Bảo tồn thiên nhiên – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Fri, 11 Jun 2021 07:33:12 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Bảo tồn thiên nhiên – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Tín hiệu xanh cho Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng https://24hsongxanh.vn/tin-hieu-xanh-cho-khu-bao-ton-thien-nhien-lung-ngoc-hoang/ Fri, 11 Jun 2021 07:33:12 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=61680 tin-hieu-xanh-cho-khu-bao-ton-thien-nhien-lung-ngoc-hoang

Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp) hồ hởi nói với chúng tôi: “UBND tỉnh Hậu Giang vừa phê duyệt đề án nhằm mở ra hướng phát triển mới cho vùng đất nhiều tiềm năng này.” Vậy là […]

The post Tín hiệu xanh cho Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tin-hieu-xanh-cho-khu-bao-ton-thien-nhien-lung-ngoc-hoang

Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp) hồ hởi nói với chúng tôi: “UBND tỉnh Hậu Giang vừa phê duyệt đề án nhằm mở ra hướng phát triển mới cho vùng đất nhiều tiềm năng này.”

tin-hieu-xanh-cho-khu-bao-ton-thien-nhien-lung-ngoc-hoang
KBT Lung Ngọc Hoàng hôm nay

Vậy là “nàng tiên ngủ trong rừng” đã được đánh thức rồi sau năm ngủ quên, người dân địa phương rất vui mừng bởi sẽ hưởng rất nhiều lợi ích từ dự án được xem là trọng điểm phát triển kinh tế, du lịch của Hậu Giang”.

Vùng đất tiềm năng nhưng chưa được phát huy

Chúng tôi đã có nhiều lần đến KBT và đã được hướng dẫn tham quan, tìm hiểu rất nhiều về các loại cây bản địa có rất nhiều tại đây như: sộp, còng, cà na, bần… tạo nên một quần thể xanh để vừa bảo vệ vững chắc toàn thể đê bao của 2.800 ha sẳn có. Đó là chưa kể hàng ngàn ha rừng tràm tạo nên những lá chắn rất an toàn cho một lá phổi xanh ngập nước đang được bảo vệ.

Ông Võ Văn Cung, 79 tuổi ngụ ấp Phương Hòa, xã Phương Bình kể lại: “Trước đây, trước ngày giải phóng khu vực nầy ngập nước quanh năm, có rất nhiều thú dữ và nhiều thú quý hiếm nhưng người ta ngán ngại vào khai thác vì rất nguy hiểm, vì vậy mỗi khi đánh bắt phải đi đông người để phòng khi bất trắc”.

tin-hieu-xanh-cho-khu-bao-ton-thien-nhien-lung-ngoc-hoang
Đường vào KBT Lung Ngọc Hoàng

Hiện nay, Lung Ngọc Hoàng có nhiều loài chim và một quần thể động vật, thực vật đa dạng với 76 loài chim, 31 loài bò sát, 135 loài chim nước quý hiếm như bạc má, cà cuốc, cò ốc, giang sen, đà đẩy, vạc, ác là… Cạnh đó còn đang sở hữu 73 loài cá khác nhau tha hồ để du khách tham quan, tìm hiểu. Tuy vậy dù đã có nhiều bước qui hoạch để KBT trở thành lá phổi xanh của miền Tây; khu du lịch sinh thái đa dạng, điểm nhấn của du khách mỗi khi đến đây nhưng hàng chục năm qua ý tưởng trên vẫn chưa được thực hiện.

Điều trăn trở mà chúng tôi lo lắng nhất là sự hiện diện của hàng trăm hộ dân đã sinh sống trong khu bảo tồn hàng chục năm qua chưa được di dời về nơi ở mới dù địa phương đã xây dựng một khu tái định cư rất sạch, đẹp, khang trang cách Khu bảo tồn khoảng 1.000 mét. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ bảo vệ động, thực vật quý hiếm và độ an toàn phòng chống cháy rừng trong Khu bảo tồn chưa thật triệt để.

Tín hiệu xanh bắt đầu ngày mới

Theo các chuyên gia nhiều năm làm du lịch sinh thái, Lung Ngọc Hoàng có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, yên tĩnh, là một trong những khu bảo tồn vùng ngập nước hàng đầu tại ĐBSCL hiện nay. Nếu biết khơi dậy các tiềm năng thiên nhiên sẵn có, Lung Ngọc Hoàng sẽ là điểm nhấn lý tưởng cho các tour du lịch sinh thái hấp dẫn trong thời gian tới.

Ông Trần Thanh Thế, ngụ xã Phương Bình kể thêm: “Ở đây có rất nhiều lợi thế như chỉ cách trung tâm Tp Cần Thơ và Sóc Trăng khoãng 45 km; cách Hậu Giang xấp xỉ 35 km… nên du khách có thể đến tham quan rất nhanh chóng. Cạnh đó nơi đây có nhiều cảnh đẹp chân quê, những thảm thực vật quý hiếm, nhiều trò chơi trên sông nước nên sẽ thu hút thu hút nhiều người đến đây”.

Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc KBT Lung Ngọc Hoàng giới thiệu thêm: Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm như: tràm, lác, sậy, dây choại, bông súng, sen, lục bình, bèo… Hệ động vật khá phong phú với trên 200 loài thuộc các lớp bò sát, chim, thú, lưỡng cư. KBT hiện có các loài quý hiếm như dơi chó, chồn mực, cáo mèo, rái cá lông mũi, rùa nắp, rắn hổ mang, rắn mái gầm, chim bạc má, giang sen…

tin-hieu-xanh-cho-khu-bao-ton-thien-nhien-lung-ngoc-hoang
Thu hoạch bông súng ở KBT

Sau nhiều năm chờ đợi, tháng 6/2021, Đề án quy hoạch mở rộng đầu tư KBT Lung Ngọc Hoàng đã được tiến hành trong niềm vui của người dân sở tại. Ông Trần Vân An, ngụ xã Phương Bình phấn khởi nói: Có KBT rồi chúng sẽ tập trung phát triển thế mạnh du lịch, xây dựng cảnh quan, giữ gìn tài nguyên môi trường, phòng chống cháy nổ, xây dựng bản sắc riêng cho vùng nước ngập mặn đặc thù. Theo quy hoạch chung, đề án lần này có kinh phí đầu tư khoảng 370 tỉ đồng, triển khai từ năm 2021 – 2030, nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học gắn với khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng một cách hợp lý để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

Bên cạnh đó, tỉnh Hậu Giang sẽ hình thành các tuyến du lịch sinh thái, tạo dựng những điểm đến hấp dẫn làm cơ sở đưa KBT Lung Ngọc Hoàng sớm trở thành trung tâm du lịch lớn của Hậu Giang và là khu du lịch quốc gia giai đoạn đến năm 2030. Cùng với đó, sẽ chia sẻ lợi ích đối với người dân địa phương, gắn với phát triển du lịch sinh thái; tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho người dân vùng đệm; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Trương Thanh Liêm

Theo baotainguyenmoitruong.vn

 

Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tin-hieu-xanh-cho-khu-bao-ton-thien-nhien-lung-ngoc-hoang-325817.html

The post Tín hiệu xanh cho Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ước mơ bảo tồn của người thầy thành sự thật https://24hsongxanh.vn/uoc-mo-bao-ton-cua-nguoi-thay-thanh-su-that/ Thu, 28 Mar 2019 07:04:38 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=4292 Những học trò của thầy Sarit Jitnok, một giáo viên ở trường Chùa Khao Phra Phutthabat Noi tại huyện Kaeng Khoi, bắt đầu hiểu và yêu mến rừng.

Cộng đồng người dân Saraburi đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ ngọn núi đá vôi, nhờ được giáo dục về tầm quan trọng của thiên nhiên. Dạy cho thiếu niên biết trân trọng thiên nhiên là một yếu tố thiết yếu trong những nỗ lực bảo tồn rừng hiệu quả, giúp […]

The post Ước mơ bảo tồn của người thầy thành sự thật appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những học trò của thầy Sarit Jitnok, một giáo viên ở trường Chùa Khao Phra Phutthabat Noi tại huyện Kaeng Khoi, bắt đầu hiểu và yêu mến rừng.

Cộng đồng người dân Saraburi đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ ngọn núi đá vôi, nhờ được giáo dục về tầm quan trọng của thiên nhiên.

Những học trò của thầy Sarit Jitnok, một giáo viên ở trường Chùa Khao Phra Phutthabat Noi tại huyện Kaeng Khoi, bắt đầu hiểu và yêu mến rừng.
Những học trò của thầy Sarit Jitnok, một giáo viên ở trường Chùa Khao Phra Phutthabat Noi tại huyện Kaeng Khoi, bắt đầu hiểu và yêu mến rừng.

Dạy cho thiếu niên biết trân trọng thiên nhiên là một yếu tố thiết yếu trong những nỗ lực bảo tồn rừng hiệu quả, giúp cứu lấy ngọn núi đá vôi cuối cùng của Saraburi không bị biến thành bột xi măng. “Tương lai núi rừng của chúng ta nằm trong tay thanh thiếu niên”, Sarit Jitnok, một giáo viên ở trường Chùa Khao Phra Phutthabat Noi tại huyện Kaeng Khoi, nói. Sarit đi đầu trong nỗ lực bảo tồn rừng của cộng đồng Khao Phra Phutthabat Noi, nơi ông ra sức nâng cao nhận thức của trẻ em địa phương. Được phỏng vấn trong Ngày quốc tế rừng 21/3, Sarit đã kể lại câu chuyện đầy cam go đằng sau thành công cứu nạn cho rừng. Để làm được điều đó, các công dân bình thường lên tiếng chống lại ngành công nghiệp khai thác đá vôi.

Saraburi giàu tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.Các hòn núi đá vôi có rừng che phủ của xứ này là nơi sinh sống của nhiều động vật và loài hiếm không tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu khác trên thế giới. Nhưng đá vôi làm cho tỉnh trở thành một mục tiêu quan trọng của ngành xi măng hùng mạnh của Thái Lan. “Chúng tôi rất hãnh diện là cộng đồng của chúng tôi có thể cứu lấy núi rừng thoát khỏi các hoạt động khai thác mỏ và bảo tồn được ít nhất là một hòn núi trong hệ sinh thái karst giàu đa dạng sinh học cho con cháu chúng tôi”, Sarit nói.

“Các thế hệ trẻ là năng lực lõi trong các nỗ lực bảo tồn của chúng tôi, vì chúng sẽ kế thừa tài sản đó. Vì vậy chúng tôi đang dạy cho con em về thiên nhiên và phát triển nhận thức bảo tồn rừng nguyên sinh tại quê nhà”, Sarit nói. Ông cho biết nơi đây đã trở thành rừng cộng đồng, và các quy định đã được đưa ra để cộng đồng đeo đuổi thu hoạch bền vững các nguồn tài nguyên.

Sarit, người khởi xướng nỗ lực bảo tồn rừng Khao Phra Phutthabat Noi cách đây hai thập kỷ, đã tự mình phát triển các môn học đặc thù về rừng, bảo vệ rừng và quản lý rừng, để dạy cho học trò trung học tại trường Chùa Khao Phra Phutthabat Noi. “Chúng tôi đang dạy cho học sinh ba môn – các hệ sinh thái rừng, quản lý rừng cộng đồng và tập huấn hướng dẫn du lịch sinh thái”, ông nói. “Với các môn học đó, học sinh trở nên ý thức hơn về tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên, và hiện nay được trang bị các kỹ năng cần thiết để sử dụng các nguồn tài nguyên rừng bền vững và bảo tồn chúng”, Sarit nói thêm. Sau khi dạy ba môn học này 12 năm, các cố gắng của ông thầy đã có kết quả, nhiều học trò của ông chủ động đăng ký theo học ngành quản lý và bảo tồn rừng. Họ còn giúp quảng bá thông điệp bảo tồn đến các địa phương khác.

Tuy nhiên, theo ông, cứu Khao Phra Phutthabat Noi không dễ dàng. Mặc dầu cộng đồng canh giữ hòn núi địa phương không cho khai thác đã 20 năm, một số công ty xi măng và các quan chức nhà nước nhiều quyền thế ra sức tìm cách xoá bỏ tình trạng rừng trên núi, để họ có thể tiếp cận các khu bảo tồn đá vôi. “Chúng tôi thành công trong việc bảo tồn rừng, vì dân địa phương hiện nay nhận thức được vai trò quan trọng của rừng trong đời sống của họ. Vì cộng đồng đã phát triển được ý thức về sở hữu chung, chúng tôi đủ sức mạnh để bảo vệ rừng của mình không bị khai thác đá vôi. Cộng đồng chỉ có thể bảo vệ được rừng nếu họ đủ mạnh và họ có thể truyền lại cho các thế hệ tương lai sức mạnh đó”, ông thầy nói.

“Chúng tôi hài lòng với kết quả, nhưng biết rằng cần cố gắng hơn.Chúng tôi hy vọng công tác của chúng tôi truyền cảm hứng nỗ lực bảo vệ rừng cho những nơi khác, vì thế giới cần các hệ sinh thái rừng lành mạnh hơn bao giờ hết”, Sarit nói.

Khởi Thức

Theo Thế Giới Tiếp Thị

The post Ước mơ bảo tồn của người thầy thành sự thật appeared first on 24h Sống xanh.

]]>