngày càng tăng.

Khoảng một tuần trước, nước láng giềng Colombia cho biết tỷ lệ phá rừng tại đây đã tăng 8% trong năm 2020 so với năm 2019, lên mức 171.685 hécta. Đặc biệt, gần 64% số vụ phá rừng diễn ra tại khu vực rừng Amazon nằm trên lãnh thổ Colombia.

Báo cáo cho biết, đất và thảm thực vật của Amazon hấp thụ khoảng 200 tỷ tấn carbon, nhiều hơn 5 lần so với lượng khí thải CO2 hàng năm của thế giới. Tuy vậy, nạn phá rừng có thể đe dọa chức năng hoạt động như một bể chứa carbon của Amazon, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu càng trầm trọng hơn.

Cũng trong ngày 14/7, một nghiên cứu riêng biệt khác đăng tải trên tạp chí Nature (tạp chí khoa học danh giá thế giới) công bố, một số khu vực của Amazon đang “nhả” nhiều carbon hơn lượng mà chúng hấp thụ. Kết quả này thu được thông qua biện pháp đo lường lượng khí CO2 và CO tại rừng Amazon từ năm 2010-2018.

Tác giả nghiên cứu, nhà khoa học Luciana Gatti thuộc Cơ quan nghiên cứu Vũ trụ Inpe của Brazil nhận định, tại miền Đông Nam Amazon – khu vực diễn ra nạn phá rừng nghiêm trọng, lượng phát thải carbon tăng không chỉ do cháy rừng và tàn phá rừng trực tiếp mà còn do sự gia tăng tỷ lệ cây rừng chết do hạn hán nghiêm trọng và nhiệt độ tăng cao.

Duy Minh

Theo moitruong.net.vn

 

Link nguồn: https://moitruong.net.vn/hon-10-000-loai-dong-thuc-vat-tai-rung-amazon-co-nguy-co-tuyet-chung/

The post Hơn 10.000 loài động thực vật tại rừng Amazon có nguy cơ tuyệt chủng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Phát thải khí nhà kính làm mùa mưa đến chậm https://24hsongxanh.vn/phat-thai-khi-nha-kinh-lam-mua-mua-den-cham/ Fri, 09 Jul 2021 08:03:31 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=63360 Phat-thai-khi-nha-kinh-lam-mua-mua-den-cham

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (Bộ Năng lượng Hoa Kỳ) cho thấy con người đã tác động đến thời gian tuần hoàn nước của Trái đất. Các nhà khoa học đã bóc tách nhiều lớp nhiễu khí hậu để khám […]

The post Phát thải khí nhà kính làm mùa mưa đến chậm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Phat-thai-khi-nha-kinh-lam-mua-mua-den-cham

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (Bộ Năng lượng Hoa Kỳ) cho thấy con người đã tác động đến thời gian tuần hoàn nước của Trái đất.

Các nhà khoa học đã bóc tách nhiều lớp nhiễu khí hậu để khám phá ra một tín hiệu rõ ràng: từ năm 1979-2019, ước tính sự gia tăng khí nhà kính và giảm sol khí do con người tạo ra đã khiến lượng mưa theo mùa ở các vùng nhiệt đới và Sahel (châu Phi) bị chậm khoảng bốn ngày. Điều này đồng nghĩa với việc các đợt nắng nóng, cháy rừng trầm trọng hơn và nhiều hậu quả khác… “Chúng tôi tự tin khẳng định, sự nóng lên toàn cầu là do hoạt động của con người”, nhà khoa học khí quyển Ruby Leung, đồng tác giả nghiên cứu cho biết. “Tuy nhiên, chúng tôi chưa chỉ ra chính xác được dấu ấn hoạt động của con người trong chu trình thủy văn. Nghiên cứu này cho thấy đúng là gió mùa xuất hiện muộn hơn, và hiện tượng nóng lên trong tương lai theo dự báo của các mô hình khí hậu”.

Phat-thai-khi-nha-kinh-lam-mua-mua-den-cham
Những đám mây bám trên sườn đồi phía sau một đồn điền chè gần Kerala (Ấn Độ). Thời điểm bắt đầu gió mùa chậm sẽ ảnh hưởng đến sản lượng chè ở đây. Nguồn: Phys.org

Mưa đến chậm là do bầu không khí ngày càng ẩm. Khí nhà kính làm bề mặt Trái đất nóng lên, khiến hơi nước xâm nhập vào bầu khí quyển ngày càng nhiều hơn. Độ ẩm bổ sung này làm tăng năng lượng cần thiết để làm nóng bầu khí quyển khi chuyển từ mùa xuân sang hè, dẫn đến thay đổi thời điểm vào mùa mưa.

Trong khi đó, các sol khí do con người tạo ra, chẳng hạn như các hạt từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, có xu hướng phản xạ ánh sáng mặt trời. Điều này sẽ làm mát khí quyển và giảm xu hướng nóng lên do khí nhà kính gây ra. Tuy nhiên, nồng độ sol khí đang suy giảm do những nỗ lực cải thiện chất lượng không khí của con người, làm mất đi một số hiệu ứng làm mát. Nó vừa làm gia tăng hiện tượng nóng lên toàn cầu, vừa làm trễ mùa mưa trong những thập kỷ gần đây.

Nếu nồng độ sol khí tiếp tục suy giảm và khí nhà kính tiếp tục tăng thì hiện tượng mưa đến trễ sẽ càng trầm trọng hơn trong tương lai. Nhóm nghiên cứu dự đoán rằng, vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa theo mùa ở vùng nhiệt đới bán cầu Bắc có thể bị chậm hơn năm ngày và vùng Sahel có thể bị chậm hơn tám ngày. Leung phân tích, “Với những vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa và có nền kinh tế nông nghiệp như Ấn Độ, lượng mưa mùa hè bắt đầu chậm có thể tàn phá sản lượng trồng trọt và đe dọa sinh kế của phần lớn người dân, trừ khi họ nhận ra và thích nghi với những thay đổi dài hạn về thời điểm bắt đầu khác nhau của gió mùa”.

Cách đây một thập kỷ, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã dự đoán độ trễ của mưa thông qua mô hình khí hậu. Tuy nhiên, việc chỉ ra sự chậm trễ trong các dữ liệu đã quan sát là một thách thức. Vấn đề không chỉ đơn giản là đo lượng mưa toàn cầu, Leung cho biết, thực tế khó khăn gấp đôi.

Việc thu thập dữ liệu là khó khăn thứ hai. Trong khi dữ liệu lịch sử về nhiệt độ toàn cầu rất phong phú, đã có từ lâu và được đo trực tiếp, dữ liệu về lượng mưa toàn cầu lại tương đối ít và bất định.

Các vệ tinh đo lượng mưa toàn cầu một cách gián tiếp thông qua việc phát hiện năng lượng do các đám mây và hạt mưa phản chiếu, do vậy nó có độ bất định cao. Vệ tinh bắt đầu sử dụng phổ biển từ cuối những năm 1970, nên dữ liệu về lượng mưa chỉ có trong vài thập kỷ gần đây.

Việc khám phá những tín hiệu chậm trễ bị chôn vùi trong các dữ liệu nhiễu về biến đổi khí hậu chỉ được bắt đầu khi dữ liệu lượng mưa toàn cầu ngày càng tăng và các mô hình khí hậu ngày càng mạnh hơn. Sử dụng 8 bộ dữ liệu đã quan sát, kết hợp với 243 bản mô phỏng trên nhiều mô hình, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra lượng mưa đã bị trễ vào mùa xuân ở bán cầu Bắc.

Phần lớn sự dịch chuyển lượng mưa theo mùa là hệ quả của sự phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ II, làm tăng phát thải khí nhà kính và sau đó là giảm phát thải sol khí từ những năm 1980. Tuy nhiên, hoạt động của con người không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra sự chậm trễ. Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt đại dương trong hàng thập kỷ, cùng với các yếu tố khác, cũng có thể góp phần vào sự thay đổi lượng mưa theo mùa.

Thanh An

Theo Tạp chí Tia sáng/ phys.org

 

Link nguồn: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Phat-thai-khi-nha-kinh-lam-mua-mua-den-cham-28283

The post Phát thải khí nhà kính làm mùa mưa đến chậm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Gấu koala có nguy cơ tuyệt chủng ở Australia https://24hsongxanh.vn/gau-koala-co-nguy-co-tuyet-chung-o-australia/ Tue, 22 Jun 2021 06:41:32 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=62250 gau-koala-co-nguy-co-tuyet-chung-o-australia

Tờ Guardian của Anh đưa tin, gấu koala có thể sớm đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở Queensland, New South Wales và Lãnh thổ Thủ đô Australia sau khi cháy rừng thiêu rụi và hủy hoại môi trường sống của các quần thể gấu túi vốn đang gặp khó khăn này. Các quần thể […]

The post Gấu koala có nguy cơ tuyệt chủng ở Australia appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
gau-koala-co-nguy-co-tuyet-chung-o-australia

Tờ Guardian của Anh đưa tin, gấu koala có thể sớm đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở Queensland, New South Wales và Lãnh thổ Thủ đô Australia sau khi cháy rừng thiêu rụi và hủy hoại môi trường sống của các quần thể gấu túi vốn đang gặp khó khăn này.

gau-koala-co-nguy-co-tuyet-chung-o-australia
Gấu túi mẹ và gấu túi con tại Khu Di sản Thế giới Greater Blue Mountains ở Jenolan, Australia. Ảnh: Reuters

Các quần thể Koala ở bang New South Wales của Australia đã giảm từ 33-61% kể từ năm 2001 và các trận cháy rừng ở Australia năm ngoái đã làm chết ít nhất 6.400 con. Theo các chuyên gia, năm 2050, gấu túi có thể bị tuyệt chủng ở New South Wales nếu Australia không có hành động khẩn cấp. Tại bang Queensland, số lượng koala đã giảm ít nhất 50% kể từ năm 2001 do nạn phá rừng, hạn hán và cháy rừng.

Quần thể koala ở cả hai bang New South Wales và Queensland, và Lãnh thổ Thủ đô Australia, nằm trong danh sách động vật dễ bị tổn thương vào năm 2012. Kể từ đó, loài này đã phải chịu những áp lực liên tục, bao gồm cả hậu quả của việc giải phóng mặt bằng.

Một hội đồng liên bang gồm các chuyên gia về các loài bị đe dọa khuyến cáo nâng cấp tình trạng dễ bị tổn thương của gấu túi ở ba khu vực pháp lý nói trên. Bà Josey Sharrad thuộc Quỹ Quốc tế về Phúc lợi Động vật cho biết: “Gấu túi đang có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo vệ nhiều hơn nếu chúng còn sống sót trong tương lai. Số lượng koala đã suy giảm nghiêm trọng trước khi xảy ra hỏa hoạn do tình trạng khai phá đất đai, hạn hán, dịch bệnh, bị chó tấn công và ôtô đâm. Cháy rừng càng làm vấn đề thêm trầm trọng, là một đòn giáng mạnh vào môi trường sống quan trọng của quần thể gấu túi”.

Hội đồng liên bang sẽ đưa ra lời khuyên cuối cùng cho bộ trưởng môi trường liên bang trước ngày 30/10. Theo bà Sharrad, kế hoạch phục hồi gấu túi quốc gia đã quá hạn từ lâu. “Koala là một loài biểu tượng và được yêu thích trên toàn thế giới. Các chính quyền cần hành động ngay lập tức để giải quyết những mối đe dọa khiến loài này đang trên đà tuyệt chủng”, bà Sharrad nhấn mạnh.

Tổ chức Nhân đạo Quốc tế cho rằng việc triển khai hành động nhanh chóng có thể là hy vọng cuối cùng giúp bảo vệ quần thể gấu túi. Giám đốc chiến dịch cấp cao của tổ chức, Alexia Wellbelove cho biết: “Gấu koala có nguy cơ tuyệt chủng là tin tức mà không người Australia nào có thể tự hào, nhưng chúng ta vẫn còn thời gian để hành động”.

Đầu năm 2021, chính phủ liên bang đã công bố một kế hoạch trị giá 18 triệu USD nhằm bảo vệ loài gấu koala. Bà Sussan Ley, Bộ trưởng Môi trường Australia cho biết, một cuộc kiểm tra quốc gia sẽ giúp đưa ra quyết định về nơi tài trợ và hỗ trợ. Theo đó, cuộc kiểm tra dự kiến ​​sẽ có chi phí 2 triệu đô la Australia, với phần còn lại của gói sẽ hướng tới nghiên cứu sức khỏe, hỗ trợ y tế và phục hồi môi trường sống. Tuy nhiên, theo các nhà phê bình, cuộc điều tra số lượng koala không đủ để cứu loài thú có túi.

Mai Đan

Theo baotainguyenmoitruong.vn/ Guardian

 

Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/gau-koala-co-nguy-co-tuyet-chung-o-australia-326304.html

The post Gấu koala có nguy cơ tuyệt chủng ở Australia appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Mối nguy hại sức khỏe do ô nhiễm không khí từ cháy rừng https://24hsongxanh.vn/moi-nguy-hai-suc-khoe-o-nhiem-khong-khi-tu-chay-rung/ Fri, 18 Jun 2021 13:58:05 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=62063 moi-nguy-hai-suc-khoe-do-o-nhiem-khong-khi-tu-chay-rung

Các đám cháy rừng lớn hơn, thường xuyên hơn đang ngày một gia tăng do biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và công tác quản lý đất đai kém hiệu quả. Các chính phủ trên toàn thế giới cần phải chuẩn bị hệ thống y tế công để giúp người dân đối phó với […]

The post Mối nguy hại sức khỏe do ô nhiễm không khí từ cháy rừng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
moi-nguy-hai-suc-khoe-do-o-nhiem-khong-khi-tu-chay-rung

Các đám cháy rừng lớn hơn, thường xuyên hơn đang ngày một gia tăng do biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và công tác quản lý đất đai kém hiệu quả. Các chính phủ trên toàn thế giới cần phải chuẩn bị hệ thống y tế công để giúp người dân đối phó với các tác động của đợt ô nhiễm không khí định kỳ từ hỏa hoạn. Đây là cảnh báo từ Liên minh Khí hậu và Sức khỏe Toàn cầu trong một báo cáo vừa công bố.

Báo cáo “Các giới hạn khả năng sống sót – Mối đe dọa đang nổi lên từ ảnh hưởng của khói bụi đến sức khỏe do cháy rừng và biến đổi khí hậu”, với các nghiên cứu thực tế tại Australia, Brazil và Canada đã chỉ ra: Theo các kịch bản về phát thải khí nhà kính hiện tại, số lượng các vụ cháy rừng trên thế giới sẽ tăng lên tới trên 74% vào năm 2100, tạo ra một vòng lặp mất rừng do cháy rừng và gia tăng lượng phát thải khí nhà kính.

Đặc biệt tại rừng Amazon, tình trạng phá rừng, cháy rừng kết hợp với hạn hán do biến đổi khí hậu có thể hủy hoại nơi được mệnh danh là lá phổi xanh của Trái đất – một trong những hệ thống dự trữ các-bon lớn của thế giới, làm BĐKH ngày càng trầm trọng hơn.

moi-nguy-hai-suc-khoe-do-o-nhiem-khong-khi-tu-chay-rung
Sự gia tăng các vụ cháy rừng nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe của người dân trên toàn thế giới

Khói từ các đám cháy rừng di chuyển vượt ra khỏi biên giới các nước với khoảng cách rất xa. Điển hình là khói từ các đám cháy rừng ở Australia 2019 – 2020 đã di chuyển 66.000km, khiến 80% dân số nước này phải chịu mức độ ô nhiễm không khí cao do khói bụi. Khói từ các đám cháy ở Alberta, Canada vào năm 2019 cũng bay tới tận châu Âu. Khói bụi từ cháy rừng có thể dẫn đến ô nhiễm không khí tăng đột biến, trong khi đó, các đám cháy kéo dài lâu hơn có thể làm ô nhiễm không khí gia tăng trong một thời gian dài. Các đám cháy lớn tái diễn hàng năm làm tăng mức độ phơi nhiễm hàng năm.

Theo nghiên cứu, khói bụi từ các đám cháy gây ra ước tính khoảng 339.000 ca tử vong sớm mỗi năm. Các nguy cơ đối với sức khỏe là gây sinh non, nhẹ cân và tiểu đường thai kỳ; bệnh hen suyễn nghiêm trọng cũng như các bệnh hô hấp khác; bệnh tim mạch; và bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, tiếp xúc lâu dài với khói bụi từ cháy rừng làm tăng khả năng dễ bị tổn thương đối với Covid-19. Bởi thực tế, những người bản địa tiếp xúc lâu dài với khói bụi có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn 250% so với dân số chung của Brazil.

Tiến sĩ Frances MacGuire, Chuyên gia tư vấn của Liên minh Khí hậu và Sức khỏe Toàn cầu, tác giả chính của báo cáo cho biết: Các tác động ngắn hạn đến sức khỏe do khói bụi cháy rừng hiện đã được ghi nhận đầy đủ, nhưng về dài hạn, vẫn đang có lỗ hổng lớn trong nghiên cứu để hiểu được đầy đủ tác động đến sức khỏe từ khói bụi do cháy rừng gia tăng khi thế giới đang nóng lên và có cả lỗ hổng trong các dịch vụ y tế sơ cấp và thứ cấp.

Theo bà Jeni Miller, Giám đốc Điều hành của Liên minh Khí hậu và Sức khỏe Toàn cầu, trước việc gia tăng nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng do ô nhiễm không khí từ cháy rừng, không chỉ có Australia, Brazil và Canada, mà trên toàn thế giới, các Chính phủ cần nâng cao năng lực hệ thống y tế để bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương nhất, bao gồm những người có bệnh lý về hô hấp, trẻ em, người già.

Các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa biến đổi khí hậu, các tác động khí hậu và sức khỏe và khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách phải đặt mối quan tâm về sức khỏe lên hàng đầu khi thiết lập các chính sách đối phó với biến đổi khí hậu – bao gồm các cam kết quốc gia theo Thỏa thuận Paris, còn gọi là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Việc thực hiện cả biện pháp giám sát có hệ thống và giảm thiểu ô nhiễm không khí do cháy rừng phải đi đôi với việc giảm thiểu các nguyên nhân gây cháy rừng và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Hơn thế nữa, các nhà lãnh đạo toàn cầu, bao gồm cả các nguyên thủ quốc gia của những nước đang trải qua những vụ cháy rừng tồi tệ nhất, phải từng bước hạn chế sự nóng lên toàn cầu thông qua các hành động khẩn trương vì khí hậu – bà Miller nhấn mạnh.

Khánh Ly

Theo baotainguyenmoitruong.vn

 

Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/moi-nguy-hai-suc-khoe-do-o-nhiem-khong-khi-tu-chay-rung-326169.html

The post Mối nguy hại sức khỏe do ô nhiễm không khí từ cháy rừng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Miền Trung lao đao trong đại hạn https://24hsongxanh.vn/mien-trung-lao-dao-trong-dai-han/ Tue, 15 Jun 2021 02:27:05 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=61832 mien-trung-lao-dao-trong-dai-han

Nắng gắt, thiếu nước, cháy rừng đã diễn ra ở nhiều vùng của miền Trung làm đảo lộn sinh hoạt của người dân. Ở một số nơi, không chịu nổi nắng nóng, nông dân phải làm việc đồng áng vào ban đêm. Lo rừng cháy, người khát Tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài từ […]

The post Miền Trung lao đao trong đại hạn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
mien-trung-lao-dao-trong-dai-han

Nắng gắt, thiếu nước, cháy rừng đã diễn ra ở nhiều vùng của miền Trung làm đảo lộn sinh hoạt của người dân. Ở một số nơi, không chịu nổi nắng nóng, nông dân phải làm việc đồng áng vào ban đêm.

Lo rừng cháy, người khát

Tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài từ cuối tháng Năm đến nay khiến nhiều khu rừng ở tỉnh Nghệ An có nguy cơ xảy ra cháy lớn. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An phải đặt chốt giữ những vùng rừng trọng điểm.

Tại H.Diễn Châu, chốt kiểm soát được lập tại các xã Diễn Phú, Diễn Đoài để kiểm soát người ra vào rừng. Anh Nguyễn Xuân Thuận – phụ trách chốt canh gác tại xã Diễn Phú – cho biết chốt canh gác được thành lập trong bốn tháng cao điểm mùa nắng nóng (từ ngày 17/5 – 17/9). Ngoài việc ghi lại thông tin người ra vào rừng, cán bộ các chốt còn tuyên truyền, nhắc nhở người dân không mang lửa vào rừng.

mien-trung-lao-dao-trong-dai-han
Nắng hạn nhiều ngày khiến suối Ta Rinh chảy qua xã A Ngo, H.A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế dần cạn kiệt.

Tại H.Đô Lương, các điểm kiểm soát, chòi canh được lắp đặt trên các đỉnh núi cao nhằm quan sát được toàn bộ diện tích rừng trong phạm vi quản lý. “Tại chòi, có 3-4 công nhân thay nhau túc trực mỗi ngày, chỉ cần thấy đám khói là báo cáo, xử lý ngay” – anh Hòa, phụ trách chòi canh ở xã Hòa Sơn, H.Đô Lương, nói.

“Chín giờ là nắng gắt không chịu nổi. Để kịp mùa vụ, cả tuần qua, chúng tôi phải tranh thủ mang cơm ra ruộng thu hoạch lúa, làm đất rồi cấy lúa ban đêm để tránh nắng” – bà Trần Thị Mai, trú tại xã Quang Thành, H.Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nói.

Trên bảy xã vùng Lìa dọc tuyến biên giới Việt – Lào thuộc H.Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, nguồn nước dùng cho sinh hoạt đang dần khan hiếm. Người dân các xã A Xing, Thanh, Thuận, A Túc, Xy… phải lấy nước từ sông Sê Pôn hoặc các khe suối, giếng đào để dùng. Múc mước ở giếng đào duy nhất của thôn Po Ro, anh Hồ Văn Theo – ở bản Po Ro, xã Xy – nói: “Hằng ngày, cử (tôi) đều phải đi bộ gần 2km đến đây lấy nước, mỗi lần chừng 10 lít về phục vụ cho cả gia đình năm người. 60 hộ dân bản Po Ro dùng chung giếng này, nếu nhiều người đến trước lấy hết nước, người đến sau phải đợi đến chiều mới có nước lại”.

mien-trung-lao-dao-trong-dai-han
Bà con ở xã Xy, H.Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị mong muốn có thêm nhiều điểm cấp nước sạch để có nước dùng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở vùng Lìa, những năm gần đây, người dân đã được hỗ trợ giếng khoan, bể nước tự chảy cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Riêng tại xã A Xing, từ năm 2007 đến nay, đã có 36 giếng khoan và gần 30 bể nước tự chảy được đầu tư xây dựng nhưng do quản lý kém, địa chất khắc nghiệt, nguồn nước ô nhiễm nên nhiều công trình đã bỏ hoang.

Dự án thủy lợi “đắp chiếu”

Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, hạn nặng đầu mùa khô ảnh hưởng đến 1.000ha lúa của các huyện Phú Vang, A Lưới. Đặc biệt, hàng trăm héc-ta lúa và hoa màu ở thị trấn Phú Đa, H.Phú Vang khát nước đã nhiều năm nay nhưng công trình tưới tiêu kênh mương nằm cạnh đó thi công năm năm qua vẫn chưa hoàn thành.

Ông Mai Bá Mọt – ở thôn Vĩnh Trình, thị trấn Phú Đa – cho biết vụ hè thu này, gia đình ông tiếp tục bỏ hoang hơn ba sào ruộng lúa do nguồn nước tưới chủ yếu dựa vào tự nhiên, trong khi không có kênh dẫn nước từ sông Đại Giang về: “Năm nào cũng chỉ làm được một vụ thôi. Tiến độ của dự án đưa nước từ sông Đại Giang vào quá chậm, dân chờ dài cổ”. 150ha đất lúa ở hai thôn Lương Vĩnh, Vĩnh Trình, thị trấn Phú Đa đều chỉ làm được một vụ.

mien-trung-lao-dao-trong-dai-han
Ông Mai Bá Mọt (thôn Vĩnh Trình, thị trấn Phú Đa, H.Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) chờ nước để làm vụ hè thu bên đám ruộng khô cháy

Trong khi đó, hệ thống tưới Thanh Lam – Phú Đa dẫn nước từ sông Đại Giang có tổng kinh phí gần 32,7 tỷ đồng, do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế làm chủ đầu tư, khởi công từ năm 2016, đến nay vẫn ì ạch. Mới đây, ông Nguyễn Văn Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế – đã đến kiểm tra công trình này, yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Trong vụ hè thu này, tỉnh Thừa Thiên – Huế có khoảng trên dưới 3.000ha lúa phải chuyển đổi sang cây trồng khác, chủ yếu tập trung ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang và một số xã của hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới.

Ngộp thở vì dịch đi kèm nắng nóng

Đầu tháng 5/2020, TP.Đà Nẵng xuất hiện đợt dịch covid-19 thứ tư khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Hơn một tháng trời, thành phố rơi vào tình trạng ngột ngạt với công cuộc phòng, chống dịch căng thẳng trong thời tiết nắng nóng.

Anh Phan Đình Phước – công nhân Công ty cổ phần Đối Tác Chân Thật Đà Nẵng – cho hay: “Công ty mình làm về logistics nên vẫn có công việc đều, nhưng vợ mình làm ở mảng du lịch từ năm 2020 đến nay thất nghiệp. Tiền lương của mình chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày và nuôi con. Mùa nắng nóng, chi phí trả cho ngành điện rất nhiều. Phòng trọ chật chội, con nóng nảy không ngủ được, vợ chồng mình phải cắn răng lắp máy điều hòa. Đợt dịch này, chính quyền hạn chế ra ngoài nên vợ con ở nhà cả ngày, tiền điện tăng vọt lên mấy trăm ngàn đồng”.

Chị Nguyễn Thị Sương – quê ở tỉnh Quảng Trị – kể: “Em làm công nhân ở khu công nghiệp Hòa Khánh, chồng em làm môi giới bất động sản. Dịch giã liên tục, giao dịch nhà đất ở Đà Nẵng đóng băng nên chồng tạm chuyển qua làm shipper. Chỉ thương ảnh chạy cả ngày ngoài đường, nhất là buổi trưa nắng. Họ kêu ship hàng nhiều nên phải chạy liên tục”.

Chị Nguyễn Thị Bảy – công nhân Công ty TNHH Điện tử Foster (Khu công nghiệp Hòa Cầm, TP.Đà Nẵng) – cho biết: “Trong đợt dịch này, bên Khu công nghiệp An Đồn bị nhiễm tùm lum. Chúng tôi làm bên khu công nghiệp này vẫn làm việc nhưng giữ khoảng cách kỹ hơn. Vào mùa nắng nóng nhưng để phòng dịch, nhà xưởng tắt máy điều hòa, chuyển qua bật quạt và thông gió nên người cứ lừ đừ”. Lương của chị Bảy khoảng gần 5 triệu đồng/tháng, đóng tiền điện hơi nặng nhưng phòng trọ chật chội nên vẫn phải bật quạt liên tục để chống nóng cho con.

Dịch bệnh liên tiếp kèm thời tiết cực đoan đang vắt kiệt dần sức người lao động. Anh Tô Xuân Hoan – người Hà Tĩnh – kể: “Ra tết, tôi dẫn nhóm khoảng chục anh em từ quê vào Đà Nẵng làm công trình. Dịch liên tục nên công trình dân sinh không có mấy, công trình dự án nhà nước thì khó xin. Đợt rồi, anh em chúng tôi làm ở công trình cầu vượt phía tây cầu Trần Thị Lý nhưng nhà thầu không cho ứng tiền nên đành phải nghỉ. Chúng tôi phải lên khu đô thị Golden Hills đúc gạch. Đợt rồi, tôi tính về quê để xoay xở tiền vào trang trải cho anh em nhưng ngoài quê lại bùng dịch. Vậy là mấy anh em phải ở lại, dựng lán sống tạm ngay chỗ làm, trưa nắng thì nằm vật vờ dưới gốc cây, ăn uống lay lắt qua ngày, chờ hết dịch”.

Quảng Nam: Ruộng bỏ hoang do hạn, mặn 

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng – Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam – toàn xã có 45ha đất trồng lúa và rau màu nhưng vụ hè thu này, chỉ mới sản xuất được 20ha. Vừa qua, địa phương đã làm việc với UBND xã Duy Phước, H.Duy Xuyên, đề nghị hỗ trợ nước tưới, sản xuất thêm được 6ha. “Số diện tích còn lại không có nước nên đành phải bỏ hoang. Không những vậy, xã còn bị tình trạng xâm nhập mặn, nước mặn xâm nhập vào sâu trong đồng ruộng đến hơn 5km” – ông Hùng cho hay.

Tại xã Duy Sơn, H.Duy Xuyên, 120ha đất sản xuất không có nguồn nước. Địa phương này phải đắp ba con đập thời vụ để tăng cường nguồn nước cho các trạm bơm cố định, mở mới một tuyến kênh dài 350m để dẫn nước từ các trạm bơm về tưới cho đồng ruộng. Vụ hè thu này, UBND huyện dự kiến sản xuất hoa màu trên 7.650ha, trong đó có hơn 3.500ha đất lúa, nhưng phải cắt giảm và chuyển 120ha đất lúa sang trồng cây khác do các hồ, đập thiếu nước trầm trọng.

Ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – cho hay tỉnh đã chỉ đạo các địa phương chuyển đổi sản xuất, cân đối nguồn nước tại các hồ chứa, áp dụng các biện pháp tiết kiệm và khai thác nước bằng mọi cách để phục vụ sản xuất.

Nhóm PV miền Trung – Ảnh: Thuận Hóa

Theo phunuonline.com.vn

 

Link nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/mien-trung-lao-dao-trong-dai-han-a1437007.html

The post Miền Trung lao đao trong đại hạn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tháng 5/2021, lượng khí thải CO2 chạm mức cao nhất trong lịch sử hiện đại https://24hsongxanh.vn/thang-5-2021-luong-khi-thai-co2-cham-muc-cao-nhat-trong-lich-su-hien-dai/ Tue, 08 Jun 2021 07:37:54 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=61478 luong-khi-thai-co2-cham-muc-cao-nhat-trong-lich-su-hien-dai

Ngày 7/6, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ và Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California San Diego (Mỹ) công bố báo cáo về chỉ số toàn cầu cho thấy, lượng carbon trong bầu khí quyển của Trái đất vào tháng 5/2021 đã chạm mức cao nhất […]

The post Tháng 5/2021, lượng khí thải CO2 chạm mức cao nhất trong lịch sử hiện đại appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
luong-khi-thai-co2-cham-muc-cao-nhat-trong-lich-su-hien-dai

Ngày 7/6, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ và Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California San Diego (Mỹ) công bố báo cáo về chỉ số toàn cầu cho thấy, lượng carbon trong bầu khí quyển của Trái đất vào tháng 5/2021 đã chạm mức cao nhất trong lịch sử hiện đại.

Theo các nhà khoa học thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California San Diego, lượng carbon dioxide trong không khí đo được tại trạm thời tiết của NOAA trên núi Mauna Loa ở Hawaii là cao nhất kể từ khi các phép đo bắt đầu cách đây 63 năm. Cụ thể, các thiết bị đặt ở đài quan sát của NOAA trên đỉnh núi đã ghi nhận lượng carbon dioxide vào khoảng 419 phần triệu (ppm) vào tháng 5/2021, nhiều hơn mức 417 ppm cùng kỳ năm ngoái.

luong-khi-thai-co2-cham-muc-cao-nhat-trong-lich-su-hien-dai
Lượng carbon trong bầu khí quyển của Trái đất vào tháng 5/2021 đã chạm mức cao nhất trong lịch sử hiện đại. Ảnh: Reuters

Phép đo với tên gọi “Đường cong Keeling”, được đặt theo tên của nhà khoa học Charles David Keeling, người bắt đầu theo dõi carbon dioxide vào năm 1958, là một tiêu chuẩn toàn cầu cho nồng độ carbon trong khí quyển.

Ông Pieter Tans, nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Giám sát toàn cầu của NOAA cho biết, do carbon dioxide là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, nên các phát hiện cho thấy việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và các hoạt động khác dẫn đến phát thải carbon phải là ưu tiên hàng đầu để tránh những hậu quả thảm khốc.

“Chúng ta đang thêm khoảng 40 tỷ tấn khí thải CO2 ô nhiễm vào bầu khí quyển mỗi năm. Đó là một “núi carbon” mà trên Trái đất, đốt cháy và thải vào khí quyển dưới dạng CO2 từ năm này qua năm khác”, ông Tans viết trong báo cáo.

Theo báo cáo, mặc dù lưu lượng giao thông và thương mại giảm do phong tỏa trong đại dịch Covid-19, nhưng tổng lượng carbon trong khí quyển không sụt giảm, nguyên nhân một phần được cho là do cháy rừng giải phóng carbon.

Báo cáo nêu rõ, lượng carbon trong không khí hiện nay ở mức cao như cách đây khoảng 4 triệu năm, thời điểm mực nước biển cao hơn ngày nay 24 m và nhiệt độ trung bình cao hơn khoảng 3,9 độ C so với trước cuộc Cách mạng Công nghiệp.

Ông Tans cho biết, mức độ carbon dioxide đo được không bị ảnh hưởng bởi núi lửa Hawaii đang phun trào vì trạm này nằm đủ xa các núi lửa đang hoạt động để các phép đo không bị sai lệch và một số luồng khí carbon dioxide cũng được loại bỏ khỏi dữ liệu.

Mai Đan

Theo baotainguyenmoitruong.vn/ Reuters

Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thang-5-2021-luong-khi-thai-co2-cham-muc-cao-nhat-trong-lich-su-hien-dai-325639.html

The post Tháng 5/2021, lượng khí thải CO2 chạm mức cao nhất trong lịch sử hiện đại appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ông lão dành 25 năm phủ xanh đồi trọc https://24hsongxanh.vn/ong-lao-danh-25-nam-phu-xanh-doi-troc/ Wed, 31 Mar 2021 10:07:46 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=57622 ong-lao-danh-25-nam-phu-xanh-doi-tro

Thấy những ngọn đồi trơ trọi vì cháy rừng, dân làng sống trong nắng gắt, thiếu nước nghiêm trọng, ông Sadiman quyết định trồng cây nhưng ai cũng bảo ông khùng. Những năm 1960, các trận cháy rừng lớn đã tàn phá các khu rừng trên sườn nam của núi Lawu, trung Java, biến rừng […]

The post Ông lão dành 25 năm phủ xanh đồi trọc appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ong-lao-danh-25-nam-phu-xanh-doi-tro

Thấy những ngọn đồi trơ trọi vì cháy rừng, dân làng sống trong nắng gắt, thiếu nước nghiêm trọng, ông Sadiman quyết định trồng cây nhưng ai cũng bảo ông khùng.

Những năm 1960, các trận cháy rừng lớn đã tàn phá các khu rừng trên sườn nam của núi Lawu, trung Java, biến rừng thông hàng trăm ha thành tro bụi. Những ngọn đồi trơ trọi, cằn cỗi.

Trong nhiều thập kỷ, hàng chục ngôi làng ở Wonogiri bị gió lùa, đói kém. Sadiman, một nông dân sống bằng nghề chăn nuôi, ngoài 40 tuổi, là người đầu tiên nhận ra sự thiếu thốn của thực vật quanh làng khiến gió lùa và hiếm nước ngọt.

ong-lao-danh-25-nam-phu-xanh-doi-tro
Ông Sadiman bên cánh rừng tự phủ xanh suốt 25 năm.

Nhưng trong một thời gian dài, chính quyền và dân địa phương không để tâm đến điều này. Tệ hơn, mọi người gọi Sadiman là kẻ điên. Ông đành bỏ tiền túi mua cây về trồng, buôn gia súc để mua cây non.

Trong 25 năm qua, ông tự trồng hơn 11.000 cây. Khi hàng ngàn cây non trưởng thành, các loài thực vật bắt đầu phát triển, các nhánh cây tỏa ra xóa dấu vết của vùng đồi trọc.

Khu rừng Sadiman trồng tạo nguồn nước dồi dào. Nông dân ban đầu chỉ có thể trồng trọt mỗi năm một vụ, nay trồng hai, thậm chí ba vụ.

Khi thấy mưa đến thường xuyên hơn, mọi người đã hiểu được lợi ích của cây xanh. Sadiman không còn bị chê là kẻ điên, ngược lại người dân, truyền thông ca ngợi ông là anh hùng.

Sadiman đã dành được Kalpataru, giải thưởng cao nhất Chính phủ dành cho công dân Indonesia có đóng góp trong việc bảo vệ môi trường và giải Kick Andy Heroes (giải cống hiến cho cộng đồng và đất nước Indonesia) vào năm 2016.

Qua nhiều năm, khu rừng rộng 25 ha tươi tốt được đặt tên là “Hutan Sadiman” hay “Rừng của Sadiman”. Nó trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng nhất du lịch thiên nhiên ở Indonesia.

Câu chuyện của ông Sadiman đã truyền cảm hứng cho một số đồn điền trồng cây đại trà khác trong khu vực.

Nhật Minh

Theo VnExpress/ OC

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/ong-lao-danh-25-nam-phu-xanh-doi-troc-4255615.html

The post Ông lão dành 25 năm phủ xanh đồi trọc appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lai Châu: Cháy rừng tại huyện Tam Đường bùng phát trở lại và lan rộng https://24hsongxanh.vn/lai-chau-chay-rung-tai-huyen-tam-duong-bung-phat-tro-lai-va-lan-rong/ Sat, 27 Feb 2021 02:05:44 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=56043 lai-chau-chay-rung

Vào lúc 23 giờ ngày 26/2, gió to đã khiến đám cháy rừng tại huyện Tam Đường bùng cháy trở lại và lan rộng, lực lượng chức năng cùng nhân dân tiếp tục “gồng mình” để dập lửa. Theo ghi nhận của phóng viên tại điểm cháy rừng ở vị trí trên núi cao khoảng […]

The post Lai Châu: Cháy rừng tại huyện Tam Đường bùng phát trở lại và lan rộng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
lai-chau-chay-rung

Vào lúc 23 giờ ngày 26/2, gió to đã khiến đám cháy rừng tại huyện Tam Đường bùng cháy trở lại và lan rộng, lực lượng chức năng cùng nhân dân tiếp tục “gồng mình” để dập lửa.

lai-chau-chay-rung
Dân đốt cây bụi làm nương ở bản Nậm Dê, xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu), gió mạnh nên ngọn lửa lan rộng ra xung quanh. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN

Theo ghi nhận của phóng viên tại điểm cháy rừng ở vị trí trên núi cao khoảng 1.300 mét so với mực nước biển thuộc bản Nậm Dê, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu), sau gần 7 tiếng đồng hồ, các lực lượng đã tập trung khống chế ngọn lửa nhưng đến 23 giờ ngày 26/2, do gió to nên lửa tiếp tục bùng cháy trở lại và lan rộng.

Trước đó, vào lúc 14 giờ ngày 26/2, một hộ dân tại bản Nậm Dê đốt thảm cỏ thực vật để làm nương, do gió to không kiểm soát được nên ngọn lửa đã lan rộng ra xung quanh.

Nhận được thông tin của người dân, chính quyền địa phương đã thực hiện phương châm “4 tại chỗ” huy động gần 1.000 người gồm lực lượng công an, quân đội, kiểm lâm, dân quân tự vệ và người dân các xã lân cận cùng phương tiện để dập lửa…

Điểm cháy được xác định là cây bụi, thảm thực vật, lau sậy và nằm ở độ cao hơn 1.300 mét so với mực nước biển, gió thổi mạnh nên lửa lan nhanh, gây khó khăn cho các lực lượng dập lửa.

Vào lúc 23 giờ ngày 26/2, phóng viên đã có mặt tại điểm cháy rừng trên.

lai-chau-chay-rung
Gần 1.000 người được huy động dập đám cháy rừng. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN

Lúc này, lực lượng chức năng cùng nhân dân đang “gồng mình” để dập lửa. Tuy nhiên, do ở trên cao, gió to nên đám cháy tiếp tục bùng cháy trở lại và lan rộng.

Hiện, chính quyền địa phương đang tổ chức các lực lượng tiếp cận để dập lửa, không để lan rộng ra diện tích có cây rừng.

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu, Ủy ban Nhân dân huyện Tam Đường và các sở, ngành vẫn theo dõi sát sao tình hình để kịp thời chỉ đạo các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.

Việt Hoàng

Theo Vietnam+/TTXVN

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/lai-chau-chay-rung-tai-huyen-tam-duong-bung-phat-tro-lai-va-lan-rong/696982.vnp

The post Lai Châu: Cháy rừng tại huyện Tam Đường bùng phát trở lại và lan rộng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Suy thoái môi trường khiến loài người đối diện “tương lai kinh khủng của đại tuyệt chủng” https://24hsongxanh.vn/suy-thoai-moi-truong-khien-loai-nguoi-doi-dien-tuong-lai-kinh-khung-cua-dai-tuyet-chung/ Sat, 16 Jan 2021 02:02:15 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=54037 suy-thoai-moi-truong

Một báo cáo khoa học khách quan mới xuất bản cho rằng thế giới hiện đang không hiểu hết được mức độ trầm trọng của những mối đe dọa do tình trạng mất mát về đa dạng sinh học và cuộc khủng khoảng khí hậu gây ra. Một nhóm các nhà khoa học quốc thế […]

The post Suy thoái môi trường khiến loài người đối diện “tương lai kinh khủng của đại tuyệt chủng” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
suy-thoai-moi-truong

Một báo cáo khoa học khách quan mới xuất bản cho rằng thế giới hiện đang không hiểu hết được mức độ trầm trọng của những mối đe dọa do tình trạng mất mát về đa dạng sinh học và cuộc khủng khoảng khí hậu gây ra.

Một nhóm các nhà khoa học quốc thế uy tín cho rằng hành tinh của chúng ta hiện đang phải đối mặt với một “tương lai khủng khiếp của cuộc đại tuyệt chủng, sức khỏe suy kiệt và những biến động đột ngột do sự đổ vỡ của nền khí hậu toàn cầu gây ra”. Sự tồn vong của loài người đang bị đe dọa do chính sự thiếu hiểu biết và không hành động của chính chúng ta khi chưa hiểu được đầy đủ mức độ cấp bách của cuộc khủng hoảng đối với đa dạng sinh học và khí hậu toàn cầu.

Nhóm 17 chuyên gia này, trong đó có Giáo sư Paul Ehrlich từ Đại học Stanford – tác giả cuốn Quả bom dân số (The Population Bomb), và các nhà khoa học từ Mexico, Australia và Mỹ, nói rằng hành tinh chúng ta đang trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với hầu hết mọi người, thậm chí cả các nhà khoa học, hình dung.

suy-thoai-moi-truong
Khói và lửa bốc lên từ một đám cháy do các hoạt động bất hợp pháp trong khu bảo tồn rừng nhiệt đới Amazon, phía nam Novo Progresso ở bang Para, Brazil. Ảnh: Carl de Souza/AFP/Getty

Trong báo cáo được tham khảo với hơn 150 nghiên cứu chi tiết các thách thức lớn về môi trường trên toàn thế giới đăng trên trang  Frontiers in Conservation Science này, các nhà khoa học viết “Quy mô của các mối đe dọa đối với sinh quyển và tất cả các dạng sống của nó – bao gồm con người – thực tế to lớn đến mức ngay cả những chuyên gia am hiểu nhất cũng khó mà nắm bắt được”.

Khoảng lùi giữa việc phá hủy thế giới tự nhiên và những tác động này khiến cho con người không nhận ra vấn đề đang nghiêm trọng đến thế nào, báo cáo này tranh luận. “Phần đông chúng ta đang gặp khó khăn trong việc nắm bắt mức độ của sự mất mát này, bất chấp sự xói mòn dần của cấu trúc văn minh nhân loại”

Báo cáo này cũng cảnh báo những cuộc di cư ồ ạt do khí hậu biến đổi, nhiều trận đại dịch, nhiều cuộc xung đột về tài nguyên sẽ không thể tránh khỏi trừ khi chúng ta có những hành động khẩn cấp.

“Báo cáo của chúng tôi không phải là một lời kêu gọi đầu hàng – mà nhằm cung cấp cho các nhà lãnh đạo một “trận mưa rào lạnh” thực tế nhất về tình trạng của hành tinh chúng ta – một điều cần thiết để lập kế hoạch tránh một tương lai đáng sợ” – báo cáo viết thêm.

Đối phó với mức độ khủng khiếp của vấn đề đòi hỏi những thay đổi sâu rộng đối với chủ nghĩa tư bản toàn cầu, giáo dục và bình đẳng. Các nhà nghiên cứu tiếp tục lập luận rằng điều này bao gồm xóa bỏ hẳn ý tưởng tăng trưởng kinh tế vĩnh viễn, định giá hợp lý các tác động về môi trường của nền sản xuất và tiêu thụ, ngừng hoàn toàn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, kiềm chế hoạt động vận động hành lang của các doanh nghiệp và trao quyền cho phụ nữ…

Báo cáo này ra đời nhiều tháng sau khi thế giới không đạt được mục tiêu Aichi về da dạng sinh học duy nhất của Liên Hiệp Quốc, được đặt ra nhằm ngăn chặn sự tàn phá thế giới tự nhiên, lần thứ hai liên tiếp các chính phủ không đạt được các mục tiêu về đa dạng sinh học trong 10 năm. Tuần này, một liên minh gồm hơn 50 quốc gia đã cam kết bảo vệ gần 1/3 địa cầu vào năm 2030.

suy-thoai-moi-truong
Một rạn san hô bị tảo thống trị ở Seychelles … cuộc khủng hoảng khí hậu đang thay đổi thành phần của các hệ sinh thái. Ảnh: Nick Graham/Đại học Lancaster/PA

Theo một báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc, ước tính có khoảng 1 triệu loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, nhiều loài trong số đó trong vòng vài thập kỷ.

“Sự suy thoái về môi trường chắc chắn đe dọa nền văn minh nhân loại hơn chủ nghĩa Trump hay COVID-19” Giáo sư Ehrlich nói với The Guardian.

Trong cuốn Quả bom dân số, xuất bản năm 1968, Giáo sư Ehrlich đã cảnh báo về một cuộc bùng nổ dân số sắp sảy ra và hàng trăm triệu người chết đói. Mặc dù thừa nhận có một số mốc thời gian đã dự đoán sai, song ông vẫn luôn khẳng định thông điệp cơ bản của cuốn sách rằng, sự gia tăng dân số và mức độ tiêu dùng cao của các quốc gia giàu có đang dẫn đến sự hủy diệt.

Ông nói tiếp với The Guardian: “Cuồng tăng trưởng là căn bệnh chết người của nền văn minh. Nó phải được thay thế bằng các chiến dịch thực hiện các mục tiêu công bằng và hạnh phúc cho toàn xã hội, chứ không phải mục tiêu tiêu thụ nhiều thứ rác rưởi hơn”.

Bài báo cũng cảnh báo các quần thể dân cư lớn và sự phát triển liên tục đã dẫn đến sự suy thoái đất đai và mất đa dạng sinh học. “Nhiều người hơn đồng nghĩa với việc càng nhiều chất tổng hợp và rác thải nhựa nguy hại được sản xuất, mà nhiều trong số đó làm gia tăng độc tố cho trái đất. Điều đó cũng làm tăng khả năng xảy ra các đại dịch khiến những cuộc săn lùng ngày càng tuyệt vọng hơn các nguồn tài nguyên khan hiếm xảy ra.”

Tác động của tình trạng khẩn cấp về khí hậu rõ ràng hơn tình trạng mất mát về đa dạng sinh học, song xã hội vẫn đang thất bại trong các mục tiêu cắt giảm lượng khí thải, bài báo lập luận. Nếu con người hiểu được mức độ của các cuộc khủng hoảng, thì những thay đổi về chính trị và chính sách có thể đã phù hợp với mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa này.

“Điều mà chúng tôi muốn nói chính ở đây là một khi bạn nhận ra quy mô và tình trạng khẩn cấp của vấn đề, rõ ràng là chúng ta cần nhiều hơn những hành động có tính cá nhân như sử dụng ít đồ nhựa hơn, ăn ít thịt hơn hay bay ít hơn. Quan điểm của chúng tôi là chúng ta cần những thay đổi có tính hệ thống lớn và được thực hiện nhanh chóng,” Giáo sư Daniel Blumstein từ Trường Đại học California Los Angeles, người tham gia viết báo cáo này, nói.

Bài báo trích dẫn một số báo cáo quan trọng được xuất bản trong những năm qua, bao gồm:

– Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2020, trong đó nêu đích danh sự mất mát đa dạng sinh học là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với nền kinh tế toàn cầu.

–  Báo cáo Đánh giá Toàn cầu IPBES năm 2019, của tổ chức IPBES (The Intergovernmental Science – Policy Platform on Biodiversity and Ecosystem Services – Diễn đàn Khoa học – Chính sách liên chính phủ về đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái), trong đó nói rằng 70% diện tích toàn bộ trái đất đã bị con người thay đổi.

– Báo cáo Hành tinh sống WWF năm 2020, của tổ chức WWF (The World Wide Fund for Nature – Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên), trong đó cho biết kích thước quần thể trung bình của các loài có xương sống đã suy giảm 68% trong 5 thập kỷ qua.

– Một báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu năm 2018, nói rằng nhân loại đã bước qua ngưỡng nóng lên 1 độ C so với mức thời tiền công nghiệp và sẽ hướng đến mức tăng 1.5 độ C trong khoảng từ năm 2030 đến năm 2052.

suy-thoai-moi-truong
Úc đã chứng kiến một mùa cháy rừng tàn khốc vào năm 2020. Ảnh: Tracey Nearmy/Reuters

Báo cáo ra đời sau nhiều năm liên tiếp có những cảnh báo rõ ràng về tình trạng của trái đất từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, bao gồm tuyên bố của 11.000 nhà khoa học  vào năm 2019 rằng con người sẽ phải đối mặt với “nỗi đau khổ chưa bao giờ được kể do khủng khoảng khí hậu” trừ khi những thay đổi lớn lao được thực hiện.

Vào năm 2016, hơn 150 nhà khoa học về khí hậu Australia đã viết một bức thư ngỏ đến thủ tướng khi đó, ông Malcolm Turnbull, đòi hỏi có hành động khẩn cấp nhằm cắt giảm khí thải. Cùng năm đó, 375 nhà khoa học – trong đó có 30 nhà khoa học đã đoạt giải Nobel – cũng đã viết một bức thư ngỏ gửi toàn thế giới về những nỗi thất vọng của họ trước tình trạng không hành động của giới chính trị về biến đổi khí hậu.

Giáo sư Tom Oliver, một nhà sinh thái học từ Đại học Reading, người không tham gia vào báo cáo này, cũng nói rằng đó là một bản tóm tắt đáng sợ nhưng đáng tin cậy về những mối đe dọa nghiêm trọng và xã hội chúng ta đang đối mặt dưới lớp kịch bản “hiện trạng vẫn bình thường”.

“Các nhà khoa học giờ đây cần đi xa hơn việc chỉ đơn giản ghi lại tình trạng suy thoái môi trường, mà cần phải tìm những cách hiệu quả nhất để thúc đẩy hành động”.

Giáo sư Rob Brooker, trưởng Khoa khoa học sinh thái tại Học viện James Hutton, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết bản báo cáo này rõ ràng nhấn mạnh vào bản chất cấp bách của những thách thức “Chắc chắn, chúng ta không nên hoài nghi chút nào về quy mô khủng khiếp của những thách thức mà chúng ta đang đối mặt và những thay đổi mà chúng ta sẽ cần phải tạo ra để đối phó với chúng”.

Ngọc Hân

Theo nguoidothi.net.vn/ The Guardian

 

Link nguồn: https://nguoidothi.net.vn/suy-thoai-moi-truong-khien-loai-nguoi-doi-dien-tuong-lai-kinh-khung-cua-dai-tuyet-chung-27160.html

The post Suy thoái môi trường khiến loài người đối diện “tương lai kinh khủng của đại tuyệt chủng” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nhanh chóng xây dựng đề án khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên https://24hsongxanh.vn/nhanh-chong-xay-dung-de-khoanh-nuoi-bao-ve-rung-tu-nhien/ Thu, 07 Jan 2021 02:09:26 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=53646 xay-dung-de-an-khoanh-nuoi-bao-ve-rung-tu-nhien

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng việc khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều chính sách nhưng chưa thỏa đáng; chưa khuyến khích người dân tham gia phục hồi, phát triển rừng. Tại hội nghị Tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành năm 2020 và triển khai nhiệm vụ […]

The post Nhanh chóng xây dựng đề án khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
xay-dung-de-an-khoanh-nuoi-bao-ve-rung-tu-nhien

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng việc khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều chính sách nhưng chưa thỏa đáng; chưa khuyến khích người dân tham gia phục hồi, phát triển rừng.

Tại hội nghị Tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 6/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá, năm 2020, ngành lâm nghiệp đối mặt với 3 thách thức lớn.

Đó là đại dịch Covid-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa; cháy rừng, tác động của biến đổi khí hậu gây bão lũ khiến trên 141.000ha rừng bị thiệt hại; cạnh tranh thương mại toàn cầu quyết liệt, đặc biệt là những cảnh báo từ thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ như Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

xay-dung-de-an-khoanh-nuoi-bao-ve-rung-tu-nhien
Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN

Trong bối cảnh đó, toàn ngành lâm nghiệp vẫn nỗ lực, quyết tâm và kết quả tương đối toàn diện ở mức cao.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng ngành lâm nghiệp tự hào với tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, nhưng nhìn sâu thì 3 khu vực trọng điểm là Tây Bắc, Tây Nguyên, rừng ven biển vẫn chưa hoàn toàn yên tâm về an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, địa hình…

Bên cạnh đó, việc khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều chính sách nhưng chưa thỏa đáng; chính sách hỗ trợ còn bất cập nên chưa khuyến khích người dân, kể cả chủ hộ cá nhân hay đơn vị tham gia phục hồi, phát triển rừng.

“Ngành lâm nghiệp cần nhanh chóng rà soát, xây dựng đề án về khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên,” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp sớm hoàn thiện đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng phát động. Đồng thời, tổng kết 10 năm Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; hoàn thiện đề án Thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu, trên cơ sở bảo vệ bền vững môi trường rừng…

Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, năm 2021, ngành lâm nghiệp bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, ngành tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng tự nhiên; thực hiện rà soát chặt chẽ việc thực hiện các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác…

Ngành lâm nghiệp cũng nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, đồng thời, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Ngành lâm nghiệp duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc 42%, nâng cao chất lượng rừng; giảm tối thiểu 10% về số vụ vi phạm và 20% diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2020.

Ngành cũng đặt mục tiêu trồng rừng tập trung đạt 230.000ha; khoanh nuôi tái sinh 150.000 ha/năm; trồng 200 triệu cây phân tán và giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 14 tỷ USD.

Theo ông Phạm Văn Điển, năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt 42%. Nhưng ngành vẫn còn tồn tại những điểm nóng về phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép tại một số địa phương, nhất là khu vực Tây Nguyên vẫn diễn ra phức tạp, gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.

Cả nước đã phát hiện 10.931 vụ vi phạm, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 1.513ha, giảm 1.062ha tương ứng với 41%.

Riêng thiệt hại do cháy rừng là 201 vụ, giảm 91 vụ so với 2019 với diện tích thiệt hại là 674ha, giảm 1.323ha so với năm 2019; thiệt hại do phá rừng 3.064 vụ với 839ha.

Nguyên nhân của tình trạng phá rừng là lấy đất trồng rừng của một số người dân thiếu đất sản xuất, tình trạng di dân tự do vẫn còn diễn ra ở một số nơi; chuyển sang nông nghiệp, trồng cây công nghiệp; khai thác gỗ có giá trị thương mại cao tại một số khu rừng tự nhiên còn gỗ quý.

Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, Tổng cục Lâm nghiệp đã luôn chủ động, thường xuyên phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản để nắm bắt tình hình. Từ đó, tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Cùng đó, ngành theo dõi và phối hợp hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện và xử lý các vụ tranh chấp thương mại quốc tế. Qua đó, giúp các doanh nghiệp giảm bớt được những khó khăn, khôi phục và ổn định sản xuất để duy trì tăng trưởng ngành.

Nhờ đó, giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2020 đạt khoảng 13,17 tỷ USD, vượt 5,4% kế hoạch năm 2020, tăng 16,4% so với năm 2019. Giá trị xuất siêu lâm sản đạt 10,5 tỷ USD, tăng gần 18%.

Bích Hồng

Theo Vietnam+/ TTXVN

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nhanh-chong-xay-dung-de-an-khoanh-nuoi-bao-ve-rung-tu-nhien/688187.vnp

The post Nhanh chóng xây dựng đề án khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên appeared first on 24h Sống xanh.

]]>