Ấn phẩm tháng 07 năm 2020 – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 04 Aug 2020 10:16:55 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Ấn phẩm tháng 07 năm 2020 – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Lê Triều Điển: Hơn nửa thế kỷ sống và vẽ https://24hsongxanh.vn/le-trieu-dien-hon-nua-ky-song-va-ve/ Mon, 20 Jul 2020 07:07:21 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42442 hoa-si-Le-Trieu-Dien

Bắt đầu vẽ tranh từ trước năm 1965, nhưng đến năm 2005 ông mới bắt đầu thành công chút xíu về thương mại. Mấy chục năm sáng tác liên tục, có lẽ nhờ xem vẽ là lẽ sống, mà ngày nay Lê Triều Điển là một trong những tên tuổi thế giá của mỹ thuật […]

The post Lê Triều Điển: Hơn nửa thế kỷ sống và vẽ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
hoa-si-Le-Trieu-Dien

Bắt đầu vẽ tranh từ trước năm 1965, nhưng đến năm 2005 ông mới bắt đầu thành công chút xíu về thương mại. Mấy chục năm sáng tác liên tục, có lẽ nhờ xem vẽ là lẽ sống, mà ngày nay Lê Triều Điển là một trong những tên tuổi thế giá của mỹ thuật đương đại Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Có mấy dòng “phù sa” chính làm nên họa giới Lê Triều Điển. Đầu tiên là sự bàng bạc của văn minh sông Mê Kông, của văn hóa Óc Eo và Phật giáo Nam tông. Tiếp đến là chất thơ được ông hấp thụ từ nhỏ, cũng như từ chính người vợ của mình: nhà thơ Phạm Thị Quý, tức họa sĩ Hồng Lĩnh. Thứ ba, đó là tinh thần tự do trong sáng tạo được ông chọn lựa như là một triết lý sống, triết lý này qua phong cách biểu hiện – trừu tượng càng được đơm hoa, kết trái.

hoa-si-Le-Trieu-Dien
Họa sĩ Lê Triều Điển

Trong phong cách biểu hiện – trừu tượng của Lê Triều Điển, ông còn tích hợp thêm ngôn ngữ ký hiệu, biểu tượng và lập thể. Nói chung mới nhìn thì thấy Lê Triều Điển vẽ dễ dàng, thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng ông vẽ dễ dãi, không biết vẽ. Nhưng khi bước qua các câu nệ cứng nhắc kiểu trường quy đó, mới thấy rằng Lê Triều Điển vẽ không cốt để đúng, để đạt tới sự đèm đẹp, mà vẽ như nhu cầu tự tại, vẽ với tinh thần nhi nhiên. Nói nôm na, với sự tự học và khổ luyện trong nhiều chục năm, Lê Triều Điển muốn vẽ phong cách nào, ngôn ngữ nào cũng có thể, chỉ cần tập trung một thời gian ngắn là xong. Cho nên, vẽ như ông đang vẽ chính là một chọn lựa, chứ không phải vì không thể vẽ, không biết vẽ như nhiều người lầm tưởng.

Lê Triều Điển vẽ tranh từ trước năm 1965, miệt mài không ngưng nghỉ, đôi khi chỉ tạm dừng vài tháng để làm gốm, đắp phù điêu, làm sắp đặt…, nhưng có lẽ đến năm 2005 ông mới bắt đầu thành công chút xíu về thương mại. Mấy chục năm sáng tác liên tục, tác phẩm của ông “vui vẻ” và “âm thầm” đi vào đời sống bằng nhiều cách, mà nếu nói về việc bán, là rất… “hữu nghị”. Vì sao vậy? Có lẽ do ngôn ngữ biểu hiện hồn nhiên mà ông sớm theo đuổi vẫn còn một khoảng cách khá xa với mặt bằng thẩm mỹ của giới chơi tranh trong nước. Thật vậy, chỉ khi Galerie Dumonteil – có trụ sở tại Paris, New York và Thượng Hải – phát hiện ra Lê Triều Điển sau này, tình hình mới thay đổi đến chóng mặt. Trong nước, họ lùng mua lại hầu hết tranh và các tác phẩm còn lưu hành “dân gian”; ở quốc tế, họ tổ chức những triển lãm lớn, tái định giá và nâng giá Lê Triều Điển lên mức cao chót vót.

hoa-si-Le-Trieu-Dien
Lê Triều Điển với tác phẩm Hành trình phương Tây (bên trái) và Hành trình phương Đông, cùng khổ 250cm x 1.000cm, vẽ năm 2019

Có được điều này, ngoài nhu cầu tự thân, Lê Triều Điển còn được sự hỗ trợ nhiệt thành của vợ. Trong căn nhà chật hẹp và đông con tại Gò Vấp, họ đã sống những năm tháng khó khăn, nhưng căn bản là vui vẻ. Những lúc bán được tác phẩm, dù ít dù nhiều, nhà thơ Phạm Thị Quý đều biết vun vén làm mấy phần, cho con ăn học và mua vật liệu cho chồng sáng tác là hai phần ưu tiên. Không có sự vun vén, sẻ chia, chịu khó này thì Lê Triều Điển khó đi trên một hành trình dài đằng đẵng và tốn kém như vậy. Tính từ năm 1968 đến nay ông đã có gần 15 triển lãm cá nhân và hàng trăm triển lãm nhóm, trong nghề sẽ biết những tốn kém là không nhỏ. Dường như chỉ có vài triển lãm gần đây do giới sưu tập và đầu tư làm là ông vừa không tốn kém, vừa được vinh danh.

Ngay sau năm 1975, khi trở về tỉnh Vĩnh Long, Lê Triều Điển đã xốc lại phong trào mỹ thuật tại đây, Phạm Thị Quý đã liền sát cánh. Chị lo từ biên tập ý tưởng, hoàn chỉnh văn bản cho tới cả chuyện bếp núc, hậu cần cho nhiều người. “Hội Tượng hình Cửu Long năng nổ, đa dạng và đa phong cách. Vừa say mê sáng tác, vừa đào tạo cả một lớp năng khiếu trẻ mang cùng một nghiệp dĩ nghệ thuật. Anh sắp xếp lưu hành cho từng lớp bằng hữu dự trại sáng tác, rồi bôn ba liên lạc các tỉnh từ miền Tây đến Sài Gòn, Đà Lạt,… để tổ chức nhiều buổi triển lãm hội họa” – nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm kể lại. Từ đầu năm 2001, Lê Triều Điển đồng sáng lập và làm chủ nhiệm CLB Mekong Art, quy tụ rất nhiều họa sĩ ở Nam bộ – đặc biệt các họa sĩ tự học – tham dự. Họ đã tổ chức hàng chục triển lãm quy mô ở nhiều nơi, ra tận miền Trung, miền Bắc và cả nước ngoài. Dấu ấn của nhà thơ Phạm Thị Quý – lúc này có thêm nghệ danh họa sĩ Hồng Lĩnh – là rất lớn. Hoàn toàn có thể nói nếu vắng chị, một cá tính lãng đãng như Lê Triều Điển khó làm nổi.

hoa-si-Le-Trieu-Dien
Hai tác phẩm của Lê Triều Điển được Galerie Dumonteil bày trang trọng tại Art Central Hong Kong 2016

Tất cả những điều vừa kể cùng hòa điệu để tái hiện nên vùng đất Nam bộ, hẹp hơn là đời sống người Khmer trong họa giới của Lê Triều Điển. Văn hóa Khmer, nơi mà từ nhỏ Lê Triều Điển đã hơn là sự yêu mến, nó là tự tình, là huyết quản. Đúng như nhận xét của nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm: “Tôi đi vào tranh Lê Triều Điển cũng bằng tâm thức đó. Thật sự nhiều lúc, với họa bút của Lê Triều Điển thay đổi theo từng giai đoạn thời gian, nên sự chuyển biến đã đưa đẩy ta bao nhiêu lần đi vào ngõ cụt của hiểu biết. Phải buông thỏng suy tư, chối bỏ sự năng động của trí óc, và phải đi thẳng vào thế giới riêng tư của họa sĩ. Xuyên qua lớp màu sắc, nhiều lúc bay lượn quanh ta làm ngộp đi cảm thông, làm choáng váng cả đầu óc trí khôn, biết đâu chừng giai đoạn tẩu hỏa nhập ma làm đảo lộn cả nhận thức…Sự cảm thông vi diệu, sự nhiệt tình lăn xả, hy sinh cho nghệ thuật của Lê Triều Điển, đã khiến tranh anh có một giá trị nhân bản cực hiếm”.

Hoàn toàn có thể nói tranh Lê Triều Điển khó trộn lẫn với bất kỳ họa sĩ nào. Trong nước, sau nhiều thập niên bị coi thường và lạnh nhạt, ngày nay tranh của ông đang dần được các nhà sưu tập có trình độ và sự độc lập về thẩm mỹ lùng kiếm. Ngoài nước, ông đang là tiếng nói thời danh của một số phòng tranh thương mại chuyên nghiệp.

hoa-si-Le-Trieu-Dien
Vợ chồng nhà thơ Phạm Thị Quý – họa sĩ Lê Triều Điển.

Từ nhỏ đã lênh đênh

Cuộc sống gia đình tôi đúng là ba chìm, bảy nổi, bốn lênh đênh. Ở Cả Kè được năm tháng, cả đoàn người phải bỏ lò gạch chuyển lên Phú Phụng. Về ở Phú Phụng bốn tháng, thấy cuộc sống không yên ổn, cả nhóm gồm mười gia đình kéo nhau về Vĩnh Long tìm nơi dựng lều trại để sống. Nơi đó là rạch Cá Trê, cách chợ Vĩnh Long hơn hai cây số. Về sống nơi gọi là ngoại thành nhưng không xa chợ lắm, trong khi người lớn lo tìm kế mưu sinh thì với tôi, đó là niềm vui, sự hào hứng, hân hoan khi tách khỏi ruộng vườn hoang vắng, ẩm ướt sình lầy, được nhìn thấy đường sá thênh thang, nhà cao cửa rộng, xe cộ tấp nập, chợ búa đông đúc. Cha tôi lại nhập vào nhóm đàn ca đình chùa, tối tối lại đi câu, kéo lưới. Má tôi và chị tôi mua cối đá xay bột làm bánh bán mỗi sáng cho bà con thôn xóm.

Xóm nhà tôi ở dọc bờ một con rạch nhỏ, là nhánh từ sông Thiềng Đức chảy vào. Sông Thiềng Đức là một nhánh của Cổ Chiên, chảy cặp theo chợ Vĩnh Long chảy về Long Hồ và chia ra nhiều nhánh nhỏ, trong đó, một nhánh gọi là rạch Cá Trê. Cặp sông Thiềng Đức thỉnh thoảng có vài chiếc tàu Tây neo đậu gần chợ Cầu Lầu. Bà con ở xóm cầu Cá Trê thương các gia đình chạy loạn nên cho mọi người che những chòi lá dọc bên đường phía bờ sông, bên kia đường là những ngôi nhà khang trang của các thầy Thông, thầy Ký, thầy Giáo…, và cô y tá. Sau các dãy nhà là bờ vườn, bờ ruộng, có cả sân bóng đá dành cho dân trong xóm, gần chùa Cao Đài, xã cất lên một rạp hát cải lương bằng tôn, vách lá, hàng tháng có đoàn về đây biểu diễn.

(Trích trong cuốn Hành trình phù sa của Lê Triều Điển)

Như Hà

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Lê Triều Điển: Hơn nửa thế kỷ sống và vẽ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Từ vẽ truyền thần đến ảnh selfie https://24hsongxanh.vn/tu-ve-truyen-den-anh-selfie/ Sat, 18 Jul 2020 03:37:48 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42302 tu-ve-truyen-than-den-anh-selfie

Với phần đông người Việt sinh sau chiến tranh thì việc mất ký ức về gương mặt trước tuổi dậy thì là hoàn toàn có thật, do không được chụp hình, hoặc có chụp mà bị thất lạc. Theo nghiên cứu của nhiếp ảnh gia tài liệu Zhuang Wubin, nếu không có/còn hình ảnh trước […]

The post Từ vẽ truyền thần đến ảnh selfie appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tu-ve-truyen-than-den-anh-selfie

Với phần đông người Việt sinh sau chiến tranh thì việc mất ký ức về gương mặt trước tuổi dậy thì là hoàn toàn có thật, do không được chụp hình, hoặc có chụp mà bị thất lạc. Theo nghiên cứu của nhiếp ảnh gia tài liệu Zhuang Wubin, nếu không có/còn hình ảnh trước tuổi dậy thì, đa số sẽ mô tả sai, hoặc không thể hình dung nổi về gương mặt của chính mình.

1.

Chính vì vậy mà ngày xưa, các gia đình quyền thế hoặc giàu có đều tìm cách ghi lại chân dung chính mình và người thân bằng tranh vẽ, sau này là nhiếp ảnh. Truyền thống này có sai biệt từ Tây sang Đông, do kỹ thuật thể hiện và do quan niệm về chân dung. Suốt chiều dài lịch sử từ nhà nước Ðại Cồ Việt của Ðinh Tiên Hoàng (968) đến kết thúc nhà Nguyễn (1945), trừ triều đại cuối cùng, còn lại vấn đề chân dung là rất khan hiếm.

Cô gái Bắc kỳ nhuộm răng đen. Ảnh do Léon Busy chụp năm 1915

Ví dụ như sách Tây Sơn thuật lược miêu tả chân dung của Nguyễn Huệ như sau: “Tóc Huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ, nhưng mà cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu...”. Đây là cách “đặc tả chân dung” quen thuộc trong lịch sử thời phong kiến, và cả cận hiện đại ở khu vực Đông Á. Căn cứ vào đây để nhận diện “bản lai diện mục” của một người thì chắc chắn khó đúng. Giống như khi đọc các mô tả về vua Càn Long, đến khi xem được hình chụp, thì hỡi ôi, quá khác biệt.

Trong bối cảnh người người chụp “ảnh tự sướng”, dễ cho ta cảm tưởng chụp hình sao quá giản đơn. Nhưng chỉ cần lùi lại vài chục năm thôi, ngay cuối thế kỷ 20, vẫn còn nhiều người, nhiều nơi ở Việt Nam xem việc chụp hình là “tổn thọ”, rồi kiêng này cữ kia, như không được chụp lúc nhắm mắt, thiếu tay chân, chụp ba người… Chính vì điều này, mà nhiều người rất ngại chụp hình chân dung, dù có thừa điều kiện hoặc khả năng để chụp. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người khi mất ở tuổi rất cao vẫn lấy hình căn cước lúc trẻ ra họa để thờ. Bởi từ sau khi chụp hình căn cước, họ không bao giờ chụp ảnh chân dung nữa, đặc biệt chân dung nửa người, càng lớn tuổi càng kiêng cữ. Trong bể ảnh tự sướng ngày nay, tưởng đơn giản hơn khá nhiều, nhưng với những việc quan trọng hoặc nghiêm túc, thì chúng cũng thường bất lực, vô nghĩa. Phải rất là cao thủ thì mới có thể “tự sướng” được một tấm ảnh thẻ để đi làm giấy tờ.

tu-ve-truyen-than-den-anh-selfie
Một gia đình khá giả tại Bắc kỳ. Ảnh do Léon Busy chụp năm 1915

Ảnh tự sướng sẽ có nhiều tác dụng với việc “chống trôi ký ức”, nhưng còn một khoảng cách với nhiếp ảnh “mẫu mực kiểu truyền thống”? Cũng không hẳn vậy. Năm 2013, Từ điển Oxford (Anh) đã công bố từ vựng của năm là “ảnh tự sướng” (selfie), với định nghĩa là một bức ảnh tự chụp, thường là chụp bằng điện thoại thông minh hoặc webcam, mục đích chính là để tải lên mạng khoe. Thế nhưng “ảnh tự sướng” không phải là một hiện tượng đương thời, mà đã có từ khi máy ảnh mới ra đời. Theo lịch sử, “ảnh tự sướng” đầu tiên được chụp vào năm 1839 bởi một nhà hóa học và nhiếp ảnh nghiệp dư từ Philadelphia (Mỹ) là Robert Cornelius.

Như vậy ngay từ đầu, “ảnh tự sướng” đã là chọn lựa và thế mạnh của những nhiếp ảnh nghiệp dư, càng về sau phụ nữ càng yêu thích. Nhất là thời kỹ thuật số và điện thoại thông minh, vốn chụp chẳng tốn kém gì, lượng “ảnh tự sướng” được in, được “tống lên mạng” nhiều đến mức không thể đo đếm nổi. Hiện nay người thích “ảnh tự sướng” đã không còn phân biệt giới tính, tuổi tác, vì ai có điện thoại thông minh gần như cũng làm rất nhiều lần.

tu-ve-truyen-than-den-anh-selfie
Quan tổng đốc của một tỉnh gần Hà Nội. Ảnh do Léon Busy chụp năm 1915

Trước đây ở làng, đám cưới nào chụp bao nhiêu bức ảnh, gần như cả làng đều biết. Ngày Tết, một thợ nhiếp ảnh (nhiều nơi gọi là phó nháy) về làng là cả một sự kiện, chỉ những đứa trẻ được gia đình cưng hoặc khá giả một chút mới cho chụp hình, mà cũng phải nhiều nhà mới chụp hết một cuộn phim. Vì chụp ít và chụp chung như vậy, nên khi đi giao ảnh, thợ ảnh giao nhầm nhà là bình thường, các đứa trẻ sẽ giúp giao cho đúng người. Bức ảnh chụp hết bao nhiêu tiền không còn nhớ, nhưng má tôi kể sau đổi tiền năm 1985, tiền chụp một bức ảnh là đủs đi chợ cả tuần đến mười ngày.

Nhiều nhà không thích nhiếp ảnh, do vẫn còn thích vẽ chân dung dạng truyền thần, đã mời họa sĩ về nhà lo cơm nước cả tuần, cả tháng để ngồi mẫu cho họ vẽ hàng ngày. Làng tôi thuộc xã vùng ven gần thị trấn nhỏ có tên Vĩnh Điện (Điện Bàn, Quảng Nam), nơi có vài thợ vẽ truyền thần, chuyên họa ảnh thờ, nhanh và rẻ lắm. Ai muốn có tranh chân dung bề thế hơn thì phải mời thợ từ phố cổ Hội An lên, do ở cách xa hơn mười cây số, nên thỉnh thoảng họa sĩ ở lại đêm, ngày cơm nước ba bữa. Trưa trưa bọn nhỏ tụi tôi hay kéo nhau đi xem, càng về sau càng trầm trồ, sao vẽ giống y như chụp hình. Chi phí cho chuyện này là bao nhiêu tôi không còn nhớ rõ, chỉ mang máng rằng mỗi bức vẽ như vậy mấy chỉ vàng, nên chỉ nhà gia thế, có học thức mới dám thuê thợ về.

tu-ve-truyen-than-den-anh-selfie
Robert Cornelius (1809-1893) là nhà tiên phong về nhiếp ảnh, ông chụp “ảnh tự sướng” từ năm 1839

Nhiếp ảnh gia Võ An Ninh kể trước năm 1945 mua một cuộn phim chụp hình hết từ 3-5 chỉ vàng. Trong bối cảnh kinh hoàng của nạn đói/dịch tả các năm 1944-1945 tại miền Bắc, việc mua phim chụp hình của ông từng bị xem là hành động vô cảm và xa xỉ. Còn nhiếp ảnh gia Hà Tường kể rằng trong khoảng 20 năm (1975-1995), số tiền mua phim của ông có thể mua được 2 căn nhà trên phố cổ Hà Nội. Giai đoạn này một cuộn phim có giá khoảng 40 đồng; trong khi đổi tiền ngày 3/5/1978, dân thành thị được đổi tối đa 100 đồng/1 người/1 hộ, tối đa mỗi hộ (bất kể số người) chỉ được đổi 500 đồng.

2.

Năm 1825, Nicéphore Niépce, một nhà phát minh người Pháp, đã dùng một bản khắc kim loại cùng hóa chất chụp hình một người dắt ngựa, đây có thể là cột mốc sớm nhất của nhiếp ảnh. Năm 1837, Louis Daguerre tìm ra phương pháp ghi hình ảnh trên cuộn đồng tráng hóa chất, tạm gọi là “cuộn phim”. Năm 1839, chính phủ Pháp công bố quốc tế về phương pháp chụp ảnh của Louis Daguerre, với hứa hẹn rồi đây bất kỳ ai, dù nghèo, cũng có thể có hình chân dung cho chính mình. Vì vẽ tranh chân dung thời bấy giờ, vẫn là chuyện rất xa xỉ, chỉ dành cho thiểu số.

Rất nhanh, năm 1845, thanh tra hải quan Pháp và là nhiếp ảnh nghiệp dư (daguerreotypist) Jules Itier đã chụp bức ảnh Đồn binh xứ Đàng Trong Nay Non, nay trưng bày tại Bảo tàng Nhiếp ảnh Pháp. Đây có thể là có thể là bức ảnh sớm nhất chụp ở Việt Nam. Năm 1865, Ðặng Huy Trứ, khi đi sứ Trung Hoa, ông đã mua máy chụp và dụng cụ rửa ảnh, cũng như thuê một thợ ảnh người Hoa là Dương Khải Trí về Hà Nội mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Ðường ở phố Thanh Hà, khai trương ngày 14/3/1869 (nhằm mồng 2 tháng 2 năm Kỷ Tỵ). Ðây có thể là hiệu ảnh đầu tiên do người Việt mở tại Việt Nam.

tu-ve-truyen-than-den-anh-selfie
Bức ảnh màu Hillotype do Levi Hill chụp vào khoảng năm 1850. Xưa nay bức ảnh này bị cho là gian lận giữa tô màu và ảnh màu, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy quy trình của Levi Hill đã tái tạo được một số màu cho bức ảnh, còn lại là tô thêm

Lịch sử về chụp ảnh màu cũng đang thay đổi chóng mặt, trước đây cứ tưởng đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 mới có, thì nay dấu vết sớm cho thấy manh nha ngay từ những năm 1840. Tại Mỹ, bức ảnh màu Hillotype do nhiếp ảnh gia nghiệp dư Levi Hill chụp vào khoảng năm 1850. Nhà vật lý James Clerk Maxwell người Scotland nổi danh với thí nghiệm Demon Maxwell năm 1855, khi đã tạo ra bức ảnh màu đầu tiên trong phòng thí nghiệm. Ít lâu sau, năm 1861, Maxwell công bố phương pháp chụp ảnh màu có độ bền màu lâu dài. Gần đây, kết quả nghiên cứu cho thấy những bức ảnh màu đầu tiên được chụp tại Việt Nam cũng khá sớm, từ cuối thế kỷ 19.

Ngày nay, trong làn sóng “ảnh tự sướng” chưa giảm nhiệt, chụp đến thừa mứa, nhiều người đã chọn chế độ trắng đen, tô màu, hoặc giả cổ, giả tranh vẽ… cho bức ảnh vừa chụp, như một cách bắc nhịp cầu về quá khứ. Rồi thời gian đi qua, nhiều thứ phôi pha, đến lúc tìm xem phần còn lại của “ảnh tự sướng” ngày nay, hẳn bao nhiêu ký ức, cột mốc trước sau sẽ hiện về…

Lý Đợi

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Từ vẽ truyền thần đến ảnh selfie appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Viếng mộ tiền nhân nơi xứ người https://24hsongxanh.vn/vieng-mo-tien-nhan-noi-xu-nguoi/ Sat, 18 Jul 2020 03:24:52 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42290 vieng-mo-tien-nhan

Trở lại Nhật Bản lần này, hành trình trên xứ Phù Tang cho tôi nhiều cảm xúc hơn, khi có dịp tìm đến viếng mộ của hai người Việt, hai tiền nhân có tiếng trong hai hoàn cảnh lịch sử khác nhau, đã đến, sống và gửi thân tại xứ này.  Mỗi khi đến Nhật […]

The post Viếng mộ tiền nhân nơi xứ người appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
vieng-mo-tien-nhan

Trở lại Nhật Bản lần này, hành trình trên xứ Phù Tang cho tôi nhiều cảm xúc hơn, khi có dịp tìm đến viếng mộ của hai người Việt, hai tiền nhân có tiếng trong hai hoàn cảnh lịch sử khác nhau, đã đến, sống và gửi thân tại xứ này.

 Mỗi khi đến Nhật Bản, dù bận bịu gì, ông Nguyễn Văn Huệ, một thầy giáo đã có gần 30 năm đến Nhật làm công việc giảng dạy, cũng đều thu xếp để đi viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong. Ông cũng là một trong những người đã góp phần tìm ra, giúp cho nhiều người biết đến hơn khi mộ người chí sĩ năm xưa đang dần chìm trong sự lãng quên của thời gian, ít người Việt trên đất Nhật biết tới.

vieng-mo-tien-nhan
Mộ chí sĩ Trần Đông Phong

Lần tìm mộ kỳ bí

Trong những ngày đầu sang Nhật đi dạy, ông giáo Huệ đã có ý đi tìm mộ chí sĩ Trần Đông Phong nhưng có vẻ như chưa có duyên, cho tới lúc ông được một người Việt sống lâu năm ở Nhật, rủ cùng đi tìm với vài người quen nữa. Thời đó, những năm 90, thông tin tìm hiểu, tra cứu không tiện lợi như bây giờ, thậm chí khá chung chung. Từ thông tin có được, cùng với bản đồ, thầy giáo Huệ cùng nhóm bạn lần tìm đến nghĩa trang Zoshigaya Reien, một vùng khá yên tĩnh ở phía Đông thủ đô Tokyo, thuộc quận Toshima-ku. Đây là một nghĩa trang lâu đời và trang trọng ở Tokyo, nơi tập trung phần mộ của từng dòng họ, từng gia đình, trong đó hầu hết là các dòng họ lớn, các chủ nhân là thương gia, học giả, nhà văn Nhật Bản và ngoại quốc.

 Nghĩa trang không rộng lớn quá, nhưng ông giáo Huệ và những người đi cùng tìm cả buổi vẫn không ra ngôi mộ cần tìm trong hàng ngàn tấm bia mộ. Đi từ trời còn nắng đến khi tối mịt, bật hộp quẹt mà soi từng tấm bia đá, mãi vẫn không thấy.

vieng-mo-tien-nhan
Mộ chí sĩ Trần Đông Phong

Đến lúc trễ quá, mọi người đã thấm mệt, phải vòng lại phía đầu nghĩa trang trả xô, chổi (cùng với hương, hoa, trái cây, đây là những vật dụng theo phong tục người Nhật khi đi viếng mộ) cho ban quản trang để về, bỗng nhiên tôi thấy một cái gì đen cao lớn lắm, tối hơn mọi bóng tối khác, thì ra đó là cái cây lớn. Như có ai đang gọi mình vào hướng này vậy. Tôi bước vào theo hướng này, bước lên, vẫn là một trụ bia trông như nhiều trụ bia khác, bật hộp quẹt lên soi thì thấy dòng chữ Hán, tôi lẩm nhẩm đọc “Đồng bào chí sĩ Trần Đông Phong chi mộ”. Mừng quá tôi hét to lên, vậy là gặp đúng trụ bia mộ của nhà chí sĩ rồi. Lúc đó vui lắm, tối về nằm lại nghĩ thì hơi rùng mình, hay là nhà chí sĩ đã dắt mình đi!” Ông Huệ kể lại.

Có lẽ là tiền nhân đã chọn ông giáo Huệ. Mà không phải tiền nhân đã thôi thử thách. Lần thứ hai quay lại, giữa ban ngày, ông giáo Huệ vẫn lạc như thường, phải mất một thời gian khá lâu mới tìm ra mộ. Đến lần thứ ba, như đã chứng cho lòng của một hậu bối từ quê nhà, ông Huệ mới tìm ra ngôi mộ dễ dàng hơn.

Sau này, được thầy giáo Huệ đưa đến viếng mộ nhà chí sĩ, khi việc tìm đến viếng mộ nhà chí sĩ thuận tiện, dễ dàng hơn trước rất nhiều, tôi càng thấm thía thêm phần ly kỳ của chuyện tìm mộ ngày ấy, nơi có một “đồng bào chí sĩ” ra đi từ phong trào Đông Du nằm yên nghỉ đã hơn trăm năm khi tuổi đời còn rất trẻ ấy.

vieng-mo-tien-nhan
Mộ chí sĩ Trần Đông Phong

Câu chuyện về một chí sĩ ngày xưa

 Nhìn về hướng Nam, ngôi mộ nhà chí sĩ của phong trào Đông Du trông không khác gì những ngôi mộ khác trong nghĩa trang, với một bia đá hình trụ. Mặt bia khắc ba dòng chữ Hán, ở giữa trung tâm là “Đồng bào chí sĩ Trần Đông Phong chi mộ”, hai bên là hai dòng chữ Hán khắc nhỏ hơn là: “Sinh dĩ Giáp Thân niên” và “Mậu Thân niên ngũ nguyệt sơ nhị nhật tử”.

Theo các tài liệu cũ ghi lại, Trần Đông Phong (1884 – 1908) là một trong chín du học sinh Việt Nam đầu tiên trong phong trào Đông Du đi theo Phan Bội Châu sang Yokohama, Nhật Bản. Là con một gia đình giàu có bậc nhất ở Thanh Chương, Nghệ An, Trần Đông Phong đã từng quyên góp nhiều tiền bạc cho phong trào Đông Du. Khi sang tới Nhật Bản, vì mong tin nhà gửi tiền sang cho Phong trào mà không thấy tới, Trần Đông Phong đã tự vẫn để tỏ lòng hổ thẹn với đồng chí của mình và thể hiện ý chí quyết tâm với phong trào Đông Du. Theo thông tin một số tài liệu dẫn lại từ phía người ông Cửu Trạm, thân sinh của Trần Đông Phong, thư gửi của các chí sĩ trong phong trào Đông Du từ Nhật Bản gửi về gia đình cũng như người trong nước giai đoạn lúc bấy giờ đặc biệt khó khăn do sự kiểm soát ngặt nghèo của thực dân Pháp. Thân phụ của Trần Đông Phong đã không nhận được thư từ và tin tức của con trai. Chắc rằng cụ đã bị con trai hiểu nhầm.

vieng-mo-tien-nhan
Mộ chí sĩ Trần Đông Phong

Cảm kích trước nghĩa khí của Trần Đông Phong, Kỳ ngoại hầu Cường Để đã xây mộ cho ông, và về sau, một phần xương cốt Cường Để cũng nằm trong ngôi mộ của người chí sĩ này.

Tự vẫn ở chùa Tohoji (tức Đông Phong tự, ở khá gần nghĩa trang) nơi xứ người ở tuổi 25, Trần Đông Phong đã để lại một câu chuyện cảm động kỳ lạ về lòng ái quốc, cùng khá nhiều tranh luận của hậu thế về cái chết của nhà chí sĩ. Từ một bi kịch của nhận thức trong bối cảnh khủng hoảng thông tin cho đến một chí sĩ yêu nước đã chết theo cách riêng của mình, nhuốm màu tinh thần võ sĩ đạo Nhật, cùng tư duy cho đến lúc chết: “có tiền mà vong quốc thì không thể sống được”.

Bây giờ ông nằm đó nhưng không còn trong vắng vẻ cô quạnh, cỏ dại mọc đầy như lần đầu tiên ông giáo Huệ tìm đến. Chuyện vào thăm nghĩa trang không khó như thời thầy giáo Huệ phải tra tìm sổ sách nghĩa trang như trước nữa. Thỉnh thoảng, có những đoàn khách từ Việt Nam sang du lịch cũng tìm đến viếng mộ ông. Người Việt sinh sống, làm việc ở Tokyo, ở Nhật Bản đã biết về ông, về chỗ ông nằm nhiều hơn. Có người đến viếng ông vì thương quý, cảm phục, có người đến vì tò mò, để biết mộ người Việt ở nghĩa trang Nhật thế nào, cũng có người đến vì nghe nói ông rất thiêng.

Hai lần đến, tôi đều thấy dấu vết của hoa, của hương cắm trước đó, nghĩa là đã có người đến với ông trước mình. Dọn dẹp cỏ quanh mộ, lau rửa lại trụ bia, cúng ông một ít hương hoa trái, một thói quen mà ông giáo Huệ và nhiều người Việt vẫn hay làm khi viếng mộ ông. Người Việt khi đến sống, làm việc ở Nhật cứ truyền tai nhau, nếu thành tâm cầu khấn ông điều gì sẽ được toại ý. Bái lạy chào ông, tôi chỉ lầm rầm mấy câu khấn cầu bình an. Trời đang nắng yên, bỗng đâu có cơn gió nhẹ lay qua mấy hàng cây trong nghĩa trang. Người đồng hành cùng tôi khe khẽ thì thầm, lần nào cầu nguyện, cũng có gió nổi lên cả. Thầy Huệ thì cười nửa đùa nửa thật, thì tên ông nghĩa là gió mà…

Từ tên đường Hội An đến khu mộ lưng chừng đồi ở Nagasaki

Năm 2014, khi lần đầu đến Nhật Bản viếng mộ nhà chí sĩ Trần Đông Phong, cũng là lúc tôi mang theo sự tò mò về một tiền nhân khác cũng thác trên đất Nhật vừa mới được Hội An đặt tên. Con đường ngắn ven sông Hoài đi từ quảng trường sông Hoài, dọc theo bờ sông phía Bắc tới chùa Cầu được gọi là đường Công nữ Ngọc Hoa. Một cái tên ít khi nghe nhắc đến, hiếm thấy địa phương nào đặt làm tên đường ngoài Hội An mà khi tìm hiểu, mới biết lý do của sự xuất hiện tên đường này mang đậm dấu ấn lịch sử bang giao Nhật – Việt một thời. Công nữ Ngọc Hoa là người Việt Nam đầu tiên định cư tại Nhật Bản ở thế kỷ 17.

vieng-mo-tien-nhan
Mộ Công nữ Ngọc Hoa

Và thật có duyên, khi lần thứ hai trở lại Nhật này, tôi lại được cùng ông giáo Huệ đi tìm viếng mộ Công nữ Ngọc Hoa, ở một vùng khá xa so với những địa điểm hay lui tới của người Việt khi đến Nhật Bản, vùng Kajiyamachi, thành phố Nagasaki.

Qua những chuyến xe điện vội vã cho kịp giờ, lần tìm hướng theo sự chỉ dẫn của người địa phương, về phía sau chùa Daionji, leo hơn 200 bậc đá khá dốc ở độ cao 150m so với mực nước biển ở ngọn đồi nằm rìa thành phố, xuyên qua hàng trăm ngôi mộ cổ nhuốm màu thời gian, rẽ phải theo chỉ dẫn, tôi không khỏi xúc động khi nhìn thấy tấm bảng được ghi bằng 4 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt trước một khu mộ cổ khá rộng nằm giữa lưng chừng đồi. Tấm bảng đề “Di tích lịch sử bia mộ Araki Soutaro”, được lập tháng 12 năm 1975. Còn khu mộ này, thì đã có hơn 400 năm, kể từ khi vợ chồng Công nữ Ngọc Hoa lần lượt an nghỉ.

Đây là khu mộ của gia đình Araki Soutaro – Công nữ Ngọc Hoa và con cháu, với mộ phần của Ngọc Hoa và chồng, ông Araki Surato nằm ở trung tâm khu mộ, ngay trước vị trí một cây cổ thụ cao to vững chãi tỏa bóng mát. Trên tấm bia đá phía trên mộ có khắc rất rõ hai câu nhắc nhớ công đức của người chồng và đức hạnh của người vợ. Dòng chữ ở giữa ghi rõ đây là mộ của hai vợ chồng Ngọc Hoa và Araki Soutaro. Đôi vợ chồng mà đời sống hôn nhân của họ hơn 400 năm trước đã thành cột mốc đáng nhớ khi Công nữ Ngọc Hoa là người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng, định cư tại Nhật Bản và ông Araki Soutaro được cho là thương gia người Nhật đầu tiên lấy vợ người nước ngoài.

vieng-mo-tien-nhan
Mộ Công nữ Ngọc Hoa

Theo các tài liệu kể lại, đầu thế kỷ 17, khi Nhật Bản mở cửa cho phép thương buôn ra nước ngoài, thương gia người Nhật Araki Soutaro dẫn đầu các thương gia Nhật đến Việt Nam buôn bán. Ông được chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên tin cậy. Theo tài liệu của Hội Hữu nghị Nagasaki -Việt Nam (Nagasaki -Vietnam Friendship Association): “Năm 1619 tại nơi mà hiện nay gọi là Huế, ông (Araki) gặp gỡ với một người con gái đẹp thuộc dòng bên ngoại được vua An Nam nhận làm con nuôi và kết hôn với cô ta. Ông là người Nhật đầu tiên kết hôn với người nước ngoài và trở về Nhật với một công nữ con vua, cho dù chỉ là con nuôi.”

Ông Araki đưa vợ về Nhật Bản định cư ở Nagasaki, cùng gây dựng nên một trung tâm thương mại tại Motoshikhui – Machi ở Nagasaki.

Cũng theo Hội Hữu nghị Nagasaki – Việt Nam thì tên của Công nữ Ngọc Hoa được đặt theo tiếng Nhật là Wukaku (Vương Gia Cửu) nhưng do bà thường gọi chồng bằng tiếng Việt “anh ơi, anh ơi” nên người Nhật đã gọi bà bằng tên thân mật là Anio-san (từ “Anio” phát âm giống như câu nói cửa miệng của bà khi gọi chồng. Sau này các cô gái xinh đẹp, dễ thương cũng đều được gọi là Anio-san).

vieng-mo-tien-nhan
Mộ Công nữ Ngọc Hoa

Dấu ấn của một vị công nữ

Hai vợ chồng Công nữ Ngọc Hoa chỉ có một người con gái. Người con gái sau này nhận một cô gái làm con nuôi. Người cháu ngoại này chính là người đã cất công xây dựng mộ phần cho họ tộc nhà mình. Hiện nay, con cháu của bà Ngọc Hoa đều là những người danh giá, thành đạt và sống tại thành phố Yanai, tỉnh Yamaguchi.

Trong thời gian làm dâu xứ Phù Tang, Công nữ Ngọc Hoa không chỉ cùng chồng kinh doanh, bà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển việc giao thương Việt – Nhật, cụ thể là vùng Nagasaki, với những dấu ấn sâu đậm để lại trong suốt 25 năm sống ở quê chồng đến khi mất. (Công nữ Ngọc Hoa mất năm 1645, sau chồng 10 năm). Bà rất được người dân Nhật Bản yêu mến, kính trọng.

Viện Bảo tàng nghệ thuật Nagasaki vẫn trân trọng lưu giữ chiếc gương soi của Công nữ Ngọc Hoa. Hình ảnh về bữa yến tiệc trong buổi kết hôn lộng lẫy của Công nữ về sau được tái hiện qua các điệu múa tế thần trong lễ hội truyền thống có lịch sử hơn 400 năm mang tên Nagasaki  Kunchi từ mùng 7 đến mùng 9 tháng 10 hàng năm ở Nagasaki. Lễ hội này luôn có đám rước do thiếu nhi đóng vai vợ chồng Công nữ Ngọc Hoa đứng trên mũi một chiếc thuyền buôn với bé trai đóng vai Araki mặc trang phục truyền thống Yukata và bé gái đóng vai Ngọc Hoa, mặc áo dài Việt Nam. (Ở Hội An, đám cưới Công nữ Ngọc Hoa và thương nhân Nhật Bản Araki Sourato được tái hiện lần đầu tiên vào năm 2016, và đang được duy trì hàng năm, cũng vào mùa Thu).

vieng-mo-tien-nhan
Mộ Công nữ Ngọc Hoa

Thậm chí, còn khá nhiều thông tin thú vị khác trong đời sống sinh hoạt người dân Nagasaki được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chịu ảnh hưởng văn hóa Việt do chính Công nữ Ngọc Hoa đã truyền lại cho họ. Nếu đến vùng Nagasaki này, người ta sẽ thấy đây là nơi duy nhất trên xứ Phù Tang gần gũi nét văn hóa Việt nhất. Chẳng hạn truyền thống người Nhật thường ăn uống theo khẩu phần riêng mỗi bữa ăn, mỗi người một khay nhỏ với nhiều đĩa thức ăn nhỏ, trong khi dân ở vùng Nagasaki thường bày thức ăn trong đĩa lớn,  để mọi người cùng gắp ăn chung như mâm cơm của người Việt. Hoặc trong khi truyền thống Nhật ăn trên bàn chữ nhật, sơn màu nâu đen, thì người dân ở đây thường ăn trên bàn tròn trải vải đỏ.

Trước khi rời đi, tôi ngắm cây cổ thụ có tán rất đẹp trên khu mộ gia đình Công nữ Ngọc Hoa. Nắng Nagasaki buổi sớm rải vàng như mật, gió hiu hiu như thể mang hơi mát từ biển vào tận đây. Khung cảnh chốn an giấc thiên thu ở đây thật bình an. Ngọn đồi này là nơi chôn cất các tướng quân và những người có công đức với địa phương. Tôi miên man trong dòng suy nghĩ, hình dung khung cảnh hơn 400 năm trước, lòng thầm cảm ơn tiền nhân đã dày công góp dưỡng nơi đất khách để những kẻ hậu bối như tôi khi tìm đến không giấu được sự tự hào.

Tiếng thơm để lại của người xưa cũng là sự nhắc nhở cần thiết cho những bước chân hậu thế. Dù mưu sinh, học hành hay chỉ là những chuyến đi ngang dọc nơi xứ người, cũng nhắc nhớ mình phải cẩn trọng đừng để tiền nhân mang tiếng…

Bài & ảnh: Minh Hạ

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Viếng mộ tiền nhân nơi xứ người appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Trương Minh Quốc Thái và niềm đam mê xê dịch https://24hsongxanh.vn/truong-minh-quoc-thai-va-niem-dam-xe-dich/ Thu, 16 Jul 2020 08:23:16 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42193 truong-minh-quoc-thai

Không như nhiều nghệ sĩ khác, Trương Minh Quốc Thái ngại chuyện xuất hiện trên truyền thông cũng như tham gia các sự kiện trong giới showbiz. Anh chỉ muốn yên bình làm nghề và sống với đam mê: thú xê dịch. Quen biết chàng diễn viên này từ thời anh còn làm người mẫu, […]

The post Trương Minh Quốc Thái và niềm đam mê xê dịch appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
truong-minh-quoc-thai

Không như nhiều nghệ sĩ khác, Trương Minh Quốc Thái ngại chuyện xuất hiện trên truyền thông cũng như tham gia các sự kiện trong giới showbiz. Anh chỉ muốn yên bình làm nghề và sống với đam mê: thú xê dịch.

Quen biết chàng diễn viên này từ thời anh còn làm người mẫu, đã hơn hai mươi năm, nhưng hiếm khi thấy Quốc Thái chịu nhận lời xuất hiện trong một sự kiện hay những cuộc vui đình đám của giới showbiz. Thậm chí sự kiện ra mắt phim có mình đóng, anh cũng có lý do để “trốn”. Thái không thuộc về những nơi hào nhoáng đông vui. Sau những vai diễn, những công việc của mình trên trường quay, sân khấu…, Thái thuộc về những chuyến đi.

truong-minh-quoc-thai

Người mê Đà Lạt và một quan niệm không thuộc số đông

Chuyến đi xa đầu tiên của Thái là Đà Lạt, năm 1993. Ngày cuối, mọi người chung đoàn dành thời gian đi chợ. Với Thái vậy thì uổng phí thời gian ít ỏi còn lại, nên anh đón xe ôm đi Thung Lũng Tình Yêu lúc 4h30 chiều. Anh nhớ như in cảm xúc của mình lúc ấy khi phải thốt lên “Cha mạ ơi, cảnh đẹp và lãng mạn dữ bây!”. Rồi mê Đà Lạt từ đó. “Sau này quay lại thung lũng Tình Yêu thì không thấy đẹp như lần đó nữa. Chắc khoảnh khắc đó chỉ gặp một lần ở một nơi ấy”. Thái chia sẻ. Cái nơi đi xa đầu tiên trong đời ấy, trở thành một trong những nơi mà Thái đến nhiều nhất cho đến bây giờ. Nhưng lạ là, suy nghĩ của anh lại không giống nhiều người từng đến Đà Lạt những thập niên trước.

Đà Lạt thay đổi nhiều lắm. Đà Lạt bây giờ dễ đến quá, không khó đi như xưa, ngủ một giấc trên xe là tới rồi. Ngay cả chuyện đi đến Đà Lạt cũng thay đổi như thế, thì sao lại phải muốn những thứ khác “đứng yên”. Mình không tiếc vì có tiếc cũng chẳng làm được gì. Nơi nào thích, mình có thể quay lại hoài. Đà Lạt là một nơi như thế. Nhưng dứt khoát nếu là dịp lễ lạt, mình sẽ né Đà Lạt. Khi nào vắng, sẽ lại đến. Đấy mới là Đà Lạt của mình.

Thái thường suy nghĩ tích cực mọi chuyện. Anh quan niệm sống là bỏ qua những vấn đề tiêu cực, vui vẻ tiếp thu những điều mới và tận hưởng. Mọi sự thay đổi đều có những điểm tích cực của nó. Như mình vẫn yêu Sài Gòn mãi, dù nó thay đổi từng giờ từng ngày. Anh nói: “Cuộc đời ngắn mà. Thay đổi là quy luật tất yếu trong cuộc sống, cứ soi vào những điểm xấu, hay những gì đã qua, thì phí thời gian. Hãy nhìn thấy cái đẹp để mình thêm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống này. Tới vùng đất nào đó, lỡ yêu, mình sẽ toàn tìm ra điểm để yêu”. Những chuyến đi với Thái, là để tìm hiểu về đất và người, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, để học hỏi cuộc sống.

truong-minh-quoc-thai
Du lịch ở Phù Dung Trấn

Thái đọc cuốn Quẳng gánh lo đi và vui sống từ hồi nhỏ. Anh thấy mình trong đó. Cuốn sách như là kim chỉ nam cho cuộc sống, một cách tự nhiên, chẳng gắng gượng hay cố theo. “Mình như có thêm bạn đồng hành, vỡ lẽ ra à, đường mình đi cũng có các bác, các chú, các ông đã từng đi. Vững tin mà đi cho tới giờ U50 vẫn thấy mình không sai khi chọn lựa cách sống này.”

Quan trọng đường đi hơn là đích đến

Đừng nghĩ đi du lịch chỉ có thư giãn và hưởng thụ. Với Thái, mỗi chuyến đi lại cho anh được quay về bên trong mình, để lắng nghe và cả chiêm nghiệm, học được nhiều thứ. Chẳng ở đâu xa, học từ những thất bại. Người ta có thể học thất bại từ cuộc sống, công việc, Thái thì học rất chăm từ những chuyến đi, từ những sai lầm mắc phải khi giải quyết vấn đề, với những bài học tưởng đơn giản và ít ai để ý.

Những chuyến đi nước ngoài, ai cũng biết hệ thống giao thông ở nhiều nước tiên tiến nhiều và phức tạp, rối rắm ra sao. Nhiều khi, chỉ đơn giản là quẹo trái hay rẽ phải thôi, mình chỉ có tích tắc để thực hiện. Nếu quẹo nhầm hay đi nhầm là phải mất thời gian để làm lại từ đầu. Vậy đấy, bài học đối với anh chỉ đơn giản thế, nhưng lại giúp anh giải quyết được nhiều vấn đề khác trong cuộc sống.

Thái không quan trọng điểm nào mình sẽ tới, mà sẽ chú ý đoạn đường mình đã qua. Cái thú vị của cuộc đời là những trải nghiệm trên đường đi, chứ không hẳn nằm ở đích đến. Điều thú vị là, bài học cuộc sống và cảnh đẹp nhất, đối với Thái, thường nằm trên đường đi.

truong-minh-quoc-thai
Du lịch Tây Bắc.

Dù trên đường đi đó, mình cũng có những quyết định sai. Chẳng hạn như lên kế hoạch sai, không đúng thời điểm đẹp nhất của nơi sẽ đến, hay không đủ thời gian tham quan, hoặc đi sai đường, sai tuyến tàu. Rồi mình lại được trang bị kinh nghiệm nhiều hơn cho những chuyến đi sau.”

Người ta hay có thói quen đặt ra nhiều mục tiêu cho các chuyến đi du lịch cũng như rất hay bị so sánh với bạn bè chung quanh về các chuyến đi, thành ra đôi khi trở thành một áp lực, chuyện du lịch dần dần như một chiến tích, khẳng định bản thân. Với Thái, đơn giản lắm. Đời là chữ duyên, chuyện xê dịch cũng vậy. Khi nào đến được, ắt sẽ đến thôi. Không việc gì phải sốt ruột hay gây áp lực cho mình.

Được đi nhiều là hạnh phúc

Thái luôn tạo cơ hội cho mình để được đi. Mọi lúc mọi nơi. Điều này lý giải vì sao bao giờ Thái cũng dành tiền để đi du lịch. Nhưng vì là dân du lịch bụi nên ngân quỹ này cũng không hề dư dả như mọi người tưởng tượng. Đi nhiều nên biết cách tiết kiệm chi tiêu, để còn được đi thăm thú nhiều nơi nữa.

Tôi hỏi Thái, thường thì người ta hay than thở rằng một là không biết có đủ tiền để đi du lịch hay không, hai là có tiền mà cứ sợ không có đủ thời gian để đi, Thái thấy nên góp ý một giải pháp nào không? Thái bảo, mỗi người mỗi tính, mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng với riêng mình, thì đều thu xếp được. Đâu cần phải có tiền nhiều mới đi chơi xa. Mình chọn cách đi du lịch bụi, bình dân thôi. Nếu biết sắp xếp và đặt phòng giá rẻ, máy bay giá rẻ, thì đâu tốn quá nhiều tiền. Mà đi trong nước cũng được đâu cần phải nước ngoài. Hoặc không đi xa nữa thì đi trong trong tỉnh mình, thành phố mình, cũng là đi vậy.

truong-minh-quoc-thai
Du lịch núi Múa.

“Về thời gian, rảnh được đi cả tuần càng tốt. Không thì hai ngày, hoặc sáng đi chiều về cũng có chỗ đi mà. Một gói xôi và một lít xăng thôi, cũng đủ một hành trình. Đâu cần phải tốn nhiều tiền. Quan trọng là, mình thấy vui, sau chuyến đi cho mình thêm nhiều năng lượng tích cực để tiếp tục làm việc. Và tiếp tục ủ mưu cho những chuyến đi sắp tới. Cuộc sống phải tiếp diễn như thế mới thú vị. Bạn phải cày để có những chuyến đi và bạn phải đi để có sự hào hứng để về… cày tiếp. Nếu chỉ mải làm hoặc mải chơi, thì hẳn là không nên rồi”.

Đi du lịch để… bớt nhút nhát

Thật ngạc nhiên khi Quốc Thái cho biết lý do ưa thích du lịch là để chiến thắng một bản tính cố hữu của mình. Đó là sự nhút nhát. “Mình rất ghét cái tính nhát ấy, nên mới quyết định theo nghề diễn viên và đi du lịch cho bớt nhát. Nếu bạn nhát, bạn sẽ ở nhà hoài, và sẽ nhát hơn. Nhiều lúc như bị tự kỷ nữa. Mình cần phải thoát ra khỏi điều đó nên mình càng phải đi nhiều.” Thái nói, bằng cách chủ động thực hiện những chuyến đi, anh tự rèn mình dần dà dạn dĩ hơn.

“Khi đi, mình có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, nghe nhiều câu chuyện, tham quan nhiều cảnh đẹp, ăn nhiều món đặc sản…, tự thân mình sẽ thoải mái, tự tin và hiểu cuộc sống quanh mình hơn. Chỉ lấy thí dụ, khi đi nước ngoài, lang thang ở các nơi công  cộng, sân bay, nhà ga tàu điện ngầm… mà bạn nhát thì làm sao biết cách, biết hướng mà đi. Bây giờ thì mình gan hơn rồi. Hồi xưa, đi du lịch là mình theo đoàn, giờ đoàn theo mình”. Thái hài hước.

Thái mê đi lắm. Cái niềm mê đi của anh chiếm hết những thời gian rảnh. Ngoài thời gian dành cho công việc, người thân, thì là chuyện xê dịch. Đi nhiều, mở mang nhiều, biết được nhiều nền văn hóa, mình suy nghĩ cũng thoáng hơn. Ông bà ta đã nói đi một ngày đàng, học một sàng khôn, đâu có sai. Mình có đi, mới hiểu thêm giá trị của việc gần gũi thiên nhiên, giữ gìn môi trường quan trọng như thế nào, cần thiết ra sao với một người ưa dịch chuyển.

Giờ thì, hỏi Thái đã hết nhát chưa, anh cười U50 rồi mà vẫn nhát nhé. Nhưng hành trang trải nghiệm, thì mỗi lúc dày dặn hơn.

L.M.Hạ

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Trương Minh Quốc Thái và niềm đam mê xê dịch appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cái chén cái bát https://24hsongxanh.vn/cai-chen-cai-bat/ Thu, 16 Jul 2020 08:04:22 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42184 cai-chen-cai-bat

Có lẽ trên dải đất hình chữ S này, dù giàu nghèo sang hèn, mâm gỗ hay mâm đồng, ăn rau hay ăn thịt… thì bữa ăn của hầu hết các gia đình không thể thiếu cái chén. Miền Bắc gọi là cái bát, nhưng từ miền Trung trở vào Nam thì thường gọi là […]

The post Cái chén cái bát appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
cai-chen-cai-bat

Có lẽ trên dải đất hình chữ S này, dù giàu nghèo sang hèn, mâm gỗ hay mâm đồng, ăn rau hay ăn thịt… thì bữa ăn của hầu hết các gia đình không thể thiếu cái chén.

Miền Bắc gọi là cái bát, nhưng từ miền Trung trở vào Nam thì thường gọi là cái chén. Tiếng Huế gọi “đơm chén cơm” hay “xới bát cơm” của giọng miền ngoài thì cũng là nó. Dĩ nhiên cái chén không chỉ để ăn cơm, nó là “vật đựng” có thể dùng để ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, từ thức ăn khô đến đồ ăn nước. Hay được dùng để uống chén chè xanh. Cái chén là một vật dụng rất đặc biệt trong nhà, ngày nào ta cũng phải đụng đến, nhưng bây giờ vật dụng gia đình dễ mua, dễ có nên cái chén không thường được để ý, sự có mặt của nó như là chuyện đương nhiên.

cai-chen-cai-bat
Những cái chén bên chạn bếp của nhà ngoại tôi.

Ngày xưa nếu vua quan thì dùng chén ngọc chén ngà. Nhiều bộ chén phải đặt tận bên Trung Hoa. Người giàu sang thì dùng chén sứ cao cấp. Dân thường thì dùng chén đất chén sành bình dân, đôi khi sứt mẻ vẫn còn tận dụng. Hồi tôi còn nhỏ, hai từ “chén kiểu” nghe sang trọng lắm, nhà nào có điều kiện mới sắm được vài chục cái chén đẹp cất kỹ trong tủ, trong chạn bếp, ngày lễ tết hay hiếu hỷ mới mang ra dùng. Mà người lớn mới được ăn cái chén đẹp ấy, bọn con nít chúng tôi ít khi được đụng vào do sợ bị vỡ. Chén sứ thì khi đụng đũa phát ra âm thanh tinh nhẹ và trong, cái chén đất thì tiếng phát ra cũng như tiếng của người nông dân mộc mạc. Đến giờ tôi vẫn thích cái chén có hai đường viền xanh dương, một đường viền to ở trên và một đường chỉ viền nhỏ ở dưới, trên nền men màu trắng, loại sứ từ vùng Hải Dương. Vì sao thích thì chính tôi cũng không biết, nhưng cứ thấy ấn tượng hoài.

cai-chen-cai-bat
Đôi khi chén đất cũng cần điệu một chút.

Lúc nhỏ, cha tôi kiếm đâu ra cho tôi và cậu em út được hai cái chén bằng nhôm, ăn uống khỏi lo vỡ chén. Bây giờ mỗi khi nghĩ về kỷ niệm hai cái chén nhôm tôi lại thấy bùi ngùi, những năm tháng khổ cực cùng chung với cả nước, trong chén thường là cơm độn với khoai, sắn.

Cha tôi thường dạy con cái kỹ lưỡng trong bữa ăn. Dạy con ăn coi nồi ngồi coi hướng, ông rất ghét kiểu ngồi ăn mà nghiêng mông hay vừa ăn vừa rung đùi, tối kỵ ăn mà cứ úp mặt vô chén, hay lúc ăn mà gõ chén gõ bát, húp nước canh cũng không nên húp liên tục quá ba lần…

cai-chen-cai-bat
Cái chén – đôi khi không nhất thiết chỉ là để ăn cơm.

Có những cái chén suốt đời được đựng thịt thà thừa mứa, cũng có cái chén suốt đời chỉ rau dưa. Nhưng cho dù chén gì, ở cái mâm nào, dù mâm cao cỗ đầy trong vương phủ, hay bữa cơm tạm bợ ngoài đồng buổi trưa của người nông dân, chén đũa đặt trên tấm lá chuối dưới bóng cây thì bạn vẫn phải cầm cái chén lên và “ và” để đưa cơm, đưa thức ăn vô miệng, để sống.

Bỗng nhớ đến câu ca dao “Hai tay bưng bát cơm đầy…” – người xưa trân trọng hạt lúa hạt gạo, biết ơn từng chén cơm đượm mồ hôi nước mắt, bưng bằng cả hai tay. Ăn cơm không được làm rơi vãi nên khi xới chén cơm cũng quan trọng không kém. Xới chén cơm vừa lưng lưng hai phần chén, có lẽ để khỏi mang tiếng ăn uống phàm phu tục tử. Xới cơm lưng chén khi gắp bỏ thức ăn không bị tràn lên mặt chén, lúc đưa lên miệng lại vừa vặn không sợ cơm dính ở môi mép. Khi chúng ta vừa biết ăn đã phải cầm cái chén và khi nhắm mắt qua đời cũng lại là cái chén cơm đặt trên đầu!

cai-chen-cai-bat
Một kỷ vật không thể thiếu của một thời, nơi cất đựng chén bát.

Người xưa dùng hình ảnh thân thuộc của cái chén để nói về những giá trị cốt lõi, để răn dạy những đạo lý ở đời: chén cơm manh áo, bát cơm sẻ nửa, chén bát trong chạn còn có khi khua… Có lẽ để nhắc nhở những đạo lý này cũng là chuyện đương nhiên phải làm, phải có.

Nhắc đến chuyện chén bát, chuyện cơm nước trong thời gian cách ly dịch bệnh, là ước cầu mọi người được bình an, no đủ, được có chén cơm đầy qua những ngày khốn khó.

Muôn đời nay thì cái chén vẫn lặng lẽ làm tròn phận sự của nó…

 Bài: Lao Thinh – Ảnh: Lao Thinh và Én

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh   

The post Cái chén cái bát appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lang thang miền sản vật https://24hsongxanh.vn/lang-thang-mien-san-vat/ Thu, 16 Jul 2020 07:42:02 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42174 lang-thang-mien-san-vat

Thói thường, trong chuyện ăn uống, thưởng thức mãi những món quen thuộc cũng nhàm. Thành ra người đời luôn chịu khó cất công tìm đến các thứ sản vật hay lạ ở những miền xa, mang về thưởng thức. Ở đây không đề cập đến các sản vật hàng hiếm chỉ dùng “tiến vua” […]

The post Lang thang miền sản vật appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
lang-thang-mien-san-vat

Thói thường, trong chuyện ăn uống, thưởng thức mãi những món quen thuộc cũng nhàm. Thành ra người đời luôn chịu khó cất công tìm đến các thứ sản vật hay lạ ở những miền xa, mang về thưởng thức.

Ở đây không đề cập đến các sản vật hàng hiếm chỉ dùng “tiến vua” hoặc “triều cống” mà một số món giờ vẫn còn được duy trì, chủ yếu là để cung ứng ngầm cho các “đại gia” thời nay.

Các món hương xa ấy cũng không nhất thiết phải mang giá trị kinh tế cao, nó có thể đơn thuần chỉ là món bình dị bản địa ít gặp khó thấy ở phố thị hoặc luôn được ngóng đợi mỗi khi mùa về.

lang-thang-mien-san-vat
Rượu nếp than ủ thành phẩm, đặc sản của Tây Nguyên. Ảnh: Phước Châu

Chẳm chéo, gạo nếp vùng Tây Bắc

Muối chấm vốn dĩ là thứ cơ bản thường thức nhất trong việc ăn uống với các món cá thịt luộc, hấp – xào, nướng, nhưng cũng vẫn có món muối “tiến vua” như lệ thường của sản vật đặc trưng vùng miền. Đó là món muối cung đình Huế, từng được vua Minh Mạng liệt kê vào hàng mỹ thực cung đình chẳng kém gì “bát trân, tứ bửu”, thậm chí còn được xem như là “đệ nhất chân phẩm” khi nấu cùng gạo Nàng Hương trong niêu đất nung làng Phước Tích, hoặc với gạo tiến Vua nổi tiếng của kinh thành Huế là gạo de An Cựu. Thế nhưng, có những loại muối chấm không – tiến – vua thì vẫn cứ là sản vật danh tiếng truyền đời của một vùng miền, như với trường hợp muối Chẳm chéo của người dân tộc Thái ở vùng cao Sơn La và Điện Biên xứ Tây Bắc. Chẳm chéo, trong tiếng dân tộc Thái, “Chẳm” là món chấm; “chéo” là mùi thơm của nhiều loại rau gia vị kết hợp lại, trong đó hương vị đặc sắc nhất là từ hạt mắc khén cùng hạt dổi rừng. Sự phong phú đa dạng của loại thức chấm này có thể thấy rõ qua hàng loạt muối Chẳm chéo biến thể, như Chéo pà (Chéo cá – từ cá suối nhỏ nướng vàng, giã nhỏ); Chéo tắp cáy (Chéo gan gà – luộc chín gan gà rồi nướng thơm, giã nhỏ cùng lá chanh); Chéo nặm xổm (Chéo nước chua – từ bột vừng trắng rang vàng, cùng cá suối nhỏ nướng vàng, giã nhỏ); Chéo pịa (từ nước sền sệt đăng đắng ở bên trong ruột non của trâu, chưng lên cùng lá chanh); Chéo mắc có (loại quả chua chát); Chéo non đíp (từ loại ớt chỉ thiên tươi, không nướng, giã tươi cùng tỏi); Chéo sắc chaư (Chéo củ sả); Chéo hòm pẻn (từ rau mùi giã nhỏ); Chéo khá (Chéo củ riềng); Chéo thúa nâu (Chéo đậu tương lên men)…

lang-thang-mien-san-vat
Tây Bắc. Ảnh: Quangpraha

Gạo, nếp là lương thực thường thức xưa nay của người Việt ở bất kỳ vùng miền nào, nhưng gạo Séng Cù của Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái thuộc Tây Bắc, đặc biệt là ở các cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên), vốn dĩ được các cụ xưa của vùng cao xếp vào hàng cao nhất xứ Tây Bắc. Nếp Tú Lệ (nếp Tan Lả, theo tiếng dân tộc Thái), loại gạo nếp đặc sản chỉ có ở thung lũng lòng chảo Mường Lò (Yên Bái), được bao bọc giữa 3 ngọn núi cao là Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ đấy, đồng bào dân tộc Thái đã làm nên cốm Tú Lệ, gạo Khẩu hang (cốm già) của mạn ngược vang danh tới cả miền xuôi. Từ nhiều loại nếp nương thuộc hàng sản vật bản địa, người dân tộc xứ Tây Bắc đã hình thành nên nghệ thuật đồ xôi đầy đậm bản sắc vùng miền, như với xôi ngũ sắc của người Thái và đặc biệt là của người Nùng ở Lạng Sơn. Chẳng hạn, chỉ bằng hoa lá cây rừng, người dân tộc nơi ấy sẽ nhuộm màu đen cho xôi bằng lá Sau sau, nhuộm màu đỏ bằng thân cây sla mục, nhuộm màu vàng bằng hoa bjoóc phón… Xôi ngũ sắc có mùi thơm khác biệt khi phối trộn từ mùi thơm của hoa bjoóc phón, mùi ngai ngái của thân cây sla mục, mùi hăng hăng của lá cây sau sau.

lang-thang-mien-san-vat
Tây Bắc. Ảnh: Quangpraha

Một số loại bánh đặc trưng bản địa vùng cao Tây Bắc cũng đều là sản vật danh truyền, như với loại bánh gai vùng Cao Bằng (người Tày, Nùng ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn gọi là “Pẻng tải”- bánh đeo). Tương truyền từ thời Lý (Lý Thái Tông), thủ lĩnh Nùng Trí Cao xứ Cao Bằng đã lãnh đạo dân địa phương đánh giặc nhà Tống bằng cách chuẩn bị lương thực chủ đạo là thứ bánh gai có màu đen tuyền (nhuộm màu từ lá gai và mật đường phên), xâu thành từng cặp, đeo bên người của từng chiến binh vùng cao mỗi khi xông trận.

lang-thang-mien-san-vat
Tây Bắc. Ảnh: Quangpraha

Mật ong từ núi rừng Tây Bắc đương nhiên là sản vật bản địa không thể không nhắc đến, bởi tính đặc sắc luôn là yếu tố hàng đầu. Mật ong xanh từ hoa bạc hà, mật ong trắng từ hoa đông đá, mật ong đen từ hoa ngải cứu, mật ong vàng của ong khoái làm tổ trong hốc đá, cành cây. Chưa kể, do đặc thù vùng cận biên, nơi ấy còn có thêm loại mật ong đặc hữu mà không vùng nào ở xứ Việt có, đó là mật hoa anh túc (thuốc phiện) – thường được sử dụng làm dược liệu hỗ trợ các phương toa cổ truyền.

Hương rừng Tây Nguyên

Vùng đất Tây Nguyên cũng có địa thế phong thổ ít nhiều tương tự xứ Tây Bắc, bối cảnh bản địa có nhiều tộc người cùng sinh sống truyền đời, có thể nói là sản vật địa phương không hề kém cạnh.

lang-thang-mien-san-vat
Bơ Tây Nguyên. Ảnh: Phước Châu

Một trong những sản vật bình dân nhất của vùng Tây Nguyên, có lẽ ai ai cũng dễ dàng được thưởng thức, chính là trái bơ (bơ Đắk Lắk, bơ Gia Lai). Dù hiện nay Tây Nguyên cũng đã có nhiều giống bơ nhập với giá thành không rẻ so với nhiều loại trái cây bản địa xứ Việt, vẫn phải công nhận trái bơ luôn trong tầm tay mua sắm của hầu hết người dùng tại xứ. Bình dân là thế, nhưng xem ra trái bơ lại là món chế biến đầy kiêu hãnh trong nhiều thực đơn sang chảnh “kiểu Tây”, kiểu Nhật. Hàm lượng dinh dưỡng cùng mùi vị ngon bùi béo khó cưỡng của trái bơ xứng đáng là một sản vật thiên nhiên mà con người cổ đại trên thế giới này đã từng ưu ái chọn lựa, từ 10 ngàn năm trước Công nguyên – hiện diện trong các di chỉ khảo cổ tại Mexico và Peru.

Măng le phổ biến của xứ Tây Nguyên cũng là một sản vật bình dân trong việc dùng làm món ăn thường thức. Măng le được lấy từ cây le (thuộc họ tre nứa không có gai), và được giới sành ăn xem là loại măng ngon nhất trong các loài măng như măng tre, măng trúc, măng nứa… bởi cấu trúc đặc ruột, cùng với vị ngọt, bùi, không đắng chát. Điều thú vị là cây le luôn có sức sống mãnh liệt thông qua sức phát tán đến kỳ lạ, hễ nơi nào ở Tây Nguyên có đất trồng trọt là có cây le mọc tự nhiên. Cây le dù có bị đốt cháy theo thói quen canh tác đốt rẫy của người dân tộc ở Tây Nguyên, sau đó vẫn cứ đâm chồi mọc mầm tiếp tục. Với loài cây có lập trình sống kỳ vĩ như thế, con người cũng sẽ được hưởng chung ơn mưa móc của đất trời mỗi khi có dịp thụ hưởng loại măng nức tiếng này.

lang-thang-mien-san-vat
Góc bếp nhà người dân tộc Jrai, Gia Lai, Tây Nguyên. Ảnh: Phước Châu

Hạt kơnia của xứ Tây Nguyên dường như cũng có đặc tính như thế, về phương diện lập trình sống giữa tự nhiên giữa núi rừng đại ngàn. Chưa kể, trong tín ngưỡng của người đồng bào dân tộc thiểu số ở khắp vùng Tây Nguyên, cây kơnia mang ý nghĩa tâm linh rất lớn, là nơi trú ngụ của thần thánh. Mặt khác, trong hầu hết các loại hạt dinh dưỡng mà con người thời nay đang ưa chuộng như một món ăn thực dưỡng, hạt kơnia là thứ hạt được sản sinh từ loài cây sinh trưởng lâu năm nhất so với nhiều loại cây (thân cổ thụ, thân thảo…) mà con người đã dùng hạt để ăn. Thụ hưởng loại hạt này cũng xem như là hòa nhịp đúng điệu cùng tự nhiên vậy.

lang-thang-mien-san-vat
Tác giả bài viết và bí dân tộc, Tây Nguyên.

Mật ong xứ Tây Nguyên đương nhiên là thứ sản vật khó có thể bỏ qua, từ mật ong hoa cà phê khá phổ biến cho đến các loại mật ít có khó tìm hơn như mật ong hoa bụi đắng, mật ong hoa dã quỳ… Không phải ngẫu nhiên mà loài người cổ đại đã biết và sử dụng mật ong làm thực phẩm dự trữ, hoặc làm nguyên liệu nền tảng cho các bài thuốc cổ – dược phẩm quý nhằm nâng cao thể trạng hoặc dùng kháng khuẩn, cả ở phương Đông và phương Tây. Nhiều cuộc khai quật khảo cổ cho thấy con người đã biết sử dụng sáp ong từ thời kỳ đồ đá, hoặc trong các ngôi mộ cổ đặt trong Kim tự tháp Ai Cập, người đương đại cũng đã tìm thấy những hũ mật ong có niên đại lên đến 3000 năm trong tình trạng chất lượng tốt đến mức vẫn còn ăn được!

Khi lòng người phố thị luôn còn biết yêu quý trân trọng với từng món ăn địa phương có tính khác biệt nơi này vùng nọ, bất kể đó đã từng là món “tiến vua” hay chỉ đơn thuần là món ăn dân dã mùa quê, tự khắc đó đều là sản vật đáng lưu hương lưu dấu trong đời…

Phước Châu

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Lang thang miền sản vật appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Vợ chồng như “thân” với “mình” https://24hsongxanh.vn/vo-chong-nhu-voi-minh/ Wed, 15 Jul 2020 09:00:53 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42100 vo-chong-nhu-than-voi-minh

Ca dao xưa có những câu: “Mình rằng mình hãy còn son/ Ta đi qua ngõ thấy con mình bò/ Con mình những trấu cùng tro/ Ta đi xách nước tắm cho con mình”… 1. Trong những từ ngữ để nói về bản thân (xưng) và gọi người khác (hô), tiếng Việt có hai từ […]

The post Vợ chồng như “thân” với “mình” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
vo-chong-nhu-than-voi-minh

Ca dao xưa có những câu: “Mình rằng mình hãy còn son/ Ta đi qua ngõ thấy con mình bò/ Con mình những trấu cùng tro/ Ta đi xách nước tắm cho con mình”…

1. Trong những từ ngữ để nói về bản thân (xưng) và gọi người khác (hô), tiếng Việt có hai từ vừa cụ thể, vừa xác thực, vừa thân mật, vừa hòa đồng: đó là “thân” và “mình”. “Thân” là cái bằng xương thịt, máu me, từ đầu óc mình mẩy, lòng dạ, tới bốn nhánh tay chân, truyền giống, giao hợp. “Thân”, tức là thân thể và sự trải nghiệm cuộc sống.

Còn chữ “mình”, trong cấu tạo chữ Nôm, thường được kết hợp bởi hai thành phần là “thân” () và “mệnh” (). Chỉ cần nghiệm một chút về hai thành phần này, đặc biệt chữ “mệnh”, đủ thấy “mình” khác “thân” như thế nào.

Tự thân là chính ta, không trừu tượng mơ hồ mà cụ thể, từ da thịt, xương xẩu, đến các cơ quan tiếp giáp với bên ngoài, tức là các cánh cửa truyền thông giữa ngoại giới và nội tâm, và bộ thần kinh xử lý cách thế sinh tồn.

vo-chong-nhu-than-voi-minh
Ảnh minh họa. Nguồn: tintuc360

Vợ chồng như “thân” với “mình”. Người bạn đời, tức vợ chồng đúng nghĩa, là người san sẻ với ta cả “thân” với “mình”. Nghĩa là san sẻ từ đời sống sinh lý, bảo tồn di truyền sinh học, cho đến văn hóa, tâm tư, nề nếp, quan niệm sống trong cả không gian và thời gian.

Nhà thơ Tản Đà, trong bài Thề non nước, đã lột tả được cô đọng, tuyệt vời quan hệ nam nữ này: “Mình với ta tuy hai mà một/ Ta với mình dẫu một mà hai”.

Cũng như truyện cổ tích Ấn Độ khái quát về quan hệ vợ chồng: Đàn ông không thể sống không có đàn bà, và cũng không thể sống với đàn bà được.

Cách lý luận ở đây có tính cách đối đãi, có đi có lại, không phải một chiều. Trong thi pháp, nhà phê bình văn học Mikhail Bakhtin gọi là thi pháp song đối. Còn nhà văn Henry Miller vốn chủ trương cải cách về tính dục trong một xã hội nhiều đời bị ràng buộc bằng giáo điều, tập tục và kỳ thị, thì định nghĩa một cách súc tích: “Thương yêu là ăn chung, ngủ chung và mộng chung”. (To love is to eat, to sleep and to dream together). Xin tạm diễn nghĩa như sau: Ăn chung là san sẻ về đời sống vật chất; ngủ chung là san sẻ về đời sống sinh lý; mộng chung là san sẻ về đời sống tâm linh.

2. Từ nhiều ngàn năm nay, tiếng Việt dùng chữ “thương” để chỉ quan hệ sâu sắc nhất giữa hai cá nhân và bao quát nhất cho cả loài người. Nó cũng là cầu nối chính yếu, đáng sống của “thân” với “mình”, của “ta” với “mình”. “Thương” (), nghĩa gốc là vết đau bằng vật nhọn như con dao, ngọn giáo gây ra. “Thương” là xót xa cho. Tục ngữ có câu: “Tay đứt ruột xót”, và “Máu chảy ruột mềm”. Người mẹ thấy đứa con chơi dao bị đứt tay, hoặc gai đâm chảy máu, tình thương bèn lan tỏa ra để ôm lấy vết thương của con.

Phật giáo giảng dạy về hai cột trụ từ bi và giác ngộ mật thiết với nhau. Từ bi với toàn thể chúng hữu tình. Giác ngộ tính không của vạn vật, gồm cả “mình” và “thân”, nhất là tự thân. Từ bi đến đâu thì giác ngộ đến đó, giác ngộ đến đâu thì từ bi đến đó. Đó là tự thân không có nền tảng thường hằng, từ thân xác gồm bốn thành tố đất nước gió lửa; cho đến cả tâm và trí cũng đều có sinh là có diệt. Đó là chân lý vô ngã tương ứng với vạn vật vô thường. Vậy, chúng sinh có cảm giác, có tình tự đối đãi với nhau bằng “từ” và “bi”. “Bi” là buồn, là thương cho kẻ khác bị đau trong thân thể và khổ trong tinh thần. “Từ” là san sẻ cái đau kia bằng cách cứu chữa tốt lành. “Từ” và “bi” là đồng cảm, gồm cả chữa lành.

Trong hàng ngàn bài ca dao về tình cảm trai gái, chữ được sử dụng nhiều nhất là “thương”.

Thí dụ bài Mười thương: “Một thương tóc bỏ đuôi gà/ Hai thương ăn nói mặn mà có duyên. […]. Chín thương cô ở một mình/ Mười thương con mắt hữu tình với ai”.

Còn chữ “yêu” () dùng cho tình cảm trai gái chỉ thịnh hành với chủ nghĩa lãng mạn cá nhân và được đề cao trong nhóm nhà văn tân học chịu ảnh hưởng của Pháp, chủ yếu là Tự Lực Văn Đoàn, phổ biến trong thời kỳ tiền chiến 1930 – 1945. “Yêu” tức là xin, là đòi, là cần thiết cho cá nhân chủ thể, trong khi thương là hòa đồng và san sẻ.

Những câu tuyệt tác nhất của Nguyễn Du không phải là tình tiết phong cảnh hoặc kể chuyện, mà là những câu phản chiếu nội tâm của Thúy Kiều, cũng là tâm sự của tác giả và gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Chẳng hạn như đoạn Thúy Kiều đồng cảm với Đạm Tiên, cũng là chung với tình cảnh của toàn thể đàn bà xưa nay: “…Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung/ Phũ phàng chi bấy hóa công/ Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha/ Sống làm vợ khắp người ta/ Hại thay thác xuống làm ma không chồng…”. Cho đến khi lâm vào cảnh ngộ bản thân phải ở chốn lầu xanh, tự suy ngẫm về thân phận mình, Thúy Kiều tự thán: “… Khi tỉnh rượu lúc tàn canh/ Giật mình, mình lại thương mình xót xa/ Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường/ Mặt sao dày gió dạn sương/ Thân sao bướm chán ong chường bấy thân/ Mặc người mưa Sở mây Tần/ Những mình nào biết có xuân là gì…”.

3. Trong đời mỗi con người, có hai khoảnh khắc cực đỉnh. Một là lúc từ trong bào thai ra khỏi thân thể của bà mẹ. Hai là lúc, với người nữ, mở cửa mình đón hạt giống cho thế hệ sau; với người nam, đi vào cửa mình của người bạn đời để hai thân và tâm hòa đồng thành một – “Mình với ta tuy hai mà một”. Những khoảnh khắc này có thể là vĩnh hằng trong tâm tưởng và tâm linh, nhưng đồng thời cũng là thoáng chốc trong thời gian vật lý, để rồi trở lại làm hai thực thể riêng biệt – “Ta với mình dẫu một mà hai”.

Trong tín ngưỡng của Ấn giáo, có hai linh vật được thờ phụng, lingam (thường viết linga: dương, hình trụ, có khấc ở chóp đầu), và yoni (âm, hình vuông, có khe rãnh ở xung quanh và lối thoát như miệng vòi ở chính giữa). Hình tượng và nghi thức tôn kính nhất là dành cho sự sáng tạo ra đời sống, vừa mang tính cụ thể thân thiết nhất đối với mọi loài sinh vật, và cũng đại đồng phổ quát nhất cho mọi tộc người, mọi văn hóa. Ngay đến các trẻ em cũng có thể nắm bắt được ý nghĩa thâm sâu và huyền diệu của hai biểu tượng này. Lingam còn là biểu tượng của lửa (dương) và yoni còn là biểu tượng của nước (âm). Trong sự giao phối của âm và dương, của nước và lửa, của nam và nữ, đời sống được sáng tạo ra. Vậy thì, thờ các linh vật lingam-yoni chính là thờ sự sống và sự sáng tạo của toàn thể vũ trụ, trong đó con người chúng ta chỉ là một thành phẩm.

Chịu ảnh hưởng sâu đậm của Ấn giáo hàng chục thế kỷ trước cả Phật giáo, nên vùng đất cũ của Champa (kéo dài từ Quảng Bình tới Bà Rịa) còn để lại các giếng xưa xây bằng đá, làm theo hình vuông; thấy cả ở những hòn đảo ngoài khơi như Lý Sơn ở Quảng Ngãi và Phú Quý ở Phan Thiết. Các tòa tháp Champa từ Huế đến Bà Rịa và luôn cả trên Tây Nguyên được thiết kế theo hình tượng của lingam và thường hướng về phương Đông để đón ánh mặt trời thẳng chiếu vào hàng ngày qua lối vào tháp làm theo hình cửa mình của người nữ. Các tượng thờ được đặt trong khoảng không gian u tối ở phía sau, có lối thông thiên với cõi trên. Mỗi tín đồ khi bước vào tòa tháp là lặp lại hành vi thiêng liêng của sự hiệp nhất.

Vật dụng thông thường nhất để gắp thức ăn và lùa cơm của người Việt là đũa. Đũa phải có hai chiếc mới thành cặp, thành đôi và sử dụng có hiệu quả. Đũa chắc hẳn phải được phát minh rất sớm vì chất liệu là cây tre mọc ở khắp nơi trong nước ta. Ví chuyện dựng vợ gả chồng như đũa có đôi; nếu lấy mà không xứng đôi gọi là đũa so le, đũa lệch.

Ca dao có bài than về hoàn cảnh không xứng đôi vừa lứa này. Bối cảnh bài này là thời Hậu Lê, dưới sự trị vì của vua Lê chúa Trịnh, vốn phổ biến việc gả bán, ép duyên – nhất là ở miền Bắc/ Đàng Ngoài: “Mẹ em tham thúng xôi rền/ Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng/ Em đã bảo mẹ rằng đừng/ Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào/ Bây giờ kẻ thấp, người cao/ Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”.

 

Nguyễn Tiến Văn

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Vợ chồng như “thân” với “mình” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tắm rừng https://24hsongxanh.vn/tam-rung-1/ Wed, 15 Jul 2020 08:29:05 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42090 nghe-thuat-tam-rung

Có một câu tiếng Anh tôi từng được nghe rằng “Alishan is the perfect place for forest bathing”, hiểu nôm na là núi Alishan là một nơi tuyệt vời nhất để “tắm rừng”. Tôi không hiểu lắm cho đến khi đọc được cuốn sách Shinrin Yoku – Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật. Tác […]

The post Tắm rừng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nghe-thuat-tam-rung

Có một câu tiếng Anh tôi từng được nghe rằng “Alishan is the perfect place for forest bathing”, hiểu nôm na là núi Alishan là một nơi tuyệt vời nhất để “tắm rừng”. Tôi không hiểu lắm cho đến khi đọc được cuốn sách Shinrin Yoku – Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật.

Tác giả của cuốn sách là bác sĩ Qing Li – một chuyên gia hàng đầu thế giới về liệu pháp tắm rừng. Tôi vỡ lẽ, hành trình đi Alishan của mình cũng là một cách tắm rừng. Và thú vị nhận ra trong rất nhiều hành trình xa gần của mình, tôi cũng đã vô tình trải nghiệm phương pháp tắm rừng này. Cảm giác dễ chịu khi thong dong đi bộ, hít thở và ngắm rừng thì ra có thể được thực hành như một liệu pháp.

nghe-thuat-tam-rung
Alishan

Tắm rừng ở Alishan

Hành trình leo núi Alishan của tôi bắt đầu trong tiết trời lạnh có mưa. Đây đó trên đường đi là những cành đào mỏng manh đung đưa theo gió như đánh dấu giúp tôi từng chặng đã đi trong rừng. Những con đường gỗ là nét đặc trưng ở Alishan, nó dễ dàng kích thích thêm sự đi bộ và xóa cảm giác đang leo núi khi sự phân bố của các bậc tam cấp theo từng khu vực rất hợp lý. Alishan rất phù hợp cho những kẻ lữ hành lãng đãng, ưa thả mình vào thiên nhiên trong lành và trầm trồ nhìn ngắm những vẻ đẹp trữ tình đậm màu xanh núi rừng. Cảnh rừng Alishan yên bình với những cây cổ thụ đẹp như tranh. Cái mùi gỗ âm ẩm thoảng ra dễ chịu như một thứ hương liệu rất riêng của rừng, khiến lồng ngực luôn muốn hít vào thật sâu và thở ra thật chậm theo từng bước chân.

Tôi cứ nghĩ mình không may khi gặp mưa nhưng hóa ra đi bộ xuyên rừng Alishan trong làn mưa và mờ sương thật thú vị. Những cây thông, cây bách cao hun hút và thẳng đứng như thế đã hàng trăm, thậm chí ngàn năm. Trên thân đã tróc nhiều lớp vỏ sần sùi, có rất nhiều mảng địa y mọc tạo thành những mảng xanh đậm dấu thời gian. Thi thoảng có những đoạn suối nhỏ róc rách dưới mấy chân cầu gỗ bắc ngang rừng, quyện giữa chúng là những màn sương mờ ảo. Lối dành riêng cho người đi bộ xuyên rừng khá thoáng đãng và không quá nhiều dốc cao. Con đường rợp bóng thông đưa tôi đến hồ Tỷ Muội, gồm hai hồ to nhỏ nằm cạnh nhau. Nước mặt hồ chị xanh ngắt, hai mái tranh như hai chị em gái nép vào nhau, bao quanh là những hàng cây rũ bóng xuống mặt nước tĩnh lặng trông thật êm đềm như cảnh một bộ phim kiếm hiệp nào đó. Kẻ bộ hành như thấy mình đôi lúc lạc vào cảnh tiên, nhất là khi ngang qua dưới những cây đào mọc rải rác ven lối đi, bên cây cầu gỗ, nhà mát dọc theo các triền núi thấp cao, bất ngờ nhô ra từ một khúc quanh nào đó hoặc thành từng cụm ở khắp nơi.

nghe-thuat-tam-rung
Alishan

Nhiều tiếng đồng hồ bách bộ trong rừng đem đến một luồng năng lượng tích cực tự nhiên nhất, mà tôi chỉ cảm nhận chứ chưa biết rằng mình đã và đang bắt đầu đi theo một liệu pháp tự nhiên đang được nhiều người tìm đến…

Nghệ thuật tắm rừng

Nhật Bản, nơi xuất phát nghệ thuật tắm rừng cũng là xứ sở có nền văn minh gắn với rừng. Rừng bao phủ 2/3 diện tích Nhật Bản và đây là một trong những quốc gia xanh nhất thế giới. Có rất nhiều ngôi đền, chùa nằm trong những cánh rừng giữa phố. Không khó để có thể tìm đến những ngôi đền ở Tokyo, Kyoto, Kurashiki, Nara… có cây cổ thụ mọc dày đặc và tỏa bóng mát, đem lại một không gian khác biệt hẳn phố thị bên ngoài, mà khi bước vào, người ta dễ quên ngay rằng mới đây thôi, mình vẫn còn đang hít thở bụi đường gió phố.

Đừng nghĩ chuyện tắm rừng đòi hỏi cầu kỳ. Điều kiện để thực hành shinrin-yoku chỉ đơn giản là nơi đó có cây. Trước tiên, chỉ cần tìm cho mình một địa điểm. Không mang điện thoại, máy ảnh theo, nếu có thì hãy để nó nằm yên trong ba lô. Hãy để cơ thể dẫn đường, đi theo khứu giác của bạn một cách thư thả. Việc tìm một nơi phù hợp với bản thân rất quan trọng. Hãy tìm một nơi khiến bạn thấy dễ chịu và tràn ngập niềm vui.

nghe-thuat-tam-rung
Cửu Trại Câu

Thiên nhiên cuốn đi hơi thở cũ kỹ và thổi vào chúng ta một sức sống mới. Khi bạn kết nối với rừng qua toàn bộ 5 giác quan, đó là lúc bạn cảm thấy được chữa lành và tiếp thêm sinh lực. Dễ hiểu là sau mỗi chuyến đi như thế, năng lượng tích cực được tích tụ để bạn có thể tiếp tục những hành trình làm việc, cống hiến khác trong cuộc sống.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy nhiều tour du lịch hay những hành trình tự đi của mình, ít nhiều gì rồi cũng có dính dáng đến những địa điểm có nhiều cây xanh, là đền, chùa, rừng, núi, vườn quốc gia… Chẳng hạn như các tuyến tour phổ thông rất ăn khách với người Việt như Trương Gia Giới, hay Thành Đô, Cửu Trại Câu (Trung Quốc)… Dù những nơi thiên nhiên tươi đẹp như thế này vẫn được quảng bá, giới thiệu cho du khách tìm đến không phải để tắm rừng, mà chủ yếu vì cảnh đẹp.

nghe-thuat-tam-rung
Bhutan

Ở xứ ta có thể tắm rừng không?

Câu trả lời là có, rất nhiều nữa là khác. Hễ có rừng và nơi ấy được phép tham quan, du lịch, là đạt yêu cầu. Địa điểm tuyệt vời nhất là các vườn quốc gia trải dài từ Bắc chí Nam. Nước ta có 35 vườn quốc gia, trong đó những cái tên top đầu chọn lựa: vườn quốc gia Hoàng Liên, Cúc Phương, Ba Bể, Cát Bà, Ba Vì, Tam Đảo… ở phía Bắc; Bạch Mã, Phong Nha – Kẻ Bàng, Phước Bình, Núi Chúa… ở miền Trung; Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ có Yok Đôn, Bidoup, Bù Gia Mập, Nam Cát Tiên, Cần Giờ…; miền Tây có U Minh Hạ, U Minh Thượng, Mũi Cà Mau… Ra các đảo cũng có như vườn quốc gia Phú Quốc, Côn Đảo ở các hòn đảo cùng tên…

Không chỉ vườn quốc gia, những khu du lịch sinh thái cũng là lựa chọn tiếp theo. Quan trọng là phong cách ưa thích thiên nhiên của bạn như thế nào để chọn phù hợp thôi.

nghe-thuat-tam-rung
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Hơi tiếc là các khu du lịch sinh thái ở ta không chú trọng lắm vào việc khiến cho du khách đi bộ một cách thoải mái nhất trong rừng, mà thường mải lo sắm sửa những trò chơi, tiểu cảnh, những hoạt động hướng ngoại nhất thời nào đó mà họ nghĩ rằng sẽ tăng thêm sự hấp dẫn cho du khách. Nếu không, thì các khu du lịch thác Dray Nur, Dray Sáp (Ban Mê Thuột), Lang Biang, Làng Cù Lần (Đà Lạt), Hồ Thang Hen (Cao Bằng)… hay những vùng mà cây xanh hãy còn nhiều, là những điểm tắm rừng khá lý tưởng.

Tắm rừng cũng góp phần nuôi dưỡng tình yêu với rừng, mới mong sẽ đi kèm những hành động trực tiếp hay gián tiếp góp phần giữ lấy rừng, khi thực tế xứ ta đã có khá nhiều nỗ lực trồng rừng nhưng xem ra không thể kịp tốc độ… trọc của rừng của núi!

nghe-thuat-tam-rung
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Thậm chí, nếu không sống gần rừng thì sao? Giải pháp có ngay là cây xanh trong thành phố. Hãy siêng năng đến các công viên để không chỉ tập luyện thể dục mà còn là cơ hội tắm rừng. Nếu được, bạn hãy ở công viên khoảng hai tiếng đồng hồ. Các công viên lớn, nhiều cây xanh ở Hà Nội, Sài Gòn như vườn Bách Thảo, Thủ Lệ, Thống Nhất, Thảo Cầm Viên, công viên Gia Định… là những gợi ý hợp lý.

Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, đến năm 2050, 75% dân số thế giới (ước tính khoảng 9 tỷ người) sẽ sống ở các thành phố. Nghĩa là ở trong những khối bê tông nhiều  hơn. Tin tốt là chỉ cần đắm mình vào thiên nhiên trong khoảng thời gian ngắn, chúng ta có thể cải thiện được sức khỏe, nhất là khi liệu pháp tắm rừng có thể thúc đẩy hệ miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật…

Bài & ảnh: Sơn Trà

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Tắm rừng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chuyện người Việt đầu tiên đoạt giải Thiên tài của Mỹ https://24hsongxanh.vn/chuyen-nguoi-viet-dau-tien-doat-giai-thien-tai-cua/ Wed, 15 Jul 2020 07:54:17 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42082

Trong 5 người Mỹ gốc Việt – đúng hơn là Việt kiều, vì họ đều sinh ra tại Việt Nam, đoạt MacArthur Fellowship, còn gọi là giải Thiên tài, có đến 3 người liên quan đến văn chương, một người đồng tính công khai là Ocean Vuong. Những Việt kiều từng nhận giải Thiên tài […]

The post Chuyện người Việt đầu tiên đoạt giải Thiên tài của Mỹ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Trong 5 người Mỹ gốc Việt – đúng hơn là Việt kiều, vì họ đều sinh ra tại Việt Nam, đoạt MacArthur Fellowship, còn gọi là giải Thiên tài, có đến 3 người liên quan đến văn chương, một người đồng tính công khai là Ocean Vuong.

Những Việt kiều từng nhận giải Thiên tài (Genius Grant) gồm dịch giả Huỳnh Sanh Thông (năm 1987), nhà hóa học My Hang V. Huynh (Huỳnh Mỹ Hằng, 2007), nhiếp ảnh gia An-My Lê (Lê Mỹ An, 2012), nhà văn Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt, 2017), nhà thơ Ocean Vuong (Vương Quốc Vinh, 2019).

huynh-sanh-thong
Huỳnh Sanh Thông tại tư gia năm 1989. Ảnh tư liệu

Vì MacArthur Fellowship kéo dài trong 5 năm, nên Nguyễn Thanh Việt và Vương Quốc Vinh vẫn đang trong giai đoạn thụ hưởng; trong giai đoạn này họ còn nhận thêm nhiều giải thưởng lớn. Điểm thú vị nhất là đa số họ đều cố gắng “bảo lưu” được tên tiếng Việt của mình. Kể từ năm 1981 đến nay, giải này đã trao cho 942 người trong độ tuổi từ 18 đến 82, với 5 Việt kiều, thì đóng góp của người Việt vào giải này là ở mức độ trung bình khá, nếu so với nhiều quốc gia khác.

Tiêu chí chính của Quỹ MacArthur là ủy lạo cho các tác giả tiếp tục sáng tạo, dám đương đầu với những rủi ro và theo đuổi tầm nhìn dài hạn. Cả 5 người Việt đều đã và đang cho thấy điều này, họ như tiếp nối cảm hứng từ dịch giả Huỳnh Sanh Thông, người đã chọn lối sống giản dị, tiết kiệm để dành toàn bộ tài lực và vật lực nhằm xiển dương ngôn ngữ, văn chương, văn hóa Việt tại Mỹ. Ngoài giải thưởng MacArthur, Huỳnh Sanh Thông còn nhận được vài giải thưởng danh giá khác, trong đó có Harry J. Benda cho các nghiên cứu về Đông Nam Á, được trao năm 1981.

Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại Hóc Môn, là con bà chủ tiệm xay lúa Lâm Thị Kén và thầy giáo tiểu học Huỳnh Sanh Thịnh. Lúc nhỏ ông học Pháp văn, sang Mỹ từ năm 1948, học kinh tế tại Đại học Ohio, sau đó chuyển hướng làm giảng viên Việt ngữ ở Viện Ngoại vụ (Foreign Service Institute) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington. Từ năm 1957 ông chuyển hẳn sang giảng dạy văn chương và văn hóa Việt Nam ở Đại học Yale. Trong thời gian này ông đã soạn một số giáo trình và sách dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Anh, soạn dang dở đại từ điển Việt-Anh, nhưng phần dang dở này vẫn được Center for Applied Linguistics xuất bản vào năm 1968.

huynh-sanh-thong
Ngay lần đầu xuất bản với tên gọi The Tale of Kieu, sách đã được đánh giá rất cao, bán khá chạy.

Nổi trội nhất của Huỳnh Sanh Thông là việc dịch và chú giải Truyện Kiều sang tiếng Anh. The Tale of Kiều không chỉ mang lại cho ông giải Thiên tài, mà còn thành cơ sở tham chiếu cho vô số bản dịch ra các ngôn ngữ khác. Cho đến nay, với khoảng 70 bản dịch trong hơn 20 ngôn ngữ, ít có bản dịch nào ra đời sau lại không tham khảo Huỳnh Sanh Thông. Ông không chỉ am tường tiếng Việt và tiếng Anh ở cấp độ tinh hoa văn chương, mà còn rất giỏi trong việc cắt nghĩa, văn ngôn dẫn chứng. Đọc bản dịch tài ba với đúng 3.254 câu tiếng Anh và đọc hơn 300 chú giải tường minh, nhiều dịch giả, nhà nghiên cứu quốc tế cho biết họ tiếp cận Truyện Kiều sâu sắc hơn.

Bản dịch được nhà xuất bản danh tiếng Random House in lần đầu năm 1973, với tên The Tale of Kieu, được đánh giá rất cao, bán khá chạy. Trong hơn 10 năm sau đó, ông bỏ nhiều công phu nhuận sắc, được Yale University Press tái xuất bản dưới dạng song ngữ Anh – Việt vào năm 1987. Trong bản in lần này, có rất nhiều thay đổi, mà lớn lao nhất theo Huỳnh Sanh Thông là đã bỏ dấu được cho tên tác phẩm, từ The Tale of Kieu thành The Tale of Kiều – một bước tiến trong việc nghiên cứu của người Mỹ về Việt Nam học.

Tổng thống Bill Clinton, Phó Tổng thống Joe Biden và nhiều chính khách, nhà ngoại giao, kinh tế… Mỹ khi đến Việt Nam làm việc, muốn dẫn Truyện Kiều trong bài nói chuyện, đều dùng bản dịch của học giả Huỳnh Sanh Thông.

Sau khi đoạt giải Thiên tài, ông có thêm điều kiện để giới thiệu văn chương và văn hóa Việt Nam. Ông đã dịch hơn 500 bài thơ Việt thời cổ điển và hiện đại sang tiếng Anh, phần nhiều trong số này đi vào các giáo trình giảng dạy tại Mỹ. Ông là tác giả các cuốn sách danh tiếng về thơ Việt như The Heritage of Vietnamese Poetry (Di sản thơ Việt) do Yale University Press in năm 1979, và An Anthology of Vietnamese Poems: From the Eleventh through the Twentieth Centuries (Tuyển tập thơ Việt: từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20) do Yale University Press in năm 1996.

huynh-sanh-thong
Với Huỳnh Sanh Thông, việc bỏ dấu được cho tên của Nguyễn Du và tên Truyện Kiều là một bước tiến của Việt Nam học tại Mỹ.

Ông còn tham gia biên tập, nhuận sắc và xuất bản hai bản dịch Lục súc tranh côngChinh phụ ngâm trong tiếng Anh. Ông tham gia sáng lập The Vietnam Forum, một tạp chí nghiên cứu chuyên về Việt Nam học, do Yale Council xuất bản định kỳ, ra được 16 số, với 13 số đầu tiên từ 1983 đến 1990 do chính ông làm chủ biên. Bên cạnh đó, ông cũng từng là giám đốc Yale Southeast Asian Refugee Project, chuyên về các vấn đề tị nạn và nhập cư, định cư.

Ông cùng vợ cũng đã hỗ trợ cho nhiều sinh viên Việt Nam và Đông Nam Á đến học tại Đại học Yale danh giá. Sau khi nghỉ hưu từ Yale vào năm 1990, Huỳnh Sanh Thông dành công phu vào một tuyển tập văn học Việt Nam và một nghiên cứu độc lập về nguồn gốc của ngôn ngữ và văn hóa. Cuốn The Golden Serpent: How Humans Learned to Speak and Invent Culture (Mãng xà vàng: Con người đã học cách nói và phát triển văn hóa như thế nào) xuất bản năm 1999 là một cách nhìn thú vị.

Ông qua đời ngày 17/11/2008 tại New Haven (Connecticut, Mỹ) vì trụy tim. Ông có hai con gái là Van-Thi Huynh (Huỳnh Vân Thi) sống ở New Hampshire, Thanh Huynh (Huỳnh Thanh) ở Maryland (Mỹ), và người con trai Tùng Huỳnh (Huỳnh Tùng) ở Oslo (Na Uy). Lúc ra đi, ông còn vợ, hai em gái, hai em trai và đã có bốn đứa cháu ruột.

200 năm ngày mất thi hào Nguyễn Du

Nhiều nước trên thế giới đã và đang tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày mất thi hào Nguyễn Du (1820 – 2020) bằng nhiều sự kiện dịch thuật, văn chương, sân khấu, hội thảo… Vài nước, ví dụ như Đức, xem việc dịch và chú thích lại Truyện Kiều sao cho tỏ tường, thi vị là sứ mệnh trong các chuỗi sự kiện của họ. Còn nhớ, ngày 24/5/2016 tại Hà Nội, trong chuyến thăm chính thức, Tổng thống Barack Obama đã đọc hai câu: “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi” từ bản dịch của Huỳnh Sanh Thông. Vì vậy mà, bản dịch của dịch giả thiên tài này vẫn luôn là một tham cứu quan trọng, một nền tảng thú vị trên hành trình đưa Truyện Kiều ra thế giới.

Cùng quý bạn đọc trên ấn phẩm 24h Sống Xanh số tháng 7/2020

Thông tin về 200 năm ngày sinh của thi hào Nguyễn Du bị sai, thông tin đúng là 200 năm ngày mất.

Chân thành xin lỗi quý bạn đọc!

Ban biên tập

Lý Đợi

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Chuyện người Việt đầu tiên đoạt giải Thiên tài của Mỹ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lạc lối nơi quê nhà https://24hsongxanh.vn/lac-loi-noi-que-nha/ Tue, 14 Jul 2020 10:27:47 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42004 lac-loi-noi-que-nha

“ôi những giọt sương trân châu từng hạt hiện hình cố hương” – thơ Kobayashi Issa (1793 – 1828), Nhật Chiêu dịch “… Có người bảo Huế xa, xa lắm Nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng” – trong bài Nhớ Huế quê tôi, Thanh Tịnh (1911 – 1988) Nhiếp ảnh gia MPK kể, vì […]

The post Lạc lối nơi quê nhà appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
lac-loi-noi-que-nha

“ôi những giọt sương

trân châu từng hạt

hiện hình cố hương”

– thơ Kobayashi Issa (1793 – 1828), Nhật Chiêu dịch

“… Có người bảo Huế xa, xa lắm

Nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng”

– trong bài Nhớ Huế quê tôi, Thanh Tịnh (1911 – 1988)

lac-loi-noi-que-nha
Bến đò làng Đại Bình, Quảng Nam. Nhớ nhà nhiều khi chỉ là nhớ một bến đò. Ảnh: Lý Đợi

Nhiếp ảnh gia MPK kể, vì anh rời nhà đi lang thang quá lâu, nên đến lúc cha mẹ chia đất đai cho các con thì quên mất có “Phước khùng” trên đời – tên ở nhà của anh. Đến khi mọi việc gần xong thì mới nhớ ra, thế anh em góp mỗi người một ít tiền đưa cho MPK mua một mảnh đất nhỏ, cách nhà cha mẹ mấy cây số. Suốt đời gắn bó với Đà Lạt, nhà cha mẹ – là quê hương – cũng ở ngay Đà Lạt, vậy mà cứ “xa quê hương” dài dài.

MPK nói với tôi, giọng hơi cà lăm: “Tao – tao – tao… thích cái câu ca dao của xứ Quảng nhà mi, nghe thằng nhà thơ Nguyễn Trung Bình đọc một lần, tao – tao… nhớ luôn: ‘Rằng xa, chỗ ngõ cũng xa/ Rằng gần, Vĩnh Điện, La Qua cũng gần’. Trừ ít năm đi giang hồ xa, còn gần như suốt đời tao ở Đà Lạt, thương cha mẹ, anh em quý nhau không hết, nhưng – nhưng… tao không có quê mày ạ. Gần đây tao – tao – tao… có vợ con rồi, tao tự làm cái nhà nhỏ nhỏ, có con tao mới có quê ở Đà Lạt đó”.

Tâm sự này có lẽ cũng giống như Hạ Tri Chương (659 – 744) đời xưa, trong bài Hồi hương ngẫu thư 1: “Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi/ Hương âm vô cải, mấn mao tồi/ Nhi đồng tương kiến, bất tương thức/ Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai”. (Về quê tình cờ ngồi viết: Tuổi trẻ ra đi, già mới về/ Giọng quê không đổi, tóc tai xơ xác/ Trẻ con trông thấy, không nhận ra/ Cười hỏi, khách từ phương nào đến?)

lac-loi-noi-que-nha
Hoặc nhớ một lối sống, một công việc quen thuộc. Cần Giờ lúc nước ròng, khi ngư dân nghỉ ngơi. Ảnh: Lý Đợi

Cái tâm trạng “Nhi đồng tương kiến, bất tương thức/ Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai” có lẽ không ít người xa quê đã từng gặp. Đọc các tản văn mà Việt kiều hồi hương những năm 2000 viết, cũng thấy khá rõ điều này. Họ nhớ quê da diết, cứ mong mỏi đến ngày trở về, họ mong quê mãi mãi như là trong ký ức, nhưng khi về quê thì không còn giống như vậy? Họ thường gặp những câu hỏi nhói lòng, kiểu như: Từ đâu đến đây vậy? Quen ai ở đây không? Về mặt thời gian xuôi chiều, đây là điều bình thường, bởi chỉ cần cách ngăn hai ba thế hệ, thì đã khác, nhưng về thời gian tâm lý thì khó mà chịu nổi, bởi “hạt sương cũng hiện quê hương”, bởi “quê tôi ở giữa lòng”.

Miền Trung có câu: “Chửi cha không bằng pha tiếng”, để chỉ những người đi xa về mà giọng nói bị lai, xem như mất gốc một phần. Nhưng thực ra, sống ở xứ người nhiều năm, bị/được pha tiếng là điều rất bình thường, thậm chí người đó thuộc dạng cởi mở, biết hòa nhập, ít bảo thủ. Bởi vậy tục ngữ Việt Nam mới có câu: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, mà láng giềng ở lâu chính là quê nhà, là quê hương. Với truyền thống lưu dân của người Do Thái mấy ngàn năm cũng vậy, trong Thánh Kinh (Châm ngôn 27:10) có câu: “Đừng từ bỏ bạn bè của con hoặc bạn bè của cha con; Trong ngày hoạn nạn đừng bỏ nhà để đến quê của anh chị em ruột; Vì anh em xa không bằng láng giềng gần”.

lac-loi-noi-que-nha
Một bờ sông Đà Nẵng năm 1970. Ảnh: Steve Ferendo

Sau năm 1975, nhà thơ Phạm Thư Cưu nói với mẹ con ra đầu hẻm uống cà phê với bạn, mẹ nhớ chờ con về ăn cơm tối. Vậy là người mẹ ấy chờ hết tuần này qua tháng nọ, mấy năm không có tin tức thì mời thầy về lập bàn thờ, lấy ngày đi uống cà phê ấy làm ngày đám giỗ. Sau nhiều năm xa mẹ và xa Đà Nẵng đi ngao du tứ xứ, một ngày Phạm Thư Cưu nhớ bữa cơm chiều đã hứa năm xưa, nên muốn trở về. Bạn bè Sài Gòn làm bữa nhậu tiễn biệt, có người tặng quần áo mới, có người tặng đôi giày mới. Khi xe đò về đến gần Quảng Ngãi, Phạm Thư Cưu sực nhớ mình còn quên đôi giày bạn tặng, sợ bạn hiểu lầm, thế là bắt xe ngược vào Sài Gòn, gần hai năm sau mới về lại Đà Nẵng. Bước vào nhà thì thấy hình của mình trên bàn thờ, mẹ đang lui cui cơm chiều dưới bếp. Mẹ già bước lên, không nói không rằng, thắp ba cây hương xin phép tổ tiên cho “đổ bàn thờ thằng Tuấn” – tên ở nhà của Phạm Thư Cưu. Xong mẹ nhìn con từ đầu xuống chân, thấy đôi giày mới: “Chu cha, có giày mới nữa tề, ngơm hỉ? Con ăn cơm chưa, mạ dọn cơm lên ăn”.

Vậy là, với MPK thì con cái làm nên quê nhà, còn với mẹ của Phạm Thư Cưu, con cái chính là quê nhà. Nhà ở đâu, con ở đâu, quê ở đó. Từ đó về sau, vì còn mẹ già, nên ít bỏ nhà đi lâu năm nữa, nhưng vẫn đi ngắn ngày liên tù tì. Phạm Thư Cưu vẫn là “đệ nhất giang hồ mải chơi”, được các “cao thủ mải chơi” đương thời như họa sĩ Đào Trọng Lưu (tức Lưu “mải chơi” ở Hà Nội), nhà thơ Tâm Nhiên ở Hòn Sơn (Kiên Giang) nể vì, quý mến.

lac-loi-noi-que-nha
Một gánh mì Quảng tại Hội An trước năm 1954. Ảnh: tư liệu

Trong trường thiên tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust (1871 – 1922), nhân vật người thuật chuyện đã làm một hành trình hồi tưởng xuyên không, từ nơi nghỉ Hè của gia đình ở Combray về thời thơ ấu, về gia đình, về ngôi làng, về quê cũ… Từ gặp gỡ lại những khuôn mặt thân thuộc, rồi hàng xóm sơ giao, rồi những người còn xa lạ. Trong hồi tưởng đó, mọi việc cứ dần rõ ràng và thân thuộc, mà khi đi về thật, chưa chắc đã tìm thấy, đã nhận ra. Và người ta dễ tìm lại được thời gian, được quê nhà trong hồi tưởng, còn ngoài đời thực, đôi khi nan giải lắm thay.

Về nhà (về quê, quy cố hương) tưởng là một khái niệm bền vững, một hành trình dễ dàng, nhưng thực ra khá kỳ lạ. Nó có thể gần gũi, thân thương như Đoàn Văn Cừ (1913-2004), trong bài Đường về quê mẹ: “U tôi ngày ấy mỗi mùa Xuân/ Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần/ Lại dẫn chúng tôi về nhận họ/ Bên miền quê ngoại của hai thân”. Nhưng cũng có thể bẽ bàng như bài thơ đánh số 32 trong tập Chân dung nhà văn của Xuân Sách (1932 – 2008): “Bao năm ngậm ngải tìm trầm/ Giã từ quê mẹ xa dòng Hương giang/ Bạc đầu mới biết lạc đường/ Tay không nay lại vẫn hoàn tay không/ Mộng làm giọt nước ôm sông/ Ôm sông chẳng được, tơ lòng gió bay”.

lac-loi-noi-que-nha
Hoặc nhớ một cảnh làng cũ. Lối vào làng Đường Lâm, Hà Nội, nhìn từ xa. Ảnh: Lý Đợi

Có những người sinh ra nơi đất khách, nguyên quán chỉ là quê cũ của cha mẹ, nay họ không còn nữa, cứ tưởng nguyên quán ấy chẳng liên quan trực tiếp gì đến mình. Nhưng đến một lúc nào đó muốn “về quê nghiêm túc”, người ấy chắc sẽ cảm thấy như đang trở về một nơi mà mình đã chia xa từ lâu, như thể đang cùng cha mẹ trở về quê cũ, về nhận họ nhận hàng. Sự “về quê nghiêm túc” này là kết quả của một hồi tưởng, dù không trực tiếp trải qua, nhưng vẫn thức dậy từ tiềm thức. Sự thân thuộc của quê nhà không chỉ có thời gian và không gian vật lý, mà còn được di truyền qua huyết thống, qua tiềm thức, qua vô thức nhiều đời. Bởi vậy mà Tản Đà (1889 – 1939) kết bài Thăm mả cũ bên đường bằng mấy câu: “Ấy thực quê hương con người ta/ Dặn bảo trên đường những khách qua/ Có tiếng khóc oe thời có thế/ Trăm năm ai lại biết ai mà!”.

10 cuốn sách hay với chủ đề trở về nhà

Đây tuyển chọn của nhà văn Derek Palacio (sinh 1982, Illinois, Hoa Kỳ), tác giả The Mortifications, một số đã được dịch sang tiếng Việt: The Insufferable Gaucho (của Roberto Bolaño), Gilead (Marilynne Robinson), Ways of Going Home (Alejandro Zambra), Song of Solomon (Toni Morrison), Sweet Promised Land (Robert Laxalt), Ciao, Suerte (Annie McGreevy), The Mambo Kings Play Songs of Love (Oscar Hijuelos), Pedro Páramo (Juan Rulfo), The Revolutionaries Try Again (Mauro Javier Cardenas), The Milan Miracle: The Town that Hoosiers Left Behind (Bill Riley).

Hiền Hòa

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Lạc lối nơi quê nhà appeared first on 24h Sống xanh.

]]>