Chất Độc Da Cam – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Sat, 29 Jun 2019 08:21:42 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Chất Độc Da Cam – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Hành trình vượt khó thành doanh nhân của cô gái bị chất độc da cam https://24hsongxanh.vn/hanh-trinh-vuot-kho-thanh-doanh-nhan-cua-co-gai-bi-chat-doc-da-cam/ Sat, 29 Jun 2019 04:57:16 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=6504 Ái Vi tại sự kiện Doanh nghiệp - Kinh tế - Xã hội châu Âu EESC ở Bỉ.

Ái Vi từng trải qua 7 ca phẫu thuật đau đớn, nỗ lực làm việc và lập quỹ từ thiện để giúp nhiều học sinh nghèo vượt khó. Ái Vi sinh năm 1986, từng làm việc và du lịch qua hơn 30 quốc gia. Hiện cô là doanh nhân với 5 công ty riêng. Nếu […]

The post Hành trình vượt khó thành doanh nhân của cô gái bị chất độc da cam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ái Vi tại sự kiện Doanh nghiệp - Kinh tế - Xã hội châu Âu EESC ở Bỉ.

Ái Vi từng trải qua 7 ca phẫu thuật đau đớn, nỗ lực làm việc và lập quỹ từ thiện để giúp nhiều học sinh nghèo vượt khó.

Ái Vi sinh năm 1986, từng làm việc và du lịch qua hơn 30 quốc gia. Hiện cô là doanh nhân với 5 công ty riêng. Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài hiện tại, ít ai biết Ái Vi là một trong những nạn nhân của di chứng chất độc da cam. Mái tóc dài giúp cô che kín sẹo dài nửa bên đầu và cổ. Hơn 30 năm qua, cô luôn giữ tâm thế lạc quan, phấn đấu mỗi ngày để trở thành người có ích cho xã hội.

“Tôi không thể thay đổi quá khứ nghèo khó và nỗi đau chất độc da cam, nhưng tôi có thể tạo ra tương lai tốt đẹp hơn với tình yêu và hòa bình”, Ái Vi bày tỏ.

Ái Vi tại sự kiện Doanh nghiệp - Kinh tế - Xã hội châu Âu EESC ở Bỉ.
Ái Vi tại sự kiện Doanh nghiệp – Kinh tế – Xã hội châu Âu EESC ở Bỉ

7 ca phẫu thuật và tuổi thơ nghèo khó

Vi quê ở xã Phước Thắng – một trong những nơi đặc biệt khó khăn của tỉnh Bình Định. Như nhiều vùng đất miền Trung, sự tàn khốc của nắng gió, bão lũ… khiến cuộc sống của bà con đã nghèo, lại càng cơ cực hơn. Gia đình Vi cũng không thoát khỏi vòng lẩn quẩn ấy. Năm 1986, chiến tranh đã chấm dứt từ hơn 10 năm trước, nhưng hậu quả của nó còn dai dẳng. Nhiều kênh rạch, sông suối bị nhiễm chất độc da cam, vô số đứa trẻ sinh ra với ngoại hình không lành lặn, Vi là một trong số đó.

Ngay khi vừa chào đời, Vi bị biến dạng nửa khuôn mặt, đầu to bất thường. Gia đình chưa kịp hạnh phúc vì có thêm thành viên mới đã đón nhận hung tin bệnh tật của con. Bác sĩ nói đứa trẻ bị ảnh hưởng chất độc da cam, nếu không sớm phẫu thuật, sẽ sống không quá 10 tuổi.

Dù trải qua tuổi thơ bệnh tật, Ái Vi vẫn thích cười, yêu đời. Ảnh chụp năm 1989 của Vi và cậu Út.
Dù trải qua tuổi thơ bệnh tật, Ái Vi vẫn thích cười, yêu đời. Ảnh chụp năm 1989 của Vi và cậu Út

Thời thơ ấu, Vi đã quen với mùi thuốc sát trùng, không thể nhớ hết những lần ra vào viện. Cha mẹ cô đứt từng khúc ruột khi chứng kiến con gái ôm đầu khóc vì cơn đau hành hạ. Họ phải xin nghỉ dạy để có thời gian đưa con đi chữa bệnh khắp nơi. Lúc ấy bố Vi là giáo viên dạy toán, mẹ dạy lịch sử kiêm Phó hiệu trưởng của một trường trung học cơ sở.

Thập niên 1980-1990, chế độ bảo hiểm y tế chưa phát triển, mỗi lần Vi phẫu thuật, gia đình lại phải chạy vạy từng đồng. Từ đủ ăn, họ dần khánh kiệt. Trải qua 7 lần phẫu thuật và hàng nghìn nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần, Vi mới thoát khỏi tử thần. Nửa bên đầu dần nhỏ lại, nhưng đổi lại là những vết sẹo dài cả gang tay trên mặt và cổ. Tuy vậy, từ nhỏ Ái Vi vẫn yêu đời và trưởng thành chọn làm “một người lớn hạnh phúc”.

Trong ký ức, Vi vẫn nhớ những ngày cô nằm kiệt quệ, lả người trên chiếc chiếu tre, nước lụt ngập đến thành giường. Có năm nước ngập gần đến mái nhà, nhiều gia đình sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Mỗi mùa lũ đi qua, các thôn xóm đều tan hoang, xơ xác.

“Tôi không thể quên được cảm giác đau nhói lòng khi nghe tin ai đó chết đuối. Năm nào lũ lụt cũng có người chết”, cô nói. Vi và những người dân trong xóm từng sợ hãi, hoảng loạn chứng kiến cảnh một gia đình bốn người bị lũ cuốn trôi ngay con sông gần nhà. Ký ức tuổi thơ Vi bị ám ảnh với những ngày mưa lũ, bão bùng, những nỗi đau mất mát, nên từ nhỏ cô bé đã mơ trở thành “nàng tiên cá”, bơi lội giỏi để cứu người. Đó cũng là động lực khiến Vi tự tìm tòi học bơi, nghiên cứu kỹ năng sinh tồn dưới nước.

Hết mùa lũ, mảnh đất miền Trung ấy lại oằn mình chịu đựng cái nóng. Nắng thiêu đốt cả cánh đồng, đất khô cằn, người cũng lao lực vì mất sức. Cô bé Vi khi ấy chẳng biết làm gì ngoài tập trung học tập, mong sau này có thể đỡ đần cha mẹ, giúp quê hương thoát cảnh đói nghèo.

Vượt qua nghịch cảnh để sống có ích

18 tuổi, cô khăn gói vào TP HCM học đại học, mang theo ước mơ và hoài bão từ thời thơ ấu. Vi chưa từng có cơ hội chạm tay vào laptop hay điện thoại cảm ứng khi còn ở quê. Mãi đến sau này cô dần tiếp cận với công nghệ và nhận ra mình cần phải nỗ lực rất nhiều để có thể theo kịp và­ hòa nhập với cuộc sống thị thành.

Nhờ sống, làm việc và từng đi nhiều quốc gia trên thế giới, cô được tiếp cận với nhiều nền văn hoá, tư duy, cách làm kinh doanh khác nhau. Cô tin rằng công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng giúp đổi mới làng quê, phát triển đất nước. Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và vốn, cô thành lập công ty công nghệ Fiviva, đảm nhận vai trò CEO. Ngoài ra, cô còn sở hữu bốn doanh nghiệp khác.

“Suốt những năm sinh viên đi ở trọ, tôi và bạn bè ai cũng mơ ước được sở hữu ngôi nhà của chính mình nhưng không biết đến khi nào mới có đủ tiền. Đó là động lực giúp tôi lên kế hoạch triển khai ứng dụng bất động sản toàn cầu, dự kiến ra mắt tại Việt Nam vào tháng 7 này. Ứng dụng điện thoại này sẽ kết nối giữa chủ nhà, người mua nhà, môi giới và nhân viên ngân hàng với nhau. Nhờ vậy mang đến ch­o mọi người cơ hội sở hữu được ngôi nhà mơ ước dù chưa có đủ tiền, qua hình thức mua nhà trả góp. Tôi kỳ vọng ứng dụng sẽ giải quyết mọi nhu cầu của thị trường về mua, bán, cho thuê nhà cửa, căn hộ, đất đai, văn phòng…”, cô nói

Giao diện ứng dụng bất động sản của công ty Fiviva, dự kiến ra mắt tại Việt Nam tháng 7/2019.
Giao diện ứng dụng bất động sản của công ty Fiviva, dự kiến ra mắt tại Việt Nam tháng 7/2019

Ái Vi quan niệm, làm kinh doanh với cái tâm của một nhà từ thiện nên luôn đặt các yếu tố đạo đức, chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của người sử dụng lên hàng đầu. Dù bận rộn với những dự án kinh doanh, Ái Vi vẫn không quên thực hiện ước mơ cổ tích ngày bé là trở thành “Nàng tiên cá”. Cô thường tham gia những buổi tập huấn ở nước ngoài và là thành viên được chứng nhận của hiệp hội bơi lội Mỹ ASCA. Cô cũng sáng tạo ra AIVI sinh tồn – phương pháp giúp mọi người có kỹ năng tự cứu sống mình trên nước.

Theo Vi, phương pháp AIVI sinh tồn bắt nguồn từ hiện trạng đuối nước đang báo động mà phần lớn dân số Việt Nam không biết bơi. Phương pháp bơi nổi này được giảng dạy miễn phí, áp dụng được với mọi cơ địa, mọi môi trường nước, nhiều người có thể học được ngay chỉ sau 30 phút.

Ái Vi giải thích, theo nguyên lý thì khối lượng riêng của một người bình thường nhỏ hơn của nước, nên nổi được trên nước là khả năng tự nhiên của con người. Nhưng làm sao đễ nổi lâu và bơi nổi được thì chúng ta cần tập luyện. Đây là phương pháp mang tính sinh tồn cao có thể hỗ trợ bạn đắc lực ngay trên sông biển và thậm chí trong nước lũ.

“Vận tốc dòng nước lũ trung bình là 10,8-18km/h tương đương với tốc độ một người đi xe đạp. Nếu bạn thả nổi theo chiều dòng nước, hít thở đều, quan sát xung quanh và lái người vào bờ… sẽ có thêm cơ hội để sống sót. Tôi đã thử nghiệm ngay trên sông Sài Gòn, nơi có vận tốc dòng nước chảy lớn. Tôi mong muốn một ngày nào đó phương pháp AIVI sinh tồn được đưa vào chương trình dạy bơi ở các trường học, để các em học sinh, sinh viên biết thêm một kỹ năng bơi lội tự cứu sống mình trên sông nước”, Vi nói.

Ái Vi chia sẻ phương pháp bơi và kỹ năng tự cứu mình trên nước.
Ái Vi chia sẻ phương pháp bơi và kỹ năng tự cứu mình trên nước.

Bên cạnh đó, cô còn vận hành quỹ từ thiện AIVI Science, trao hàng trăm suất học bổng đến các sinh viên – học sinh nghèo vượt khó suốt 3 năm qua. Những phần quà này nhằm tiếp thêm động lực, khích lệ tinh thần các em vươn lên phía trước. Vi nói trong tương lai, quỹ sẽ nhân rộng hơn, tham gia nhiều dự án cộng đồng như hỗ trợ nghiên cứu khoa học, tăng năng suất nông nghiệp cho bà con và bảo vệ môi trường.

Thi Quân
Theo Vietnamnet

The post Hành trình vượt khó thành doanh nhân của cô gái bị chất độc da cam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
“Cha nuôi” của những đứa trẻ da cam ở Đà Nẵng https://24hsongxanh.vn/cha-nuoi-cua-nhung-dua-tre-da-cam-o-da-nang/ Thu, 28 Feb 2019 07:52:33 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=2103

Là lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, sau 47 năm, cựu binh Matt (69 tuổi) trở lại Đà Nẵng với vai trò là một người thầy, người cha đặc biệt để đồng hành, giúp đỡ và xoa dịu nỗi đau của những đứa trẻ bị nhiễm chất độc da cam. 7 giờ sáng, […]

The post “Cha nuôi” của những đứa trẻ da cam ở Đà Nẵng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Là lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, sau 47 năm, cựu binh Matt (69 tuổi) trở lại Đà Nẵng với vai trò là một người thầy, người cha đặc biệt để đồng hành, giúp đỡ và xoa dịu nỗi đau của những đứa trẻ bị nhiễm chất độc da cam.

7 giờ sáng, chiếc xe máy cũ kỹ đỗ xịch trước cổng Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh cơ sở 1 (quận Thanh Khê, Đà Nẵng). Ngay lập tức, những đứa trẻ chân khập khễnh, đứa tay cong khòng, đứa thì miệng méo xệch, lon ton chạy ra cầm tay dắt người đàn ông ngoại quốc cao gầy, nước da trắng hồng nhăn nheo, với mái đầu hói bạc trắng, lưng ướt đẫm mồ hôi, vào trong.

Hai đứa nhỏ nhất, không chạy kịp nên ngồi bệt xuống nền nhà, ngọng nghịu gọi: “ông Matt, ông Matt”. Thấy vậy, ông liền nhanh nhẩu tiến lại, ngồi sụp xuống, ôm hai đứa bé vào lòng, vỗ về với nụ cười hiền hậu. Tụi trẻ người nhỏ thó, phụng phịu trong lòng ông chẳng chịu rời.

Hiểu rõ nỗi đau sau cuộc chiến, cựu binh Matt tìm đến với nạn nhân chất độc da cam ở Đà Nẵng bằng tất cả sự sẻ chia của "người trong cuộc".
Hiểu rõ nỗi đau sau cuộc chiến, cựu binh Matt tìm đến với nạn nhân chất độc da cam ở Đà Nẵng bằng tất cả sự sẻ chia của “người trong cuộc”.

Như thường lệ, mỗi buổi sáng, người đàn ông Mỹ với nụ cười hiều hậu lại đi từng phòng, bắt tay và chào từng đứa trẻ da cam.

Ẵm 2 đứa trẻ 2 bên hông, ông Matt dạo một vòng quanh trung tâm để chào hỏi mọi người, mấy đứa nhỏ còn lại bu chân, níu áo ông rồi rồng rắn theo sau. Cứ thế, họ đi hết phòng này sang phòng khác để chào buổi sáng. Đến mỗi phòng, ông Matt đều dừng lại vài phút hỏi thăm mọi người. Với vốn tiếng Anh học lỏm được từ ông Matt, mấy đứa trẻ cũng lí nhí đáp bằng giọng trọ trẹ: “ok, ok”, “good, good”, “thanks, thanks”, rồi nhìn nhau cười hì hì, tỏ vẻ thích thú lắm.

Suốt 3 năm qua, dù không chung ngôn ngữ nhưng tụi trẻ da cam ở đây dường như hiểu hết mọi lời nói, hành động của người đàn ông Mỹ này. Và ông Matt thì luôn mang lại tiếng cuời và những điều mới mẻ, tuyệt vời nhất trên trái đất này cho bọn nhỏ.

Suốt 3 năm qua, ông Matt trở thành người bạn thân thiết của những nạn nhân da cam tại Đà Nẵng .
Suốt 3 năm qua, ông Matt trở thành người bạn thân thiết của những nạn nhân da cam tại Đà Nẵng .

7h30, “te te”, nghe tiếng còi được ông Matt thổi, 3 đứa trẻ cao to nhất hí hửng chạy chới với ra sân, khập khiễng xếp thành một hàng ngang để chơi bóng rổ. Cứ mỗi lần thấy ông Matt ném quả bóng trúng đích, lũ trẻ lại vỗ tay phấn khích. Rồi chúng lại giành nhau “trổ tài”, nhưng hết đứa này đến đứa kia lóng ngóng mãi mà không ai đưa được trái bóng vào rổ cả… Thấy vậy, ông Matt cười khà khà, rồi lại ân cần bày từng động tác cho lũ trẻ.

Rời sân thể thao, ông Matt vào lớp học. Thấy ông, một cậu bé da cam liền đưa tay ra hiệu chào. Ông Matt kéo ghế ngồi cạnh, cậu bé choàng tay ôm ông, ra vẻ hạnh phúc lắm. Nở nụ cười hiền, ông Matt tỉ mẫn bày cậu bé chơi trò xếp hình, rồi vẽ tranh.

Hình ảnh người đàn ông ngoại quốc vui chơi, học tập cùng những đứa trẻ da cam, từ lâu đã trở nên thân quen với các nhân viên, cán bộ tại trung tâm.
Hình ảnh người đàn ông ngoại quốc vui chơi, học tập cùng những đứa trẻ da cam, từ lâu đã trở nên thân quen với các nhân viên, cán bộ tại trung tâm.
Với các trung tâm dành cho NNCĐDC ở Đà Nẵng, chẳng biết từ khi nào, ông Matt trở thành một thành viên không thể thiếu.
Với các trung tâm dành cho NNCĐDC ở Đà Nẵng, chẳng biết từ khi nào, ông Matt trở thành một thành viên không thể thiếu.

Còn với những đứa trẻ da cam, ông Matt là 1 người bạn, người cha, người thầy, người đồng cảnh ngộ…

Vừa bày xong em này, nhóm trẻ khác lại chạy đến nũng nịu, níu tay đòi ông Matt dạy học. Ông Matt kiên nhẫn cầm tay từng em, tập viết chữ O, chữ A. Cứ mỗi lần hoàn thiện được một con chữ nghệch ngoạc, tụi nhỏ lại vỗ tay thích thú, ôm chầm lấy ông Matt, cười toe toét.

9h15, tại một căn phòng khác, thấy mọi nguời đang chăm chỉ làm hương, ông Matt cũng luộm thuộm đến giúp xếp từng bó hương, mang ra phơi nắng. Ông từ tốn, nhẹ nhàng như cách mình tiếp xúc, gần gũi với các nạn nhân chất độc da cam nơi đây vậy.

Cạnh đó, thấy một số em đang làm đồ lưu niệm, ông Matt tiến lại, tỉ mẩn giúp một bé gái đang lóng ngóng xâu các hạt cườm lấp lánh vào sợi dây kẽm, để kết thành bông hoa. Nhìn thành quả vừa hoàn thành, cả 2 “thầy trò” nhìn nhau trìu mến, dù nụ cười của cô bé không mấy tròn trịa vì đôi môi dị dạng.

Nhìn sự ân cần, tỉ mỉ và kiên nhẫn của Matt khi trò chuyện, chơi đùa với tụi nhỏ, mới hiểu được tại sao những đứa trẻ ở đây lại quấn quýt và yêu quý ông đến vậy.

“Tôi với những đứa trẻ ở đây không nói chung ngôn ngữ. Nhưng tôi tin các em hiểu được sự quan tâm, chăm sóc của tôi. Bởi, có những yêu thương không cần diễn đạt bằng lời nói, mà từ những trái tim. Thật tâm, tôi xem các em như là con đẻ của mình vậy!”, ông Matt, tâm sự.

Là cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam năm 1970. Năm 2013, ông Matthew Keenan (68 tuổi, người được những đứa trẻ da cam gọi là ông Matt), được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi do nhiễm chất độc da cam.

“Từ ngày biết mình bị bệnh, tôi lên mạng tìm hiểu và thật sự sốc khi biết rằng ở Việt Nam, 45 năm sau khi chiến tranh, vẫn tiếp tục có những thế hệ bị nhiễm chất độc hóa học. Chứng kiến cuộc sống khốn khổ của những đứa trẻ da cam, khiến tôi thấy day dứt và xót xa. Hơn ai hết, tôi hiểu rõ những mất mát, thiệt thòi mà các em đang phải chịu. Chính điều đó thôi thúc tôi trở lại đất nước này”, ông Matt, chia sẻ.

Nghĩ là làm, một năm sau, Matt quay lại Việt Nam lần đầu kể từ sau chiến tranh và làm tình nguyện viên ở làng Hữu nghị (Hà Nội). Tại đây, Matt lần đầu tiên được tiếp xúc với những trẻ em da cam, những cựu chiến binh Việt bị nhiễm chất độc hóa học của quân đội Mỹ.

Anh Nguyễn Ngọc Phương (ở giữa), là thầy giáo, đồng thời là nạn nhân da cam chia sẻ: “Đều đặn mỗi ngày, Matt đến trung tâm giúp các em học tập, vui chơi… Ông ấy là người có tâm và yêu thương những đứa trẻ da cam nên mới kiên nhẫn làm được những điều như vậy”.

Lần thứ 2 trở lại Việt Nam đúng dịp 30/4, Matt được một người bạn là cựu binh Mỹ đang sống ở Đà Nẵng kết nối ông với Hội nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng. Kể từ đó, đều đặn mỗi ngày, cứ sáng sớm, Matt lại tìm đến với các em bị chất độc da cam ở cơ sở 1, rồi chiều lại chạy xe khoảng 20km đến với trẻ ở cơ sở 3 (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang).

Gắn bó với Hội nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng suốt 3 năm nay, ông Matt cùng những cô giáo, nhân viên nơi đây đã chăm sóc và yêu thương những đứa trẻ bất hạnh như con ruột của mình.

Không chỉ chăm sóc những nạn nhân chất độc da cam ở Trung tâm, Matt còn kêu gọi, vận động nhiều cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế như Úc, Nhật Bản, Mỹ, Canada… để hỗ trợ nạn nhân da cam tại Đà Nẵng.

“48 năm trước, tôi đến Việt Nam tham chiến và đếm từng ngày để được quay về Mỹ. Bây giờ, tôi quay trở lại đây với mong muốn ở lại, giúp đỡ và hàn gắn…”, Matt bộc bạch.

Ông Tô Năm – Giám đốc Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh TP Đà Nẵng, cho biết: “Ông Matt rất nhiệt huyết với những đứa trẻ bị chất độc da cam. Ngoài việc giúp đỡ chăm sóc các em, ông Matt còn kết nối những mạnh thường quân với Trung tâm. Ông ấy cũng bỏ tiền ra làm sân bóng rổ, đồ chơi cho trẻ và hiện cũng đang kêu gọi nguồn tài trợ để hỗ trợ mua xe bus đưa đón các em trong các hoạt động”.

Hà Nam 

Theo ttvn.vn 

The post “Cha nuôi” của những đứa trẻ da cam ở Đà Nẵng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>