an toàn trường học – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Fri, 20 Sep 2019 06:46:33 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png an toàn trường học – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Trường học ngày càng nhiều nguy cơ mất an toàn: Mỗi trường cần có một “ủy ban an toàn” https://24hsongxanh.vn/truong-hoc-ngay-cang-nhieu-nguy-co-mat-toan-moi-truong-can-co-mot-uy-ban-toan/ Fri, 20 Sep 2019 06:46:02 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=14469 Thành lan can của Trường mầm non Vàng Anh (Q.5, TP.HCM) được chắn kiếng cao, tủ dựng đồ thấp bắt vít cố định để đảm bảo an toàn cho trẻ Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nguy cơ tai nạn xảy đến với học sinh không chỉ do những nguyên nhân khách quan mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm phòng ngừa của các trường trong các hoạt động hằng ngày. Sau khi để xảy ra vụ việc đau lòng, Trường Gateway (Hà Nội) thành lập “ủy ban an toàn”. […]

The post Trường học ngày càng nhiều nguy cơ mất an toàn: Mỗi trường cần có một “ủy ban an toàn” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Thành lan can của Trường mầm non Vàng Anh (Q.5, TP.HCM) được chắn kiếng cao, tủ dựng đồ thấp bắt vít cố định để đảm bảo an toàn cho trẻ Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nguy cơ tai nạn xảy đến với học sinh không chỉ do những nguyên nhân khách quan mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm phòng ngừa của các trường trong các hoạt động hằng ngày.
Thành lan can của Trường mầm non Vàng Anh (Q.5, TP.HCM) được chắn kiếng cao, tủ dựng đồ thấp bắt vít cố định để đảm bảo an toàn cho trẻ Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thành lan can của Trường mầm non Vàng Anh (Q.5, TP.HCM) được chắn kiếng cao, tủ đựng đồ thấp bắt vít cố định để đảm bảo an toàn cho trẻ. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Sau khi để xảy ra vụ việc đau lòng, Trường Gateway (Hà Nội) thành lập “ủy ban an toàn”. Nhưng chẳng lẽ chỉ khi nào “mất bò mới lo làm chuồng” ?

Hàng loạt vấn đề

An toàn giao thông cho học sinh (HS) những tưởng chỉ là việc xảy ra ở bên ngoài nhà trường nhưng trên thực tế đã xảy ra với HS ngay trong sân trường và người gây tai nạn lại chính là các thầy cô giáo.
Vụ HS ở Trường tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) bị lái xe chở hiệu trưởng tông gãy xương đùi do xe chạy vào sân trường giờ HS đang chơi. Đau lòng hơn là vụ tai nạn giao thông tại Trường tiểu học Vân Hồ, tỉnh Sơn La khi giáo viên lùi xe trong sân trường khiến 1 HS tử vong, 1 em khác bị thương.
Hiện nay nhiều trường phổ thông tổ chức dạy học cả ngày và kiêm nhiệm cả dịch vụ bán trú cho HS. Sắp tới, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, việc dạy học 2 buổi/ngày là bắt buộc với cấp tiểu học. Điều này đồng nghĩa với việc HS sẽ ở trường từ sáng sớm đến chiều, do vậy việc bảo đảm an toàn cho HS sẽ là vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi HS ăn uống, ngủ nghỉ và tham gia rất nhiều hoạt động ở trường, buộc hoạt động bán trú sẽ phải tổ chức chuyên nghiệp hơn chứ không phải tự phát như hiện nay.
Hàng loạt vấn đề đặt ra liên quan an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, y tế, phòng chống cháy nổ trong bếp ăn, an toàn tại khu vực sân chơi, bãi tập… Việc hướng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày do Bộ GD-ĐT vừa ban hành đã lần đầu tiên đề cập đến việc tổ chức bán trú trong trường tiểu học. Trong đó nêu yêu cầu việc tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho HS.
Theo ông Trần Thanh Bình, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học, trong khi ngành giáo dục trong và ngoài nước đã có nhiều cuộc cải cách đáng kể về nội dung, chương trình cũng như mô hình trường, cơ sở giáo dục thì hệ thống tiêu chuẩn thiết kế công trình trường học vẫn còn chưa theo kịp với những thay đổi đó.

Phụ thuộc vào sự tận tâm của từng trường

Không ít vụ tai nạn đau lòng xảy ra với HS mới “lộ” ra rằng quy trình đảm bảo an toàn cho trẻ ở cơ sở giáo dục là quá lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm của người lớn. Các văn bản, chỉ thị của Bộ GD-ĐT về đảm bảo an toàn cho HS cũng nêu rất rõ về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục về việc để xảy ra mất an toàn, tai nạn, thương tích cho HS. Tuy nhiên, ngay cả vụ việc “động trời” xảy ra ở Trường Gateway thì ngoài người được thuê phụ trách đưa đón trẻ và lái xe thì nhà trường chưa có bất cứ ai bị xử lý kỷ luật, đình chỉ chức vụ hay công tác dạy học…
Động thái của hàng loạt các trường sau các vụ tai nạn với HS gần đây được đánh giá là muộn còn hơn không, khi bổ sung và siết các quy trình, quy định nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ…
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cho biết: “Những chuyện đau lòng có thể xảy ra bất kỳ ở trường nào, loại hình trường nào”. Theo ông Khang, dù công lập hay tư thục, trường có yếu tố nước ngoài, cái tâm của nhà giáo là quan trọng nhất.
Bà Lê Tuệ Minh, Tổng hiệu trưởng Trường Wellspring, cũng khẳng định sự cần thiết phải xây dựng một trường học an toàn cho HS. Trong đó, quan trọng nhất là phòng ngừa các nguy cơ/rủi ro có thể xảy đến.
Sau vụ việc chấn động dư luận, Trường Gateway mới quyết định thành lập Ủy ban An toàn trường học. Ủy ban này có nhiệm vụ rà soát toàn diện và tăng cường các giải pháp để bảo đảm an toàn cho HS tại trường và công tác đưa đón. Trường này còn cam kết sẽ thiết lập cơ chế kiểm tra chéo các hoạt động của Ủy ban An toàn trường học do nhà trường và phụ huynh phối hợp thực hiện.
Trước thực tế hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “ủy ban an toàn” trong mỗi trường học không nên chỉ thành lập ở trường có vụ việc đau lòng đã xảy ra mà mỗi trường cần có một bộ phận để phòng ngừa rủi ro cho HS.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho rằng giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích hiệu quả nhất chính là ý thức trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng. Vì thế, trước khi có sự hỗ trợ từ bên ngoài, đội ngũ cán bộ, giáo viên các nhà trường cần chủ động loại bỏ nguy cơ gây tai nạn thương tích; đồng thời trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình.
Không thể bắt phụ huynh “tự chịu trách nhiệm”
Liên quan đến vụ Trường quốc tế Singapore (ở P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) yêu cầu phụ huynh ký đơn “tự chịu trách nhiệm” về dịch vụ xe đưa đón HS (Thanh Niên đã thông tin), bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, cho rằng các trường khi đã làm tất cả các dịch vụ trong trường học phải có sự thỏa thuận với phụ huynh. “Đối với dịch vụ xe đưa đón, phải đảm bảo an toàn cho HS từ khi đón tại địa điểm đón cho đến khi HS vào lớp. Bản thân người dẫn các HS đi cũng phải có trách nhiệm kiểm tra kỹ lưỡng và bàn giao cho giáo viên cẩn thận. Không tổ chức làm thì thôi, còn đã làm thì phải có trách nhiệm!”, bà Thuận nói.
Bà Thuận cũng nhấn mạnh: “Không thể để trường đứng ra tổ chức xe đưa đón nhưng lại bắt phụ huynh chịu trách nhiệm được”.
An Dy
Tuệ Nguyễn
Theo thanhnien.vn

The post Trường học ngày càng nhiều nguy cơ mất an toàn: Mỗi trường cần có một “ủy ban an toàn” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chương trình chống bắt nạt ở Phần Lan được thế giới áp dụng https://24hsongxanh.vn/chuong-trinh-chong-bat-nat-o-phan-lan-duoc-the-gioi-ap-dung/ Thu, 28 Mar 2019 07:02:31 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=4299 Phương pháp KiVa được chứng minh mang lại hiệu quả. Ảnh: Depositphotos

Phương pháp KiVa giúp trẻ em không còn là nhân chứng thụ động mà tham gia vào quá trình bảo vệ nạn nhân, đẩy lùi bắt nạt học đường. Hệ thống giáo dục Phần Lan được đánh giá là hình mẫu của thế giới trên nhiều phương diện. KiVa, chương trình chống bắt nạt được […]

The post Chương trình chống bắt nạt ở Phần Lan được thế giới áp dụng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Phương pháp KiVa được chứng minh mang lại hiệu quả. Ảnh: Depositphotos

Phương pháp KiVa giúp trẻ em không còn là nhân chứng thụ động mà tham gia vào quá trình bảo vệ nạn nhân, đẩy lùi bắt nạt học đường.

Hệ thống giáo dục Phần Lan được đánh giá là hình mẫu của thế giới trên nhiều phương diện. KiVa, chương trình chống bắt nạt được sử dụng trong các trường học ở đất nước này cũng mang lại hiệu quả vượt trội và được nhiều nước noi theo. Sáng kiến này vô cùng quan trọng bởi một phần ba thanh thiếu niên trên toàn thế giới có trải nghiệm liên quan đến nạn bắt nạt, theo dữ liệu được Viện thống kê UNESCO (UIS) công bố.

Phương pháp KiVa được chứng minh mang lại hiệu quả. Ảnh: Depositphotos
Phương pháp KiVa được chứng minh mang lại hiệu quả. Ảnh: Depositphotos

KiVa là chữ viết tắt của “Kiusaamista Vastaan”, có nghĩa “chống bắt nạt” trong tiếng Phần Lan. Chương trình này được Bộ Giáo dục Phần Lan tạo ra vào năm 2007 và đã giảm đến 40% trường hợp bắt nạt ngay trong năm đó. Hiện nay, 90% trường học trên cả nước đã áp dụng để tìm cách loại bỏ vấn nạn lâu đời.

Mục tiêu của KiVa là giúp mọi học sinh nhận thức được sự nguy hiểm của nạn bắt nạt và biến các em trở thành người bảo vệ nạn nhân. Khi trẻ không còn là nhân chứng thụ động, chúng sẽ đối mặt với nạn bắt nạt cùng nhau thay vì hùa vào tấn công nạn nhân. Từ đó, chúng cũng sẽ không bao giờ muốn đối xử với các bạn khác theo cách tương tự.

Trọng tâm của chương trình KiVa là can thiệp và phòng ngừa. Cách thức hoạt động của nó như sau:

– Tạo lập các hộp thư ảo để các trường hợp bắt nạt có thể được báo cáo ẩn danh.

– Một giáo viên đóng vai trò là người trẻ có thể hoàn toàn tin cậy và kể lể về mọi vấn đề, luôn lắng nghe, thấu hiểu và săn sóc các em. Trong giờ giải lao, mọi giáo viên có nghĩa vụ theo dõi hành vi của học sinh.

– Đứng về phía nạn nhân và cảm hóa các nhân chứng. Ba giáo viên sẽ đóng vai trò trấn an nạn nhân, đối thoại với kẻ bắt nạt cho đến khi vấn đề được giải quyết.

– Cảm xúc của học sinh và các giá trị khác được coi trọng. Trẻ em sẽ học cách xác định cảm xúc của bạn bè không qua ngôn ngữ hình thể, xây dựng sự đồng cảm và tôn trọng người khác.

Phương pháp KiVa được áp dụng ở Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác. Ảnh: Cáritas Bizkaia
Phương pháp KiVa được áp dụng ở Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác. Ảnh: Cáritas Bizkaia

Ban đầu, những em được lựa chọn tham gia phương pháp này thuộc 20 lớp, ở các độ tuổi 7, 10 và 13. Từ đó, các chuyên gia tìm hiểu được những loại bắt nạt khác nhau dựa theo độ tuổi, dần hoàn thiện phương pháp để chấm dứt nạn bắt nạt.

Từ thành công của Phần Lan, KiVa được sử dụng ở nhiều quốc gia khác. Năm 2015, các quốc gia Mỹ Latinh như Argentina, Colombia, Tây Ban Nha, Mexico và Chile bắt đầu giai đoạn đầu tiên của chương trình. Thời điểm đó, nội dung chỉ có sẵn bằng tiếng Anh, vì vậy nó được áp dụng ở các trường song ngữ. Những quốc gia khác như Hà Lan, Vương quốc Anh, Đức, Bỉ, Italy, Luxembourg, Estonia, Thụy Điển, New Zealand và Hungary cũng đã nhìn thấy tiềm năng từ chương trình chống bắt nạt và thử nghiệm ở một số trường.

Học hỏi từ phương pháp KiVa, bạn có thể truyền đạt cho con một số điều quan trọng khi bị bắt nạt. Trước hết, hãy tạo bầu không khí tràn đầy yêu thương và thấu hiểu, giúp con biết rằng con có thể tin tưởng vào bố mẹ. Sau đó, bạn cần giải thích cho con nạn nhân của bắt nạt học đường không bao giờ là người có lỗi và bố mẹ sẽ luôn ở bên con dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.

Phụ huynh có thể rút ra những điều cốt lõi từ phương pháp KiVa và áp dụng khi nuôi dạy trẻ. Ảnh: Pixabay
Phụ huynh có thể rút ra những điều cốt lõi từ phương pháp KiVa và áp dụng khi nuôi dạy trẻ. Ảnh: Pixabay

Tiếp theo, bạn nên báo cho giáo viên của con biết về vấn đề. Họ cần nhận thức được những gì đang xảy ra trong lớp học và tìm cách loại bỏ nó. Ngoài sự hỗ trợ từ bố mẹ và thầy cô, trong một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ cần gặp bác sĩ tâm lý để hiểu sâu sắc cảm xúc của bản thân và xử lý tình huống hiệu quả hơn.

Theo Vnepress/ Bright Side

The post Chương trình chống bắt nạt ở Phần Lan được thế giới áp dụng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>