Bảo tồn – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 06 Apr 2021 02:15:48 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Bảo tồn – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Di dời trại giam Chí Hòa: Làm công trình công cộng hay bảo tồn? https://24hsongxanh.vn/di-doi-trai-giam-chi-hoa-lam-cong-trinh-cong-cong-hay-bao-ton/ Tue, 06 Apr 2021 02:15:48 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=57957 di-doi-trai-giam-chi-hoa

Nhiều ý kiến đề nghị lưu giữ trại tạm giam Chí Hòa như một di tích và dùng phần đất để xây dựng những công trình công cộng phục vụ người dân. Theo báo cáo của Công an TP.HCM, trại tạm giam Chí Hòa (số 324 đường Hòa Hưng, phường 12, quận 10) xây dựng […]

The post Di dời trại giam Chí Hòa: Làm công trình công cộng hay bảo tồn? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
di-doi-trai-giam-chi-hoa

Nhiều ý kiến đề nghị lưu giữ trại tạm giam Chí Hòa như một di tích và dùng phần đất để xây dựng những công trình công cộng phục vụ người dân.

Theo báo cáo của Công an TP.HCM, trại tạm giam Chí Hòa (số 324 đường Hòa Hưng, phường 12, quận 10) xây dựng lâu năm đã bị xuống cấp trầm trọng, không còn đảm bảo an toàn giam giữ phạm nhân và cũng đang quá tải.

di-doi-trai-giam-chi-hoa
Trại tạm giam Chí Hòa, quận 10, TP.HCM. Ảnh: QUANG ĐỊNH

Di dời vì xuống cấp, quá tải

Vì vậy Công an TP.HCM sẽ di dời trại tạm giam Chí Hòa về trại tạm giam T30 thuộc Công an TP.HCM ở xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi. Trại tạm giam T30 đang được sửa chữa để bảo đảm điều kiện hoạt động. Công an TP.HCM cho hay việc di dời sẽ hoàn thành trong quý 2-2021.

Theo Công an TP.HCM, chuyển trụ sở trại tạm giam Chí Hòa sang trụ sở trại tạm giam T30 là việc phải thực hiện. Tuy nhiên, việc di dời hiện vẫn còn không ít khó khăn do cơ sở vật chất trại tạm giam T30 cũng cần chỉnh sửa, hoàn thiện thêm nhằm đảm bảo an toàn trại giam, điều kiện ăn ở cho cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế. Công an TP.HCM cũng mong muốn thành lập bệnh viện tại trại tạm giam T30 ở Củ Chi. Bên cạnh đó, hiện ở khu vực trại tạm giam T30 còn hai trại tạm giam T17 và B34 ở gần đó cũng đang có mong muốn có bệnh viện chung.

Mới đây, thiếu tướng Lê Quốc Hùng – thứ trưởng Bộ Công an và lãnh đạo một số cục nghiệp vụ của bộ cùng lãnh đạo Công an TP.HCM đã đi kiểm tra tình hình thực tế tại các hạng mục của công trình dự án trại tạm giam T30. Ông Hùng đã chỉ đạo các cục nghiệp vụ Bộ Công an cùng Công an TP.HCM bàn luận, tháo gỡ những khó khăn tồn tại, nhanh chóng hoàn thiện các hạng mục để sớm di dời trại tạm giam Chí Hòa về trại tạm giam T30.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, thiếu tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng Bộ Công an – cho biết trại tạm giam Chí Hòa quá tải nên Công an TP.HCM đề xuất di dời và đã được Bộ Công an chấp thuận chủ trương. Về công năng của trụ sở trại tạm giam Chí Hòa sau khi di dời, ông Xô cho biết nên giữ lại một phần để làm bảo tàng.

Theo nhiều nguồn tin, việc di dời trại tạm giam Chí Hòa đã được tính đến từ gần 20 năm trước. Có giai đoạn ngành công an dự định xây trại tạm giam mới tại huyện Nhà Bè nhưng không thành. Đầu năm 2019, tại một buổi làm việc với đoàn công tác Sở Quy hoạch kiến trúc, đại diện trại tạm giam Chí Hòa, đại diện Công an TP.HCM cũng đề cập đến việc di dời trại này đến Củ Chi, giao đất tại khu trại tạm giam Chí Hòa lại cho UBND TP.HCM.

Trong trại tạm giam Chí Hòa hiện có hơn 1.000 kho lưu giữ vật chứng từ trước năm 1975 đến nay, Công an TP.HCM đang xin đất để xây dựng kho lưu mới. Vị đại diện Công an TP.HCM khi đó cũng cho biết trong khuôn viên trại tạm giam Chí Hòa có một khu vực lưu niệm, có nơi thờ anh Nguyễn Văn Trỗi. Trụ sở này xây dựng theo kiến trúc Pháp, nếu như được giữ lại thành di tích thì rất hay.

Đề xuất bảo tồn và làm công trình công cộng

Với diện tích hơn 7ha nằm ngay trung tâm quận 10, trại tạm giam Chí Hòa là một trong những khu đất công hiếm hoi ở quận 10 vốn đang thiếu nhiều công trình công cộng. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng nên dành khu đất này để xây dựng các công trình phục vụ người dân.

KTS Lê Văn Năm – nguyên kiến trúc sư trưởng TP.HCM – cho rằng khu vực quận 10 đang thiếu đất để làm cây xanh. Sau khi di dời, khu vực này chỉ nên giữ lại một vài kiến trúc để lưu dấu khu trại tạm giam, phần đất còn lại nên làm công viên cây xanh để tăng cường mảng xanh cho các quận trung tâm TP.HCM vốn còn rất ít đất công và ít cơ hội tăng diện tích mảng xanh. “Như nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội cũng rất nổi tiếng, hiện chỉ còn giữ lại phần cổng để lưu dấu, còn phần trong đã được cải tạo, xây dựng công trình mới” – ông Năm cho ý kiến.

Một chuyên gia ở Hội Quy hoạch đô thị TP.HCM cũng đề xuất nên dành phần lớn khu đất này để xây dựng các công trình công cộng phục vụ người dân như trường học, bệnh viện, công viên cây xanh. Theo một cán bộ ở Sở Văn hóa – thể thao TP.HCM, trại tạm giam Chí Hòa là một trong những địa chỉ thuộc danh mục kiểm kê di tích lịch sử văn hóa của TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020, loại hình là công trình lịch sử. Công trình này từ khi xây dựng hoàn thành đến nay có nhiều tên gọi như khám Chí Hòa, nhà lao Chí Hòa, nhà tù “Bát Quái” và tên gọi chính thức hiện nay là trại tạm giam Chí Hòa.

Theo Luật di sản, những công trình trong danh mục kiểm kê di tích sẽ được đối xử như di tích đã được xếp hạng. Vì công trình nằm trong danh mục kiểm kê nên Sở Văn hóa – thể thao đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị được khảo sát công trình này nhưng chưa được hợp tác.

Nhiều ý kiến ủng hộ việc lưu giữ trại tạm giam Chí Hòa để thành di tích, nơi ghi dấu nhiều cuộc đấu tranh của phong trào chống Pháp, chống Mỹ. Đây cũng là một trong những nhà tù nổi tiếng với cách xây dựng độc đáo, mang đậm quan niệm Á Đông mà người dân và du khách cũng rất muốn tham quan, khám phá.

Theo sách Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (tập 3 – Nghệ thuật), khám Chí Hòa do Nhật giúp Pháp xây dựng năm 1943, có thể chứa từ 2.000 – 7.000 tù nhân, sinh hoạt như một tòa chung cư vĩ đại.

Một số tài liệu ghi chép cho thấy đến năm 1950, khám Chí Hòa xây hoàn tất. Bắt đầu từ đó, thực dân Pháp bỏ khám Catinat. Tất cả tù nhân ở Catinat và một phần phạm nhân ở Khám Lớn được chuyển sang Chí Hòa. Trong phạm vi trại tạm giam Chí Hòa hiện còn khám Chí Hòa là nơi đã từng giam cầm và xử tử anh Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.

D.N.Hà – M.Hòa

Theo Tuổi Trẻ Online

 

Link nguồn: https://tuoitre.vn/di-doi-trai-giam-chi-hoa-lam-cong-trinh-cong-cong-hay-bao-ton-20210406075311083.htm

The post Di dời trại giam Chí Hòa: Làm công trình công cộng hay bảo tồn? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Bảo tồn quần thể voọc mông trắng quý hiếm tại tỉnh Hà Nam https://24hsongxanh.vn/bao-ton-quan-vooc-mong-trang-quy-hiem-tai-tinh-ha-nam/ Tue, 16 Mar 2021 13:38:31 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=56763 bao-ton-quan-the-vooc-mong-trang

Sau khi phát hiện quần thể voọc mông trắng sinh sống tại khu vực rừng Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), nhiều hoạt động đã được triển khai nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này. Voọc mông trắng (hay còn gọi là voọc quần đùi trắng) là loài linh trưởng nằm trong danh sách […]

The post Bảo tồn quần thể voọc mông trắng quý hiếm tại tỉnh Hà Nam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
bao-ton-quan-the-vooc-mong-trang

Sau khi phát hiện quần thể voọc mông trắng sinh sống tại khu vực rừng Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), nhiều hoạt động đã được triển khai nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này.

Voọc mông trắng (hay còn gọi là voọc quần đùi trắng) là loài linh trưởng nằm trong danh sách 25 loài động vật nguy cấp nhất thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng.

bao-ton-quan-the-vooc-mong-trang
Voọc mông trắng. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Sau khi phát hiện quần thể voọc mông trắng sinh sống tại khu vực rừng Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), nhiều hoạt động đã được triển khai nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này.

Năm 2017, dựa trên những bằng chứng khoa học đã ghi nhận được, Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI) đã phối hợp với tỉnh Hà Nam thực hiện Dự án bảo tồn voọc mông trắng với nhiều hoạt động thiết thực, đặc biệt là việc thành lập Tổ bảo tồn cộng đồng huyện Kim Bảng.

Ngoài công việc bảo tồn rừng, tháo gỡ bẫy, các thành viên trong tổ theo dõi vị trí, môi trường sống của voọc mông trắng và các loài động vật trong khu rừng. Khi phát hiện hành vi phá hoại, săn bắt, tổ sẽ thông báo cho kiểm lâm xử lý.

Ông Lê Văn Hiên, Tổ trưởng Tổ bảo tồn cộng đồng huyện Kim Bảng, cho biết rừng Kim Bảng là rừng núi đá vôi, đi lại rất khó khăn. Tuy nhiên, các thành viên trong Tổ bảo tồn cộng đồng huyện Kim Bảng vẫn luôn tự động viên nhau, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để giữ gìn, bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo vệ được quần thể voọc mông trắng – loài linh trưởng chỉ còn tồn tại ở vùng rừng Kim Bảng và Vân Long, Ninh Bình. Nguyện vọng của các thành viên Tổ bảo tồn cộng đồng là mọi người sẽ cùng chung tay bảo vệ loài động vật quý hiếm này.

Theo ông Đỗ Mạnh Hùng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kim Bảng, Tổ bảo tồn cộng đồng huyện Kim Bảng đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc bảo vệ rừng nói chung và loài voọc mông trắng nói riêng.

Năm 2020, Tổ đã Tuần tra tháo gỡ hàng trăm chiếc bẫy dây phanh, tháo gỡ hơn 40 bẫy kiềng đang đặt bẫy thú trong rừng, bàn giao cho Hạt Kiểm lâm. Tổ đã tiếp cận chụp ảnh, quay clip được nhiều lần, nhiều đàn voọc mông trắng, ngoài ra còn chụp ảnh và quay clip được các đàn Khỉ vàng, Khỉ xám, Rùa Núi, Trăn, Sóc đuôi đỏ, Sóc đen, Cu li, chim Hồng Hoàng và nhiều loài cây rừng, chim, thú khác.

Với những đóng góp tích cực trong công tác bảo tồn, ông Lê Văn Hiên, Tổ trưởng Tổ bảo tồn cộng đồng huyện Kim Bảng, đã được Quỹ Bảo tồn Disney (Mỹ) khen thưởng và phong tặng danh hiệu “Anh hùng bảo tồn” năm 2020.

Tổ chức FFI đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm Kim Bảng tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân các xã trong và giáp ranh khu vực rừng Kim Bảng về việc bảo vệ rừng, bảo vệ voọc mông trắng như: tổ chức các đợt tuyên truyền, chiếu phim, phát tờ rơi, tranh ảnh chủ để về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ quần thể voọc mông trắng.

Trong năm 2020, Hạt Kiểm lâm huyện Kim Bảng đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) thành lập thêm một tổ giám sát vọoc mông trắng nhằm bảo vệ và giám sát các hoạt động của vọoc mông trắng tại khu vực rừng giáp danh giữa huyện Kim Bảng và huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Tuy mới thành lập, tổ giám sát đã hoạt động rất hiệu quả.

Từ những hoạt động bảo tồn, quần thể voọc mông trắng tại rừng Kim Bảng đã ngày càng phát triển. Năm 2016 tại đây ghi nhận 40 cá thể nay đã có hơn 100 cá thể, lớn thứ 2 trên thế giới, sau Khu Bảo tồn ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình.

Hiện nay, tỉnh Hà Nam đang phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan xây dựng Dự án thành lập Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mông trắng tại huyện Kim Bảng với diện tích dự kiến khoảng 3.500ha, gồm 2 khu Vùng lõi hay phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (khu rừng trưởng thành/sinh cảnh sống của voọc) và phân khu phục hồi rừng (khu vực bị suy thoái do khai thác đá vôi có khả năng phục hồi).

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam, cuối tháng 11/2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam đã thành lập đoàn khảo sát đánh giá hiện trạng các khu mỏ khoáng sản và điều tra xác định vị trí của vọoc mông trắng xuất hiện trong khu vực giáp ranh dự kiến bảo tồn và các khu mỏ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam đang tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban Nhân dân huyện Kim Bảng và Tổ chức FFI rà soát quy hoạch, hoàn thiện đề án xây dựng Khu Bảo tồn bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mông trắng.

Nguyễn Chinh

Theo Vietnam+/ TTXVN

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/bao-ton-quan-the-vooc-mong-trang-quy-hiem-tai-tinh-ha-nam/699554.vnp

The post Bảo tồn quần thể voọc mông trắng quý hiếm tại tỉnh Hà Nam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Công cụ lập bản đồ mới giúp bảo tồn rừng ngập mặn https://24hsongxanh.vn/cong-cu-lap-ban-moi-giup-bao-ton-rung-ngap-man/ Mon, 25 Jan 2021 14:51:16 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=54549 Cong-cu-lap-ban-do-moi

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học đã sử dụng hình ảnh vệ tinh và các phép đo thực địa để nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn ở một số quốc gia. Họ đã phát triển một công cụ trực quan và dễ tiếp cận, cung cấp cho các nhà quản […]

The post Công cụ lập bản đồ mới giúp bảo tồn rừng ngập mặn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cong-cu-lap-ban-do-moi

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học đã sử dụng hình ảnh vệ tinh và các phép đo thực địa để nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn ở một số quốc gia.

Cong-cu-lap-ban-do-moi
Người dân sử dụng GPS để lập bản đồ rừng ngập mặn ở Lamboara, Madagascar. Ảnh: Garth Cripps/Blue Ventures

Họ đã phát triển một công cụ trực quan và dễ tiếp cận, cung cấp cho các nhà quản lý khu vực ven biển thông tin chính xác, đáng tin cậy, cập nhật và phù hợp với địa phương nhằm bảo tồn hiệu quả các khu rừng quan trọng này.

Rừng ngập mặn là quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn bởi nước triều ven biển nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vì vậy ta có thể tìm thấy loại rừng này ở hầu hết các đường bờ biển nhiệt đới và bán nhiệt đới trên thế giới. Hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng, từ những cây bụi thưa thớt, còi cọc đến những rừng cây thân dày rậm rạp.

Những hệ sinh thái này cung cấp môi trường sống cho một loạt các loài động vật bao gồm cá (từ cá hồng đến cá mập), động vật không xương sống (như tôm và cua), bò sát (từ rắn đến cá sấu), chim (từ bói cá đến diều hâu), động vật linh trưởng (chẳng hạn như khỉ và vượn cáo) và cả hổ Bengal.

Rừng ngập mặn còn cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho hàng triệu người thuộc các cộng đồng ven biển – chúng ngăn chặn xói mòn bờ biển, bảo vệ người dân khỏi bão, cung cấp thực phẩm, vật liệu xây dựng, và là nơi có ý nghĩa về mặt văn hóa và tinh thần. Chúng cũng lưu trữ một lượng lớn carbon nhiều hơn hẳn so với các loại rừng trên cạn khác – phần lớn lượng carbon này được lưu trữ trong các lớp đất cực kỳ sâu.

Bất chấp giá trị của chúng, việc nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, phát triển đô thị và các vụ thu hoạch không được quản lý đang chuyển đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn trên hầu hết các vùng nhiệt đối. Chúng ta đã mất khoảng 35% diện tích rừng ngập mặn toàn cầu trong những năm 1980 và 90. Dù tỷ lệ mất rừng đã chậm lại trong hai thập kỷ qua – ước tính khoảng 4% từ năm 1996 đến năm 2016 – nhiều khu vực vẫn là điểm nóng về mất rừng ngập mặn, mà tiêu biểu là Myanmar.

Tôi* và các đồng nghiệp đã sử dụng hình ảnh vệ tinh và các phép đo thực địa để nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn ở một số quốc gia. Chúng tôi đã phát triển một công cụ trực quan và dễ tiếp cận, cung cấp cho các nhà quản lý khu vực ven biển thông tin chính xác, đáng tin cậy, cập nhật và phù hợp với địa phương mà họ cần nhằm bảo tồn hiệu quả các khu rừng quan trọng này.

Công cụ lập bản đồ rừng ngập mặn

Cho đến nay, thông tin từ hình ảnh vệ tinh về mức độ và sự thay đổi của rừng ngập mặn đều ở phạm vi toàn cầu chứ không chú trọng đến các khu vực nhỏ hơn – những nơi phụ thuộc vào nỗ lực bảo tồn của cộng đồng. Thêm vào đó, nếu hình ảnh vệ tinh tập trung đến quy mô địa phương thì nó đòi hỏi sự đầu tư về tiền của lẫn chuyên môn.

Kết quả là, các nhà quản lý tài nguyên địa phương thường thiếu thông tin mà họ cần để lập kế hoạch hiệu quả cho việc bảo tồn, phục hồi và quản lý chức năng rừng ngập mặn.

Công cụ mới của chúng tôi – Phương pháp Lập bản đồ Rừng ngập mặn trên nền tảng Google Earth Engine (GEEMMM) sẽ cung cấp miễn phí những thông tin này cho các nhà quản lý vùng ven biển, bao gồm cả các khu vực rừng nhỏ hơn mà họ quan tâm.

Cong-cu-lap-ban-do-moi
Người dân cùng nhau lập bản đồ rừng ngập mặn ở Lamboara, Madagascar. Ảnh: Garth Cripps/Blue Ventures

Nhu cầu về một công cụ như thế này là rất lớn. Các sản phẩm toàn cầu như Global Mangrove Watch không hướng đến mục đích sử dụng ở cấp độ địa phương. Và các phương pháp thông thường cần thiết để lập bản đồ cục bộ đòi hỏi phải vượt qua một loạt các rào cản kỹ thuật bao gồm dữ liệu sẵn có, kỹ thuật xử lý dữ liệu, khả năng tính toán và phần mềm chuyên dụng. Ngân sách của hầu hết các dự án bảo tồn thuộc địa phương không đủ chi trả cho những thứ này.

Công cụ mới của chúng tôi đã vượt qua những rào cản này và giúp những người không phải là chuyên gia dễ dàng sử dụng, với quy trình làm việc toàn diện, từng bước. Nó không yêu cầu kiến thức chuyên môn về hình ảnh vệ tinh, xử lý dữ liệu hoặc mã hóa. Công cụ này chỉ yêu cầu các kỹ năng máy tính cơ bản, kết nối Internet tương đối ổn định và vốn kiến thức cơ bản để lập bản đồ rừng ngập mặn.

Thử nghiệm công cụ mới

Để tiến hành thí điểm công cụ lập bản đồ rừng ngập mặn mới của mình, chúng tôi đã lấy Myanmar – một điểm nóng về mất rừng ngập mặn – làm mẫu điển hình. Việc mất rừng chủ yếu xảy ra do việc chuyển đổi sang nông nghiệp, chẳng hạn như lúa, cọ dầu và cao su, nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tôm.

Công cụ này tạo ra các bản đồ tại thời điểm quá khứ lẫn trong hiện tại về phạm vi rừng ngập mặn, đánh giá độ chính xác và chất lượng của các bản đồ này, đồng thời tính toán những thay đổi đã xảy ra trong một khu vực nhất định. Kết quả của chúng tôi cho thấy Mymanmar đã mất 35% diện tích rừng ngập mặn ở ven biển nước này kể từ năm 2004.

Cong-cu-lap-ban-do-moi
Mất rừng ngập mặn ở bang Rakhine, Myanmar, dọc theo bờ biển Đông Nam của đảo Ramree và bờ biển phía Tây của thị trấn Taungup. Các ô bên trái (1) hiển thị hình ảnh vệ tinh Landsat trong quá khứ, giai đoạn 2004-08, và các ô bên phải (2) hiển thị hình ảnh trong hiện tại, giai đoạn 2014-18. Các ô (a) phía trên hiển thị các phong cảnh như trong một bức ảnh màu thông thường, trong khi các ô (b) phía dưới cung cấp độ tương phản bổ sung. Trong khoảng thời gian 10 năm này, những dải rừng ngập mặn lớn rõ ràng đã biến mất. Ảnh: Trevor Gareth Jones

Các đồng nghiệp của tôi ở Madagascar đang thử nghiệm công cụ mới dọc theo bờ biển phía tây của đất nước, nơi 21% rừng ngập mặn của hòn đảo này – một khu vực có diện tích tương đương 80.000 sân bóng đá – đã biến mất từ năm 1990 đến năm 2010.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn đang bị đe dọa ở Madagascar, và việc hiểu chúng ở đâu – và cách chúng đang được sử dụng – vô cùng quan trọng đối với các cộng đồng ven biển. “Những cộng đồng này cần sử dụng một công cụ giám sát đơn giản, phù hợp với bối cảnh địa phương”, Cicelin Rakotomahazo, điều phối viên của Blue Forest ở Andavadoaka, Madagascar, cho biết.

Người dùng có thể truy cập miễn phí công cụ lập bản đồ rừng ngập mặn mới của chúng tôi và sử dụng trong Google Earth Engine với hướng dẫn chi tiết. Các nhà quản lý vùng ven biển có thể sử dụng kiến thức địa phương của mình để lập bản đồ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở bất kỳ nơi nào họ tìm thấy. Những người sử dụng công cụ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm và định hình sự phát triển của nó.

Anh Thư

Theo Tạp chí Tia sáng/ theconversation.com

*Tác giả bài viết là Trevor Gareth Jones, Giáo sư thỉnh giảng về Quản lý tài nguyên rừng và Cố vấn Chương trình MGEM, Đại học British Columbia.

Link nguồn: https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Cong-cu-lap-ban-do-moi-giup-bao-ton-rung-ngap-man-26812

The post Công cụ lập bản đồ mới giúp bảo tồn rừng ngập mặn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lễ tết đa màu sắc tại Lễ hội Tết Việt https://24hsongxanh.vn/le-tet-da-mau-sac-tai-le-hoi-tet-viet/ Fri, 22 Jan 2021 12:01:32 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=54413 le-tet-da-mau-sac-tai-le-hoi-tet-viet

Lễ hội Tết Việt, sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động làm mới sản phẩm du lịch để thu hút du khách đến với TP.HCM nhiều hơn nữa trong năm 2021, vừa khai mạc tối 21/1 tại công viên Lê Văn Tám (Q.1, TP.HCM). Từ chiều, các bãi giữ xe quanh khu vực công […]

The post Lễ tết đa màu sắc tại Lễ hội Tết Việt appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
le-tet-da-mau-sac-tai-le-hoi-tet-viet

Lễ hội Tết Việt, sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động làm mới sản phẩm du lịch để thu hút du khách đến với TP.HCM nhiều hơn nữa trong năm 2021, vừa khai mạc tối 21/1 tại công viên Lê Văn Tám (Q.1, TP.HCM).

le-tet-da-mau-sac-tai-le-hoi-tet-viet
Các trò chơi dân gian được nhiều khách tham quan hưởng ứng. Ảnh: QUANG ĐỊNH

Từ chiều, các bãi giữ xe quanh khu vực công viên Lê Văn Tám đã kín chỗ. Nhiều người tranh thủ ghé hội chợ sau giờ tan tầm đành phải gửi xe ở những điểm xa hơn.

Bên trong lễ hội, các gian hàng đông đúc người nhờ sức hấp của các trò chơi hoạt náo, tặng quà diễn ra liên tục giữa các nhãn hàng. Nhiều vị khách may mắn, trong buổi chiều đã đầy ắp quà với tâm lý rất hứng khởi.

Gần 70 gian hàng thương mại và 40 gian xúc tiến thương mại và du lịch, trưng bày, buôn bán đem đến nhiều đặc sản hàng tiêu dùng phục vụ Tết thực sự hấp dẫn các khách tham quan.

Mâm cỗ ngày Tết 3 miền Bắc –  Trung  –  Nam đã được các nghệ nhân tái hiện và trình bày hết sức sinh động, gợi nhớ những món ăn ngon truyền thống của dân tộc trong mỗi dịp tết cổ truyền.

Phát biểu tại đêm khai mạc lễ hội, bà Phan Thị Thắng, phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết lễ hội Tết Việt ý nghĩa không chỉ với ngành du lịch mà còn thể hiện nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần quảng bá văn hóa đặc sắc của Việt Nam ra thế giới và giới thiệu một TP.HCM “sống động – trẻ trung – cởi mở – sắc màu – đầy hứng khởi”.

le-tet-da-mau-sac-tai-le-hoi-tet-viet
Các trò chơi gần như trúng thưởng ngay khuyến khích nhiều người tham gia.

Lễ hội Tết Việt sẽ là một sự kiện đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân thành phố, cũng như thu hút du khách đến đây trong dịp cuối năm, qua đó góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cùng phát triển du lịch, kinh tế – xã hội.

Điểm đặc biệt của lễ hội năm 2021 là du khách được tham quan và mua sắm các đặc sản ngày tết của các vùng miền được bày bán trong lễ hội với gần 200 gian hàng sắm Tết theo hình thức chợ phiên ngày Tết, để cảm nhận được không khí nhộn nhịp của ngày Tết và mua sắm những sản phẩm chuẩn bị Tết cho gia đình.

Một điểm nhấn khác ở lễ hội là giới thiệu món ăn thức uống truyền thống vùng miền và đặc sản ngày tết tại địa phương phục vụ trong lễ hội, gần 80 gian hàng ẩm thực Bắc – Trung – Nam và nhiều trò chơi dân gian khác như nặn tò he, nghệ nhân xếp lá dứa, ném đầu hồ, nghệ nhân cắt hình bong, tạo hình bong bong…

Lễ hội Tết Việt 2021 do Sở Du lịch phối hợp với Sở Công thương và Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đồng tổ chức, mở cửa đón khách vào tự do từ 10h đến 21h mỗi ngày, kéo dài từ nay đến ngày 24/1.

Với 4 nội dung chính diễn ra trong 4 ngày và xoay quanh các trải nghiệm: Xem Tết – Ăn Tết – Chơi tết – Chợ Tết, ban tổ chức kỳ vọng lễ hội đem đến cho các gia đình và đặc biệt các em thanh thiếu niên, nhi đồng cơ hội trải nghiệm, hiểu thêm về ý nghĩa và các nghi thức của ngày Tết cổ truyền.

Đại diện Sở Công thương TP.HCM cho biết các gian hàng do các doanh nghiệp uy tín trong nước tổ chức thông qua sự tham gia thẩm định của sở, đây là một trong những cố gắng mới nhằm đem đến những trải nghiệm đặc sắc cho du khách.

le-tet-da-mau-sac-tai-le-hoi-tet-viet
Mâm cỗ miền Bắc được nghệ nhân tái hiện. Ảnh: QUANG ĐỊNH
le-tet-da-mau-sac-tai-le-hoi-tet-viet
Mâm cỗ miền Trung trong không gian nhà rường, bàn thờ tái hiện cuộc sống của người miền Trung. Ảnh: QUANG ĐỊNH
le-tet-da-mau-sac-tai-le-hoi-tet-viet
Các trò chơi hoạt náo diễn ra xung quanh lễ hội đem lại không khí vui chơi. Ảnh: QUANG ĐỊNH
le-tet-da-mau-sac-tai-le-hoi-tet-viet
Mua sắm các mặt hàng lưu niệm. Ảnh: QUANG ĐỊNH
le-tet-da-mau-sac-tai-le-hoi-tet-viet
Các món ăn ngày Tết được nhiều người quan tâm, sức mua rất tốt. Ảnh: QUANG ĐỊNH
le-tet-da-mau-sac-tai-le-hoi-tet-viet
Càng về tối, lượng khách đổ về lễ hội Tết ngày một đông. Ảnh: QUANG ĐỊNH

N.Bình

Theo Tuổi Trẻ Online

 

Link nguồn: https://dulich.tuoitre.vn/le-tet-da-mau-sac-tai-le-hoi-tet-viet-20210121202631747.htm

The post Lễ tết đa màu sắc tại Lễ hội Tết Việt appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2021 https://24hsongxanh.vn/huong-ung-ngay-dat-ngap-nuoc-gioi-nam-2021/ Wed, 20 Jan 2021 10:48:28 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=54273 huong-ung-ngay-dat-ngap-nuoc-the

Ngày 18/01, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 235/BTNMT-TCMT gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan Trung ương của các Ban, ngành và đoàn thể; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc Hưởng ứng Ngày Đất […]

The post Hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2021 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
huong-ung-ngay-dat-ngap-nuoc-the

Ngày 18/01, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 235/BTNMT-TCMT gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan Trung ương của các Ban, ngành và đoàn thể; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc Hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2021.

Công ước về các vùng Đất ngập nước (Công ước Ramsar, Iran, 1971) là một điều ước quốc tế với sứ mệnh “bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước thông qua các hành động của địa phương, khu vực, quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới” với sự tham gia của 171 quốc gia.

huong-ung-ngay-dat-ngap-nuoc-the

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trở thành thành viên của Công ước Ramsar từ năm 1989. Trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động về bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước để thực hiện trách nhiệm quốc gia thành viên, xây dựng hành lang pháp luật về quản lý đất ngập nước như: Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, Thông tư số 07/2020/TT- BTNMT ngày 31/8/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết các nội dung tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP; quy hoạch thành lập mới 45 khu bảo tồn đất ngập nước đến năm 2030, đề cử công nhận được 09 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar), trong đó năm 2020 công bố thành lập thêm được 02 khu bảo tồn đất ngập nước; tổ chức nhiều hoạt động hướng dẫn sử dụng bền vững đất ngập nước và có nhiều mô hình sử dụng khôn khéo đất ngập nước với sự tham gia của cộng đồng được triển khai nhiều nơi trên cả nước.

Các vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng đối với tài nguyên nước và cuộc sống con người. Vùng đất ngập nước đảm bảo nguồn cấp nước cho thế giới thông qua quá trình thu giữ và lưu trữ nước mưa, bổ sung vào các tầng chứa nước ngầm, điều tiết lượng nước, giữ cho lưu vực đầu nguồn trong lành cung cấp nước uống an toàn một cách tự nhiên. Các vùng đất ngập nước cung cấp lương thực, thực phẩm hỗ trợ sản xuất, một lượng lớn thủy sản được đánh bắt từ các vùng đất ngập nước, đồng thời, đất ngập nước cũng cung cấp gạo cho 3,5 tỷ người trên thế giới. Đất ngập nước còn có vai trò rất quan trọng đối với đa dạng sinh học, 40% số loài trên thế giới sống ở vùng đất ngập nước.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ban thư ký Công ước Ramsar đề nghị các quốc gia hưởng ứng, tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Đất ngập nước Thế giới 02 tháng 02 năm 2021 với chủ đề “Không thể tách rời – Đất ngập nước,

Nước và Sự sống” (“Inseparable – Water, Wetlands and Life”). Để hưởng ứng đề nghị của Ban thư ký Công ước Ramsar và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị Quý cơ quan chỉ đạo tổ chức một số hoạt động sau:

1) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước đối với tài nguyên nước, sự sống của con người, đa dạng sinh học và kêu gọi mọi người dân cùng cam kết bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, dừng các hoạt động gây suy thoái các vùng đất ngập nước và phục hồi các vùng đất ngập nước bị suy thoái.

2) Tùy theo điều kiện cụ thể, tiến hành các hoạt động truyền thông phù hợp, tổ chức lễ kỷ niệm, các cuộc thi, triển lãm hoặc phát động các phong trào gắn với chủ đề Ngày Đất ngập nước thế giới năm 2021.

3) Lồng ghép nội dung về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, nguồn nước vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của Bộ, ngành và địa phương.

Các tài liệu về chủ đề Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2021 và các hoạt động kỷ niệm Ngày Đất ngập nước Thế giới trong năm 2021 của các quốc gia được đăng ký và đăng tải tại trang thông tin điện tử của Công ước Ramsar: https://www.worldwetlandsday.org.

Sau khi hoàn thành các hoạt động tổ chức hưởng ứng kỷ niệm Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2021, đề nghị Quý cơ quan gửi thông tin kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp và báo cáo Ban thư ký Công ước Ramsar. Thông tin chi tiết liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ: Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội; Điện thoại: 024.39756868, số máy lẻ: 3111; Fax: 024-39412028.

Cổng TTĐT

Theo Bộ TN&MT

 

Link nguồn: http://www.monre.gov.vn/Pages/huong-ung-ngay-dat-ngap-nuoc-the-gioi-nam-2021.aspx?cm=Tin%20chuy%C3%AAn%20ng%C3%A0nh

The post Hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2021 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lập Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế https://24hsongxanh.vn/lap-hoi-nghien-cuu-va-phat-trien-di-san-van-hoa-hue/ Fri, 27 Nov 2020 10:45:37 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=51702 phat-trien-di-san-van-hoa-hue

Nếu không gấp rút cứu vãn di sản văn hóa Huế thì di sản sẽ tiếp tục bị vi phạm, gây trở ngại cho việc phát triển đô thị. Đặc biệt là những con người di sản, họ qua đời mà chưa kịp trao truyền cho thế hệ sau. Trước tình hình đó, Hội Nghiên […]

The post Lập Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
phat-trien-di-san-van-hoa-hue

Nếu không gấp rút cứu vãn di sản văn hóa Huế thì di sản sẽ tiếp tục bị vi phạm, gây trở ngại cho việc phát triển đô thị. Đặc biệt là những con người di sản, họ qua đời mà chưa kịp trao truyền cho thế hệ sau.

phat-trien-di-san-van-hoa-hue
Huế – đô thị di sản. Ảnh: HOÀNG HẢI

Trước tình hình đó, Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế ra đời, nhằm tập hợp những người yêu Huế, yêu di sản văn hóa Huế, và các chuyên gia trong lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát triển di sản, để góp phần làm cho Huế luôn giữ được những giá trị văn hóa đặc trưng trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân – trưởng ban vận động thành lập Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế – phát biểu mở đầu đại hội thành lập hội này vào sáng 27/11 tại Huế.

phat-trien-di-san-van-hoa-hue
Các đại biểu thảo luận về việc nghiên cứu và phát triển di sản Huế. Ảnh: M.TỰ

Theo ông Xuân, ai cũng biết di sản văn hóa Huế là “vô cùng to lớn”, nhưng cụ thể nguồn di sản đó là gì, cái gì đã mất, cái gì đang còn, giá trị của nó như thế nào, cái gì cần phải bảo tồn… thì vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

Vì vậy, quá trình phát triển kinh tế, xây dựng đô thị luôn xung khắc với việc bảo tồn di sản; dẫn đến tình trạng di sản bị xâm hại, hoặc vô tình di sản thành vật ngáng đường phát triển.

Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế ra đời là để góp phần giải quyết một cách hài hòa giữa bảo tồn và phát triển di sản. Nhất là khi Thừa Thiên Huế đang xây dựng để trở thành đô thị di sản trực thuộc trung ương.

phat-trien-di-san-van-hoa-hue
Logo của Hội Nghiên cứu và phát triển di sản Huế. Ảnh: M.TỰ

Để thực hiện những công việc đó, hội đã thiết lập website huehoc.com để phổ biến thông tin nhằm nhận thức về Huế học, về di sản Huế; lập thư mục Di sản văn hóa Huế, lập danh sách Danh nhân văn hóa Huế, địa danh di sản… Liên kết với các cơ quan nghiên cứu khoa học để lập Tủ sách Huế, thực hiện công trình Kinh đô ẩm thực Huế, biên soạn giáo trình Huế học…

Bước đầu có 64 người trong và ngoài nước đã đăng ký tham gia Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế, bao gồm các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, khoa học, dịch thuật, văn nghệ sĩ, quản lý văn hóa…

phat-trien-di-san-van-hoa-hue
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ phát biểu tại đại hội. Ảnh: M. TỰ

Phát biểu tại đại hội, ông Phan Ngọc Thọ – chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế – cho rằng phải đánh giá lại một cách chính xác và khách quan về di sản văn hóa Huế, đó là cơ sở khoa học để hoạch định sự phát triển.

Theo ông Thọ, Huế cần phát triển, nhưng phải phát triển trong sự chuyển tiếp, tiếp nối của cũ và mới, truyền thống và hiện đại, trầm mặc và năng động… Mong rằng Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế sẽ giúp cho sự phát triển đó của Huế.

Minh Tự

Theo Tuổi Trẻ Online

 

Link nguồn: https://tuoitre.vn/lap-hoi-nghien-cuu-va-phat-trien-di-san-van-hoa-hue-20201127160405209.htm

The post Lập Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đại sứ Pháp Nicolas Warnery trao bản sao thiết kế Dinh Bảo Đại cho tỉnh Lâm Đồng https://24hsongxanh.vn/dai-su-phap-nicolas-warnery-trao-ban-sao-thiet-ke-dinh-bao-dai-cho-tinh-lam-dong/ Fri, 13 Nov 2020 10:48:30 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=50972 ban-sao-thiet-ke-dinh-bao-dai

Đại sứ Pháp Nicolas Warnery trao bản sao bản thiết kế Dinh Bảo Đại (Dinh III) cho tỉnh Lâm Đồng. Đây là bản sao đã được số hóa. Việc cho “hồi hương” thiết kế này rất có giá trị về mặt bảo tồn di sản. Sáng 13/11, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc […]

The post Đại sứ Pháp Nicolas Warnery trao bản sao thiết kế Dinh Bảo Đại cho tỉnh Lâm Đồng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ban-sao-thiet-ke-dinh-bao-dai

Đại sứ Pháp Nicolas Warnery trao bản sao bản thiết kế Dinh Bảo Đại (Dinh III) cho tỉnh Lâm Đồng. Đây là bản sao đã được số hóa. Việc cho “hồi hương” thiết kế này rất có giá trị về mặt bảo tồn di sản.

ban-sao-thiet-ke-dinh-bao-dai
Đại sứ Pháp Nicolas Warnery (thứ hai từ trái qua) trao bản sao thiết kế Dinh Bảo Đại.

Sáng 13/11, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại TP Đà Lạt, Đại sứ Pháp Nicolas Warnery đã trao bản sao bản thiết kế Dinh Hoàng đế Bảo Đại (Dinh III) cho đại diện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Dinh III là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, được khởi công xây dựng năm 1934 theo thiết kế đồ án của kiến trúc sư người Pháp Paul Vaysseyra. Đây là công trình tại Đà Lạt mang tính biểu tượng cho quyền lực của vua Bảo Đại – vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn.

Đại sứ Pháp đã thay mặt con trai của kiến trúc sư Paul Vaysseyra trao bản sao bản thiết kế Dinh III. Ông Nicolas Warnery cho biết sơ đồ gốc hiện cũng đang được phục chế để có được hiện trạng tốt nhất và có thể sẽ chính thức trao tặng lại cho chính quyền địa phương về sau.

ban-sao-thiet-ke-dinh-bao-dai
Tên gốc của công trình này là Palais Impérial nằm trên đường Darles (nay là đường Triệu Việt Vương).

Theo ông Phạm S – phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, bản sao (số hóa) sơ đồ thiết kế Dinh III là một tư liệu có giá trị đối với TP Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Việc trao lại thiết kế Dinh III tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác giữa Lâm Đồng với cơ quan Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và các đối tác Pháp, từ đó góp phần duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là di sản kiến trúc Pháp tại TP Đà Lạt.

TP Đà Lạt hiện nay còn lưu giữ nhiều công trình được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ 20 theo các phong cách châu Âu (chủ yếu là kiến trúc Pháp) như ga Đà Lạt, nhà thờ Chánh Tòa, Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, các biệt điện của toàn quyền Pháp tại Đông Dương, của vua Bảo Đại…

ban-sao-thiet-ke-dinh-bao-dai
Một căn phòng bên trong Dinh Bảo Đại hiện đang được bảo tồn phục vụ du lịch.

Dinh Bảo Đại là một công trình kiến trúc hài hòa giữa phong cách Á – Âu đầu tiên của triều Nguyễn được xây dựng trong bốn năm (1934-1938).

Tên gốc của công trình này là Palais Impérial nằm trên đường Darles (nay là đường Triệu Việt Vương), bao quanh là rừng thông mang tên Bois d’amour (Rừng tình) rộng gần 10ha.

ban-sao-thiet-ke-dinh-bao-dai
Mặt tiền Dinh Bảo Đại hiện nay.
ban-sao-thiet-ke-dinh-bao-dai
Phòng làm việc của vua Bảo Đại bên trong dinh.
ban-sao-thiet-ke-dinh-bao-dai
Đại sứ Pháp Nicolas Warnery (thứ hai từ trái qua) tham quan Dinh Bảo Đại.

Nguyễn An

Theo Tuổi Trẻ Online

 

Link nguồn: https://tuoitre.vn/dai-su-phap-nicolas-warnery-trao-ban-sao-thiet-ke-dinh-bao-dai-cho-tinh-lam-dong-20201113142056784.htm

The post Đại sứ Pháp Nicolas Warnery trao bản sao thiết kế Dinh Bảo Đại cho tỉnh Lâm Đồng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Loài voọc mới phát hiện ở Myanmar có nguy cơ tuyệt chủng https://24hsongxanh.vn/loai-vooc-moi-phat-hien-o-myanmar-co-nguy-co-tuyet-chung/ Fri, 13 Nov 2020 03:43:39 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=50942 loai-vooc-moi-phat-hien-o-myanmar

Các nhà khoa học đã phát hiện một loài linh trưởng mới sống trên cây trong các khu rừng ở miền Trung Myanmar. Theo nghiên cứu được công bố hôm 11/11 trên tạp chí Zoological Research, loài linh trưởng mới là voọc Popa (Trachypithecus popa) – được đặt tên theo một ngọn núi lửa đã ngừng […]

The post Loài voọc mới phát hiện ở Myanmar có nguy cơ tuyệt chủng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
loai-vooc-moi-phat-hien-o-myanmar

Các nhà khoa học đã phát hiện một loài linh trưởng mới sống trên cây trong các khu rừng ở miền Trung Myanmar.

Theo nghiên cứu được công bố hôm 11/11 trên tạp chí Zoological Research, loài linh trưởng mới là voọc Popa (Trachypithecus popa) – được đặt tên theo một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, nơi có quần thể lớn nhất của loài đang sinh sống với hơn 100 cá thể. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn khoảng 200-250 con voọc Popa trong tự nhiên, khiến chúng bị xếp loại “cực kỳ nguy cấp”.

Frank Momberg, tác giả chính của nghiên cứu đến từ Tổ chức Động thực vật Thế giới (FFI) ở Yangon, cho biết: “Chỉ vừa được mô tả, voọc Popa đã phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Loài linh trưởng có vòng trắng như phấn quanh mắt đang bị đe dọa bởi nạn săn bắt và mất môi trường sống”.

loai-vooc-moi-phat-hien-o-myanmar
Loài linh trưởng mới được phát hiện là voọc Popa (Trachypithecus popa). Ảnh: AFP

Bằng chứng đầu tiên về voọc Popa không được tìm thấy trong tự nhiên mà được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Các mẫu vật về loài này đã được thu thập cách đây hơn một thế kỷ, khi Myanmar còn là thuộc địa của Anh. Theo các nhà khoa học, phân tích di truyền cho thấy những mẫu vật tại bảo tàng trùng khớp với mẫu vật mà nhóm của Momberg tìm thấy trong những cánh rừng ở Myanmar. Điều này cho thấy voọc Popa đã xuất hiện từ lâu nhưng đến nay mới được nghiên cứu và mô tả.

Loài linh trưởng ẩn dật này đã được ghi hình vào năm 2018, để lộ màu lông và dấu hiệu đặc biệt của chúng. Trachypithecus popa có phần lưng màu nâu xám, bụng màu trắng, trong khi các bàn tay và chân có màu đen. Chiếc đuôi linh hoạt của nó dài gần 1 mét với trọng lượng khoảng 8kg, giúp chúng thích nghi với cuộc sống leo trèo trên cây.

Ngwe Lwin, nhà linh trưởng học từ FFI cho biết: “Các cuộc khảo sát thực địa bổ sung và biện pháp bảo vệ sẽ được FFI tiến hành để cứu voọc Popa khỏi nguy cơ tuyệt chủng”.

Theo các nhà khoa học, có hơn 20 loài voọc trên thế giới, với một số loài trong số đó đang ở mức “cực kỳ nguy cấp”. Nổi tiếng nhất là voọc xám hoặc voọc Hanuman, được đặt tên theo vị thần khỉ trong sử thi nổi tiếng Ramayana của Ấn Độ. Bên cạnh đó, ít nhất 20 loài linh trưởng mới đã được phát hiện kể từ đầu thế kỷ 21. Nhiều loài trong đó có hình dạng và hành vi tương tự nhau khiến chúng bị nhầm lẫn là một trong suốt thời gian dài.

Long Hải

Theo 1thegioi.vn

 

Link nguồn: https://1thegioi.vn/loai-vooc-moi-phat-hien-o-myanmar-co-nguy-co-tuyet-chung-156421.html

The post Loài voọc mới phát hiện ở Myanmar có nguy cơ tuyệt chủng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Công tác bảo tồn: Nhìn từ câu chuyện ở Cát Bà https://24hsongxanh.vn/cong-tac-bao-ton-nhin-tu-cau-chuyen-o-cat-ba/ Thu, 12 Nov 2020 02:51:39 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=50897 cong-tac-bao-ton

Tuổi Trẻ Cuối Tuần trò chuyện với ông Neahga Leonard, giám đốc Dự án bảo tồn voọc Cát Bà (Hải Phòng), về cách tiếp cận toàn diện trong bảo tồn. Cát Bà là một điểm nóng về du lịch của VN, điều đó mang lại những lợi ích và thách thức nào cho công tác […]

The post Công tác bảo tồn: Nhìn từ câu chuyện ở Cát Bà appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
cong-tac-bao-ton

Tuổi Trẻ Cuối Tuần trò chuyện với ông Neahga Leonard, giám đốc Dự án bảo tồn voọc Cát Bà (Hải Phòng), về cách tiếp cận toàn diện trong bảo tồn.

cong-tac-bao-ton
Ông Neahga Leonard (thứ 3 từ trái qua) trong một chuyến đi thực địa. Ảnh: Bui Lam Khanh

Cát Bà là một điểm nóng về du lịch của VN, điều đó mang lại những lợi ích và thách thức nào cho công tác bảo tồn tại đây?

– Du lịch và bảo tồn có mối quan hệ phức tạp và tình hình ở Cát Bà, Hạ Long (Quảng Ninh) cũng không ngoại lệ. Về lý thuyết, du lịch là cách để tạo ra nguồn tài chính cần thiết, nâng cao nhận thức cho mục tiêu của bảo tồn, giúp tan tỏa các thông điệp về bảo tồn hiệu quả.

Thực tế việc quản lý du lịch, hoạt động du lịch, các dự án liên quan đến du lịch không tốt làm những tác động về môi trường và xã hội của du lịch vượt xa những lợi ích mà nó 
mang lại.

Ở Cát Bà, ta khó nhìn thấy lợi ích mà du lịch mang lại cho công tác bảo tồn của địa phương. Đó có thể là sự chú ý nhất định ở tầm quốc gia và quốc tế đến khu vực này. Các nhà hoạch định chính sách đã thấy điều này và có các quy định để củng cố chính sách bảo vệ môi trường.

Nhưng việc thực thi các quy định còn thiếu vì hai lý do. Một là áp lực rất lớn trong việc phát triển Cát Bà thành trung tâm du lịch chính của miền Bắc. Hai là việc thực thi Luật môi trường được giao cho các cơ quan hành chính địa phương, vốn bị thiếu nhân lực và kinh phí trầm trọng, thiếu thẩm quyền để áp dụng những hình phạt hiệu quả với các hành vi vi phạm Luật môi trường.

Hoạt động bảo tồn thường tập trung vào các loài động vật lớn tiêu biểu. Ông có thể giải thích vì sao bảo tồn các loài động vật nhỏ cũng quan trọng như các loài động vật lớn và cách tiếp cận về bảo tồn tại Cát Bà?

– Một trong những thách thức với công tác bảo tồn là nhận thức của cộng đồng về bảo tồn thường tập trung vào các cá thể, đặc biệt là các loài động vật tiêu biểu lớn. Nhưng quan điểm của các nhà bảo tồn và nhà sinh thái học là nhìn nhận mỗi loài vật riêng lẻ là một phần của hệ sinh thái, để bảo vệ hiệu quả một loài vật thì phải bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái.

Tất cả các loài cùng tạo nên hệ sinh thái phải nhận được sự bảo vệ bình đẳng như nhau. Ở Cát Bà, loài biểu tượng là voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) – loài linh trưởng quý hiếm nhất ở VN và quý hiếm thứ hai trên thế giới, thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp.

Có một đại diện mang tính biểu tượng làm mũi nhọn cho công tác bảo tồn tại đây nghĩa là có những lợi thế nhất định, nhưng nhược điểm là lấy mất sự chú ý dành cho các loài khác trong quần đảo cũng rất cần được quan tâm.

Chúng tôi tập trung bảo vệ hệ sinh thái của toàn đảo để bảo tồn mối quan hệ giữa các loài có mặt ở đây. Có một mối liên hệ giữa voọc Cát Bà và một loài thực vật nhỏ thường bị thu hái trái phép, bán trên thị trường cây cảnh.

Có rất ít nguồn nước ngọt quanh năm trên Cát Bà nên vào mùa khô, voọc lấy nước chủ yếu từ thực vật. Trên vách đá toàn bộ vùng Cát Bà, Hạ Long có một loài thực vật đặc hữu nhỏ, thân dày, nhiều thịt, trữ nước có tên là Primulina drakei, hoa màu tím hình ống khá đẹp.

Trong mùa khô, voọc Cát Bà tăng lượng tiêu thụ Primulina drakei lên 30%, cho thấy loài thực vật này là một nguồn tài nguyên quan trọng trong chuỗi thức ăn của voọc. Việc săn trộm và buôn bán bất hợp pháp loài thực vật này có thể gây tác động bất lợi đến quần thể voọc cũng như quần thể các loài động vật khác sống dựa vào nó để lấy nước vào mùa khô.

Vì thế, cách tiếp cận bảo tồn của chúng tôi bao gồm việc chống săn bắt, hái trộm các loài động, thực vật và các loài chim; trồng rừng, giáo dục môi trường cho người dân địa phương và thường xuyên trao đổi về chính sách với các cơ quan chức năng.

cong-tac-bao-ton
Một quần thể voọc Cát Bà. Ảnh: Neahga Leonard

Ông có thể cho vài ví dụ về tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi với bảo tồn?

– Việc giảm các hoạt động gây ô nhiễm và giới hạn số lượng khách du lịch trong khu vực sẽ mang lại lợi ích cho cả việc bảo tồn môi trường và trải nghiệm của du khách. Gây ô nhiễm là một điều tồi tệ, nhưng người ta vẫn vứt rác ra cửa sổ xe buýt, thả rác xuống biển. Điều này cần phải chấm dứt hoàn toàn, quan trọng hơn nữa là cần giải quyết vấn đề ô nhiễm tiếng ồn.

EEA (Cơ quan Môi trường châu Âu), WHO (Tổ chức Y tế thế giới) và nhiều nghiên cứu khác đã cảnh báo ô nhiễm tiếng ồn là loại ô nhiễm có hại thứ hai với con người, sau bụi mịn trong không khí. Ô nhiễm tiếng ồn cũng gây hại cho động vật hoang dã, cả trên cạn và dưới nước. Mặc dù đã có luật cấm tiếng ồn, nhưng có rất ít hành động cụ thể để hạn chế nó.

Tại Cát Bà và các vùng tự nhiên khác trên cả nước, người ta thường mang theo cả loa karaoke di động, cho công ty du lịch mở nhạc lớn hoặc dùng loa để nói chuyện với du khách, cho các khu nghỉ dưỡng, kể trong vườn quốc gia, mở nhạc lớn, có thể nghe từ khoảng cách 3km qua địa hình đồi núi.

Thêm vào đó, số lượng lớn tàu thuyền trên vùng biển Cát Bà, Hạ Long làm môi trường dưới nước quá ồn ào, khiến các loài thú biển như cá heo không thể định hướng và các sinh vật biển khác không thể giao tiếp.

Cơ quan chức năng cần quy định rõ ràng về nơi có thể tạo ra âm thanh lớn, ở mức âm lượng nào. Điều này sẽ mang lại lợi ích môi trường to lớn ở cả khu vực Cát Bà, Hạ Long và các nơi khác trên cả nước.

Ông có thể chia sẻ một số bài học kinh nghiệm bảo tồn thành công ở các nước Đông Nam Á? VN có thể rút ra điều gì từ những điểm sáng này?

– Tại Cát Bà, một trong những thành công lớn của chúng tôi là thành lập các đội chống săn trộm dựa vào cộng đồng vốn gồm chính những người săn trộm trước đây. Làm được điều này là nhờ xây dựng lòng tin trong cộng đồng, tiếp cận trực tiếp, tôn trọng người dân, kiến thức của họ và thể hiện chúng tôi cam kết lâu dài.

Tại Indonesia, tổ chức phi chính phủ Alam Sehat Lestari đã thành công trong việc giảm nạn phá rừng và săn trộm bằng cách xác định những áp lực buộc cộng đồng phải tham gia các hoạt động bất hợp pháp. Sau khi tìm hiểu, họ phát hiện tiền không phải là động lực, mà người dân cần tiền để mua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phân bón nông nghiệp.

Do đó, sau khi cung cấp dịch vụ y tế rẻ hơn và hướng dẫn người dân chăn nuôi, tự làm phân hữu cơ, nạn săn trộm giảm. Không có cách tiếp cận bảo tồn chung nào đúng cho tất cả. Mỗi địa phương cần một cách tiếp cận riêng nhưng bằng việc tuân theo một số nguyên tắc cơ bản và cách tiếp cận cẩn thận, chúng ta có thể tìm ra công thức thành công phù hợp.

cong-tac-bao-ton
Một con voọc Cát Bà chưa trưởng thành. Ảnh: Neahga Leonard

Hợp tác công – tư để bảo tồn gene

Hiện hoạt động bảo tồn các loài hoang dã được thực hiện dưới hai hình thức phổ biến là bảo tồn nội vi (in-situ) hay bảo tồn tại chỗ và bảo tồn ngoại vi (ex-situ) hay bảo tồn chuyển chỗ. Tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, hoạt động bảo tồn các loài hoang dã hiện nay tập trung vào bảo tồn nội vi thông qua hoạt động bảo vệ nguyên vẹn các sinh cảnh sống của các loài.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện hệ thống pháp luật của VN cơ bản đáp ứng được mục tiêu quản lý động vật hoang dã. Nhưng thực tế việc quản lý các loài động vật hoang dã vẫn gặp rất nhiều thách thức do việc mất rừng, suy thoái rừng đang diễn ra nhanh chóng, làm mất sinh cảnh sống của các loài. Mặt khác, thói quen/văn hóa sử dụng động vật hoang dã (làm thực phẩm, làm đồ trang trí) của một bộ phận người dân vẫn còn.

Cuộc sống một bộ phận người dân sống gần rừng vẫn khó khăn, phụ thuộc vào rừng, họ vẫn phải “ăn rừng” để sinh tồn. Các giải pháp quan trọng là tăng cường công tác bảo vệ rừng, phục hồi rừng, bảo vệ sinh cảnh cho các loài; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen/văn hóa sử dụng động vật hoang dã của một bộ phận người dân và tăng cường sinh kế cho những người dân sống trong/gần rừng.

Tuy nhiên, việc thuần hóa và khai thác nguồn gene từ tự nhiên để đưa vào cuộc sống là một quá trình cần thời gian lâu dài. Một giáo sư ở Nhật từng chia sẻ ông đã mất tới 20 năm sự nghiệp để lai tạo được một giống cây lê có năng suất, chất lượng cao và khả năng kháng bệnh tốt từ cây lê dại.

Như vậy để bảo tồn, phát triển và khai thác nguồn gene tự nhiên không chỉ cần đầu tư nguồn lực cho nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn… mà cần có thời gian để các nguồn gene quý hiếm có thể thích ứng, phát triển. Đồng thời nên xem xét cơ chế hợp tác công – tư trong công tác bảo tồn, phát triển nguồn gene để huy động các nguồn lực khác của xã hội như doanh nghiệp, cá nhân… tham gia các hoạt động bảo tồn và phát triển các nguồn gene quý hiếm.

Ông Nguyễn Lê Phước Thạnh

(phụ trách công tác bảo tồn động vật hoang dã Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, Lâm Đồng)

Theo Tuổi Trẻ Cuối tuần

 

Link nguồn: https://cuoituan.tuoitre.vn/tin/van-de-su-kien/20201112/cong-tac-bao-ton-nhin-tu-cau-chuyen-o-cat-ba/1569806.html

The post Công tác bảo tồn: Nhìn từ câu chuyện ở Cát Bà appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đưa di sản âm nhạc thành sản phẩm du lịch https://24hsongxanh.vn/dua-di-san-nhac-thanh-san-pham-du-lich/ Mon, 26 Oct 2020 02:29:20 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=50018 dua-di-san-am-nhac-thanh-san-pham-du-lich

Theo chuyên gia, các di sản âm nhạc được UNESCO ghi danh nếu được biến thành sản phẩm du lịch sẽ rất tốt từ góc độ bảo tồn và phát triển. Nâng giá trị cho di sản Năm 2015, ca Huế được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2019, việc tiến hành làm […]

The post Đưa di sản âm nhạc thành sản phẩm du lịch appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
dua-di-san-am-nhac-thanh-san-pham-du-lich

Theo chuyên gia, các di sản âm nhạc được UNESCO ghi danh nếu được biến thành sản phẩm du lịch sẽ rất tốt từ góc độ bảo tồn và phát triển.

Nâng giá trị cho di sản

Năm 2015, ca Huế được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2019, việc tiến hành làm hồ sơ di sản ca Huế để trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản phi vật thể của tổ chức này được thực hiện. Theo kế hoạch, để hoàn thiện hồ sơ, Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế cần phải hoàn thiện báo cáo kiểm kê di sản nghệ thuật này theo đúng quy cách UNESCO yêu cầu. Huế cũng cần sưu tầm tài liệu, hiện vật, tài liệu xuất bản, tài liệu chép tay, thư tịch liên quan đến ca Huế ở trong và ngoài nước. Chương trình hành động để bảo tồn và phát huy giá trị di sản ca Huế cũng sẽ được thực hiện. TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế, đánh giá hồ sơ này đang thuận lợi ở chỗ hồ sơ khá phong phú, nếu được đầu tư tốt sẽ có tính thuyết phục cao.

dua-di-san-am-nhac-thanh-san-pham-du-lich
Hát xoan Phú Thọ. Ảnh: NGỌC THẮNG

Tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đang xây dựng đề án “Phát huy giá trị và xây dựng ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa đặc sắc giai đoạn 2020 – 2025”. Theo đó, địa phương sẽ chấn chỉnh và nâng cao chất lượng ca Huế trên sông Hương cũng như mở rộng không gian biểu diễn. Việc đa dạng hóa không gian biểu diễn giúp du khách có thể chọn lựa không gian phù hợp với tính cách và sở thích của mình. “Ca Huế đã là một sản phẩm du lịch. Tôi cũng xem ca Huế trên sông Hương nhiều lần nhưng vẫn cảm giác chưa có chiến lược để bảo tồn nó như một di sản. Việc biểu diễn vẫn như một hình thức tự phát. Vì thế, lần này có thể làm một cách bài bản, phát triển nhóm nòng cốt thì sẽ tốt hơn cho ca Huế”, TS Lê Thị Minh Lý, Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN, nói.

Cũng theo bà Lý, các di sản âm nhạc, đặc biệt di sản âm nhạc được UNESCO ghi danh, đều có thể trở thành sản phẩm du lịch. “Nếu như lễ hội khó đưa thành sản phẩm du lịch thì di sản âm nhạc lại không mấy khó khăn khi trở thành sản phẩm du lịch. Nó sẽ tạo giá trị mới cho di sản, từ di sản của một cộng đồng thành di sản của nhiều người hơn. Việc di sản âm nhạc thành sản phẩm du lịch càng ý nghĩa hơn khi nó đã là di sản của UNESCO”, bà Lý nói.

Mặc dù vậy, bà Lý đánh giá: “Mức độ tương tác của các sản phẩm này có khác nhau. Tùy theo loại hình di sản mà sản phẩm lại có độ phổ cập nhiều hay ít. Khi đặt vào làm du lịch thì cũng có thách thức trong việc bảo vệ di sản”.

dua-di-san-am-nhac-thanh-san-pham-du-lich
Biểu diễn ca trù trong cộng đồng

Du lịch cần gắn sâu với di sản văn hóa

Nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu âm nhạc, nhận xét cũng có nhiều di sản âm nhạc được đưa vào du lịch tốt như quan họ, ca trù, đờn ca tài tử. Tuy nhiên, để đi xa hơn thì ngành du lịch cũng cần hiểu sâu hơn về di sản văn hóa phi vật thể. “Có thể làm tốt hơn khi ngành du lịch nhúng tay sâu hơn vào việc phát triển du lịch gắn với di sản văn hóa phi vật thể, và Bộ VH-TT-DL cần phải quan tâm đẩy mạnh việc này. Vì nếu người làm du lịch không am hiểu, người ta không thể giới thiệu được. Nếu giờ yêu cầu người làm du lịch VN giới thiệu cái hay của ca trù thì có lẽ họ chịu, không thể làm cho người ta bị thu hút. Chỉ có nhà nghiên cứu Trần Văn Khê nói, diễn giải mà đến người Mỹ cũng còn phải sang nghe ca trù. Thế tức là ngành du lịch cần trang bị thêm kiến thức và cần đẩy mạnh đào tạo để du lịch gắn với di sản văn hóa phi vật thể”, ông Loan phân tích.

Trong khi đó, dù quan họ vẫn hút khách mỗi rằm tháng giêng, song TS Lê Thị Minh Lý nhận định: “Quan họ vẫn còn diễn giải chưa tốt. Mà di sản âm nhạc nào của mình cũng diễn giải chưa tốt vì mình chưa đầu tư cho những nghiên cứu đấy. Phải có người am hiểu giới thiệu đó là điệu gì, liên quan đến cái gì thì mới thu hút được”.

Xuất phát từ sự am hiểu, sản phẩm du lịch từ di sản âm nhạc mới có thể ra đời và có sức thu hút. “Phố cổ Hà Nội thì phải gắn với ca trù, nhưng vẫn chưa gắn được. Ca trù được khai sinh từ Thăng Long, từ thời Lý. Khách đến hoàng thành phải được nghe nghệ thuật thời kỳ bùng cháy của thời Lý, thì ca trù chính là nòng cốt. Hát hay thì hấp dẫn ngay. Thế rồi kể chuyện chúa Trịnh viết gì cho ca trù, ca trù biểu diễn ở dinh chúa thế nào, cung vua ra sao… Như thế mới hấp dẫn được”, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan nói.

Bất ngờ hát xoan Phú Thọ

Theo TS Lê Thị Minh Lý, hát xoan Phú Thọ – di sản được UNESCO ghi danh – là một trường hợp bất ngờ khi nó lại trở thành sản phẩm du lịch sớm hơn những người nghiên cứu dự tính. Chính quyền Phú Thọ đã đầu tư cho hát xoan rất bài bản khi cho sửa sang lại khang trang đình làng An Thái (xã Phượng Lâu, TP.Việt Trì) và đường tới An Thái. Cộng đồng cũng chủ động trong việc đưa di sản hát xoan vào du lịch.

“Con đường chạy đến tận làng đã thành đường lớn mà khách du lịch có thể đến. Chính quyền địa phương, các xã có phường xoan rất ủng hộ. Phường xoan An Thái có cơ hội làm du lịch theo cách đi ra khỏi cộng đồng, đến trình diễn ở nơi khác. Họ cũng tiếp đón đoàn du lịch có nhu cầu thăm thú và xem hát xoan. Tôi cũng không nghĩ Phú Thọ có thể làm nhanh như thế vì trước đó hát xoan còn là di sản cần bảo vệ khẩn cấp”, bà Lý nói.

Bà Lý cho rằng việc Phú Thọ xác định, đầu tư rõ ràng vào việc tạo ra sản phẩm du lịch từ hát xoan đã khiến địa phương có thể lập được kỳ tích như vậy: “Họ quyết tâm đầu tư cho di sản và cũng cầu thị, lắng nghe các chuyên gia. Đến giờ tất cả các phường xoan đều có không gian để trình diễn, có đội xoan và liên tục hoạt động với sự hỗ trợ của nhà nước. Các phường xoan hồ hởi truyền dạy, trẻ con hào hứng. Xoan mà sống, mà muốn làm du lịch được thì phải từ lớp trẻ”.

Trinh Nguyễn

Theo thanhnien.vn

 

Link nguồn: https://thanhnien.vn/van-hoa/dua-di-san-am-nhac-thanh-san-pham-du-lich-1296363.html

The post Đưa di sản âm nhạc thành sản phẩm du lịch appeared first on 24h Sống xanh.

]]>