Quần áo cũ có thể được tái chế thành… gạch

Nghe thì khó tin, nhưng một công ty ở Pháp đã tìm ra cách biến hàng dệt may đã qua sử dụng thành những viên gạch có đặc tính cách nhiệt và cách âm.

Tại Pháp, ước tính lượng chất thải dệt may ước tính lên đến khoảng 4 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, chưa đến 1/3 trong số này được thu gom để tái sử dụng hoặc tái chế.

Loại gạch mới có khả năng chống cháy và cách âm

Có thể sử dụng như những viên gạch thông thường

Từ những lần chứng kiến bãi rác thải hàng dệt may quá tải, cô Clarisse Merlet tự hỏi tại sao mình không tận dụng chính nguồn tài nguyên này cho ngành xây dựng? Và thế là công ty FabBRICK ra đời với mục tiêu sản xuất những viên gạch trang trí và cách nhiệt từ quần áo cũ. 

Công ty đã gọi vốn cộng đồng được khoảng 11.000 đô la để đầu tư cho loại máy đóng gạch nhằm công nghiệp hóa quy trình sản xuất.

Mỗi viên gạch sử dụng lượng vải vụn may đủ khoảng 2, 3 chiếc thun mà Merlet mua từ một nhà cung cấp ở Normandy. Ngoài cotton, polyester, elastane, PVC, có thể được sử dụng trong quá trình kết hợp với một loại keo thân thiện với môi trường do Merlet tự phát triển.

Những mảnh vụn này trước tiên được trộn và sau đó ép thành khuôn gạch và không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người. Khuôn sử dụng lực nén cơ học để tạo thành các viên gạch. Những viên gạch ướt sau đó được lấy ra khỏi khuôn và để khô trong hai tuần trước khi có thể sử dụng như những viên gạch thông thường.

Loại gạch từ vải vụn có thể dùng để sản xuất đồ nội thất và hàng trang trí

Sắp có gạch làm từ rác thải khẩu trang y tế

Merlet nói rằng với sở trường của một kiến ​​trúc sư, cô tìm kiếm những cách xây dựng khác biệt. Vì vậy, cô tạo ra nguyên mẫu bằng các loại keo sinh thái khác nhau và thử các cách để đưa vải vào khuôn nén. Cuối cùng, sau một thời gian nghiên cứu, cô đã cho ra lò loại gạch có khả năng chống cháy và có tính năng chống ẩm mốc.

Loại gạch mới được bán ra thị trường với bốn kích cỡ khác nhau. Do có khả năng cách nhiệt và cách âm tuyệt vời, chúng có thể dùng làm vách ngăn phòng, tường trang trí trong các cửa hàng bán lẻ và cũng có thể được sử dụng để làm những món đồ nội thất thông dụng như đèn, bàn  ghế với kiểu dáng lạ mắt. 

Hiện tại, nhà sản xuất cho ra lò hơn 40.000 viên gạch tương ứng với 12 tấn hàng dệt tái chế. Điểm khác biệt là FabBRICK có thể cá nhân hóa màu gạch và tường nhà bạn với loại quần áo mà bạn đem đến để tái chế. 

FabBRICK hiện hợp tác với trung tâm mua sắm Galeries Lafayette ở Paris, Pháp, cho một loạt sản phẩm thủ công và với Công ty xây dựng Vinci để chuyển đổi đồng phục công sở đã qua sử dụng thành ghế và đèn.

Đi xa hơn, Merlet đang tìm cách sản xuất gạch làm từ rác thải khẩu trang y tế để nhằm giúp giải quyết chất thải liên quan đến đại dịch Covid-19. Ý tưởng của cô là loại gạch này dành để lắp ráp thành một số món đồ nội thất dành cho những người yêu thích đồ tái chế và quan tâm đến lối sống bền vững.

Thiệu Kiệt

(theo GreenQueen)

rác thảitái chếkhẩu trangbền vữnggạch