5G – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Mon, 13 Jul 2020 03:10:42 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png 5G – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 7 lĩnh vực sẽ được hưởng lợi từ 5G https://24hsongxanh.vn/7-linh-vuc-se-duoc-huong-loi-tu-5g/ Mon, 13 Jul 2020 03:10:42 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=41883 7-linh-vuc-se-duoc-huong-loi-tu-5G

Với khả năng kết nối và truyền dữ liệu tốc độ cao, 5G sẽ là công nghệ không thể thiếu cho smart city, xe tự lái và AR/VR. Thành phố thông minh 5G sẽ thúc đẩy phát triển thành phố thông minh lên tầm cao mới, thậm chí hiện thực hoá những điều trước đây […]

The post 7 lĩnh vực sẽ được hưởng lợi từ 5G appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
7-linh-vuc-se-duoc-huong-loi-tu-5G

Với khả năng kết nối và truyền dữ liệu tốc độ cao, 5G sẽ là công nghệ không thể thiếu cho smart city, xe tự lái và AR/VR.

Thành phố thông minh

5G sẽ thúc đẩy phát triển thành phố thông minh lên tầm cao mới, thậm chí hiện thực hoá những điều trước đây chỉ có trong phim viễn tưởng. Mạng di động tốc độ cao sẽ kết nối các tiện ích từ lớn đến nhỏ lại với nhau. Chẳng hạn, trợ lý ảo hỗ trợ người dùng điều khiển mọi thiết bị trong nhà, xe bus xác định nơi có hoặc không có khách để phân bổ thời gian dừng hợp lý, hệ thống giao thông tự động kết nối với xe hơi để cảnh báo nơi tắc đường hoặc tai nạn từ xa… Với 5G, các thiết bị điều khiển từ xa sẽ không tiêu tốn nhiều tài nguyên bộ nhớ để lưu trữ thông tin nữa mà sẽ đẩy thẳng trực tiếp lên đám mây, gửi về trung tâm với tốc độ rất nhanh.

7-linh-vuc-se-duoc-huong-loi-tu-5G

Bên cạnh đó, với sự phát triển của Internet vạn vật (IoT), 5G được kỳ vọng sẽ kết nối mọi thứ, giúp chúng xử lý và truyền tải dữ liệu nhanh chóng, chính xác và ổn định hơn so với 4G. Theo Phonearena, 4G có thể xử lý khoảng 2.000 thiết bị kết nối trong mỗi một km vuông, nhưng 5G có thể đảm nhận tới một triệu thiết bị trong diện tích tương tự.

Xe tự lái

Loại thiết bị này đang được phát triển nhưng khả năng ứng dụng còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có Internet. Khi di chuyển ở tốc độ cao, hệ thống trong xe tự lái phải liên tục đưa ra quyết định nhanh chóng thông qua giao tiếp và đồng bộ hóa với các dữ liệu giao thông khác trong thành phố qua “đám mây”. Điều này đòi hỏi kết nối mạng với tốc độ phản hồi rất nhanh và độ trễ thấp. Hiện chỉ 5G mới làm được điều này.

7-linh-vuc-se-duoc-huong-loi-tu-5G

Hiện tại, các “ông lớn” trong ngành công nghệ và ôtô như Tesla, Google, Uber và Apple đã bắt đầu tích hợp các hệ thống tương thích 5G bên trong sản phẩm của họ. Tuy vậy, việc triển khai 5G tại các quốc gia vẫn chưa thực sự mạnh mẽ.

Thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR)

Đây là những công nghệ đã xuất hiện từ nhiều năm qua nhưng chưa được ứng dụng nhiều do hàng loạt thách thức. Bên cạnh giá thành, thiết bị AR/VR buộc phải có băng thông lớn để truyền tải nội dung độ phân giải cao. Tuy vậy, mạng Internet còn chậm khiến độ nét và độ trễ của hình ảnh không như mong muốn.

7-linh-vuc-se-duoc-huong-loi-tu-5G

Với 5G, các thiết bị AR/VR sẽ cho hình ảnh độ nét cao, độ trễ thấp và kết nối hoàn toàn không cần dây dẫn. Đặc biệt, việc giảm độ trễ giúp trải nghiệm nội dung AR/VR thoải mái hơn, không gặp hiện tượng “choáng váng” sau một thời gian sử dụng. Ngoài game, 5G hứa hẹn sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh dễ dàng nhờ các ứng dụng xem trước sản phẩm, cũng như người dùng yêu du lịch có thể ngắm các thắng cảnh từ xa 360 độ như ngoài đời thực.

 

Dịch vụ truyền hình độ nét cao

Các dịch vụ truyền hình, video trực tuyến đã phát triển mạnh những năm gần đây. Tuy nhiên, việc trải nghiệm các nội dung độ phân giải cao (2K, 4K, 8K) vẫn phải phụ thuộc vào mạng LAN hoặc Wi-Fi và bị giới hạn trên thiết bị di động.

7-linh-vuc-se-duoc-huong-loi-tu-5G

5G sẽ khắc phục được vấn đề này. Với băng thông rộng và tốc độ kết nối, việc tải hoặc xem trực tuyến các nội dung 4K, thậm chí 8K trên thiết bị di động được dự đoán sẽ trở nên phổ biến trong vài năm tới.

Chơi game trên thiết bị di động

Mạng 4G hiện nay đã đủ để chơi game di động với độ trễ trung bình khoảng 70ms. Thế nhưng, con số này vẫn là “vấn đề lớn” với game thủ, nhất là với những trò chơi đòi hỏi độ trễ thấp như game bắn súng hoặc đua xe. Trong khi đó với 5G, độ trễ chỉ 1ms có thể cho trải nghiệm game online gần như hoàn toàn liền mạch.

7-linh-vuc-se-duoc-huong-loi-tu-5G

Tải xuống nhanh hơn

5G cung cấp tốc độ tải xuống nhanh hơn 20% so với 4G. Ở một số quốc gia đã triển khai 5G, mạng di động này thậm chí cho tốc độ tải xuống nhanh hơn Wi-Fi. Với nhu cầu tải dữ liệu dung lượng lớn ngày càng tăng, rõ ràng tốc độ tải xuống và tải lên rất cần thiết với người dùng.

7-linh-vuc-se-duoc-huong-loi-tu-5G

Chăm sóc sức khỏe

5G được dự đoán sẽ có nhiều tác động đến chăm sóc sức khỏe và y học. Bên cạnh kết nối và truyền tải dữ liệu tốc độ cao bên trong bệnh viện, 5G còn hỗ trợ robot phẫu thuật từ xa, hoặc chẩn đoán chính xác bệnh.

7-linh-vuc-se-duoc-huong-loi-tu-5G

Bảo Lâm

Theo VnExpress/ Phonearena

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/7-linh-vuc-se-duoc-huong-loi-tu-5g-4128965.html

The post 7 lĩnh vực sẽ được hưởng lợi từ 5G appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
10 dự án 5G mang đến tầm nhìn cho tương lai https://24hsongxanh.vn/10-du-5g-mang-den-tam-nhin-cho-tuong-lai/ Tue, 10 Mar 2020 02:57:55 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=31898

5G sẽ kích hoạt hoàn toàn các ứng dụng Internet vạn vật (IoT), thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và vui chơi. Những dự án này sẽ giới thiệu những gì chúng ta có thể mong đợi trong tương lai. 1. Các Robot trong công nghiệp sẽ được cởi trói Robot đã được sử […]

The post 10 dự án 5G mang đến tầm nhìn cho tương lai appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

5G sẽ kích hoạt hoàn toàn các ứng dụng Internet vạn vật (IoT), thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và vui chơi. Những dự án này sẽ giới thiệu những gì chúng ta có thể mong đợi trong tương lai.

1. Các Robot trong công nghiệp sẽ được cởi trói

Robot đã được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, với tốc độ xử lý cao và độ trễ thấp của 5G sẽ “cởi trói” cho chúng, nghĩa là chúng sẽ được tự do về mặt vật lý.

Robot trong công nghiệp.

Ericsson  hiện đang hợp tác với nhà sản xuất robot Comau để phát triển robot tự động hoàn toàn để sử dụng trong môi trường công nghiệp. Những robot này sẽ di chuyển để đáp ứng với đầu vào từ các cảm biến thay vì điều khiển trực tiếp của con người.

Cuối cùng, chúng sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), sự đa năng và đủ thông minh để thích nghi, giao tiếp và tương tác với nhau. Chúng cũng sẽ có thể “cá nhân hóa” các sản phẩm, dẫn đến dây chuyền sản xuất linh hoạt hơn. Các robot sẽ làm việc từ hình ảnh 3D của một sản phẩm tùy chỉnh, cho phép chúng tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách phát hiện các vấn đề về chất lượng và liên tục cải tiến sản phẩm.

2. Các Robot được sử dụng trong trang trại

Các robot không dây sẽ có thể đi lang thang qua các cánh đồng xác định, thông qua tương tác với các cảm biến để biết được loại cây trồng nào cần nhiều phân bón hoặc nước hơn hoặc loại cây trồng nào đang bị bệnh. 

Robot trong nông trại.

Chúng cũng có thể sàng lọc các hình ảnh của trái cây hoặc rau quả bằng phần mềm xử lý hình ảnh để xác định xem sản phẩm nào có thể bán được ra thị trường hay sản phẩm nào bị hỏng. Một công ty có tên  FFRobotics  đã phát triển một “máy hái trái cây tươi” mà cho phép thực hiện chính xác việc này. Công ty cho biết, những robot này hái trái cây nhanh hơn 10 lần so với việc hái trái cây của con người.

3. Các Robot được sử dụng trong phẫu thuật 

Robot không dây sẽ giúp nhân viên y tế nâng đỡ bệnh nhân hoặc di chuyển giường và các thiết bị khác xung quanh bệnh viện nhưng điều đáng quan tâm hơn là chúng có thể hỗ trợ trong phẫu thuật. Các bác sĩ phẫu thuật ở trong bệnh viện sẽ có thể tiến hành phẫu thuật từ xa.

Robot trong phẫu thuật.

Công ty viễn thông  Ericsson  hiện đang hợp tác với Trường Đại học King ở London để phát triển găng tay xúc giác cho phép các bác sĩ phẫu thuật thực hiện điều này. Những găng tay này sẽ được kết nối với một robot trung gian tiếp xúc với bệnh nhân.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ xem hoạt động thông qua tai nghe thực tế ảo (VR), cũng như cảm thấy áp lực truyền từ robot đến găng tay bằng sự rung động của các cơ vận động. Công nghệ này dựa trên các hệ thống điện toán biên (tức là tính toán được xử lý và lưu trữ cục bộ) trong thiết bị phẫu thuật và robot ở hai đầu của luồng 5G.

4. Phẫu thuật bệnh nhân ảo (phẫu thuật từ xa) 

Thực tế ảo (VR) là một trong số những công nghệ được bổ sung vào trong lĩnh vực y học theo những cách thú vị. Đầu năm nay, chuyên gia phần mềm thực tế ảo,  EchoPixel đã ra mắt trình xem 3D để sử dụng trong chẩn đoán và lập kế hoạch phẫu thuật. Phần mềm này chuyển đổi dữ liệu hình ảnh y tế 2D như chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp (CT) thành hình ảnh VR được hiện lên trên màn hình máy tính để bàn thông thường.

Phẫu thuật bệnh nhân ảo.

Các bác sĩ sẽ có thể thao tác và mổ xẻ các bộ phận cơ thể từ bên trong hình ảnh. Theo thời gian, công nghệ dựa trên xúc giác (haptic) có thể được sử dụng để tạo ra các bản sao khác nhau của da, xương và gân từ đó giúp cho các bác sĩ phẫu thuật trong công việc của mình.

5. Thực tế ảo và chăm sóc giảm nhẹ

Độ trễ thấp được cung cấp bởi mạng 5G sẽ cung cấp một tiềm năng lớn hơn nhiều cho các ứng dụng nhân tạo và thực tế ảo so với các thế hệ mạng di động trước đây.

Ứng dụng thực tế ảo.

Nhà mạng  AT&T của Hoa Kỳ và Công ty chăm sóc sức khỏe Vitas đang hợp tác để kết hợp trên một sản phẩm VR nhằm mục đích giảm lo lắng và đau đớn cho người bệnh mãn tính. Bệnh nhân sẽ đeo tai nghe và tương tác với những quang cảnh nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần của họ, những hình ảnh mà người bệnh có thể xem như đi bộ qua thị trấn quê nhà của họ hoặc đến thăm những cảnh đẹp nổi tiếng trên thế giới.

6. Áp dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán bệnh

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã được sử dụng để chẩn đoán bệnh. Chẳng hạn, năm 2017 các nhà khoa học máy tính Stanford đã sử dụng một  công cụ thị giác máy tính  để chẩn đoán thành công các trường hợp ung thư da sớm. Các máy tính được cung cấp với hàng ngàn hình ảnh cũng như các hàm toán học và thuật toán cho phép chúng trích xuất các mẫu có ý nghĩa.

5G sẽ phát triển và chiếm lĩnh công nghệ này, vì nó cho phép học hỏi và tính toán nhanh chóng theo thời gian thực khi đánh giá các triệu chứng của bệnh nhân. Tại Anh với “Chiến lược công nghiệp” của chính phủ đã mở ra 5 Trung tâm nghiên cứu AI mới tại Leeds, Oxford, Coventry, Glasgow và London để tập trung vào phân tích hình ảnh.

7. Xe tự lái 

Ô tô tự lái là một dạng robot khác và hiện tại có hơn 40 nhà sản xuất đang nghiên cứu về xe tự lái.

Google đã tạo ra một sản phẩm xe tự lái với một camera quay 360 độ được lắp trên nóc xe, camera này chứa một chùm 64 tia laser với phạm vi quét 200m, chúng sẽ nhận ra hình ảnh của các mối nguy hiểm và những chiếc xe khác. Một camera trên kính chắn gió giúp nó nhìn thấy các chướng ngại vật ở gần như người đi bộ. Radar trên cản trước và sau giúp nó có thể nhìn thấy ô tô ở phía trước và phía sau và nó sẽ duy trì khoảng cách từ 2 đến 4 giây vào mọi thời điểm. Một ăng-ten ở phía sau nhận thông tin về vị trí của xe từ các vệ tinh GPS.

Xe tự lái tương lai.

Công nghệ bản đồ phân tích các dịch vụ đường bộ, điểm đánh dấu, biển báo và nhiều thứ hơn nữa, được ghi lại bằng một chiếc xe bình thường và đưa vào phần mềm của xe tự lái. Nó cũng nhận ra các tín hiệu và cử chỉ, chẳng hạn như những tín hiệu được sử dụng bởi người đi xe đạp chẳng hạn. Nó sẽ phân tích những tín hiệu này và điều khiển tốc độ cho phù hợp.

8. Thiết bị bay không người lái (drone)

Drone đã có mặt ở khắp nơi, nhưng chúng sẽ có những tác dụng riêng khi được tích hợp công nghệ 5G. Mặc dù các quy định về an toàn hàng không vẫn đang được thống nhất, các loại drone tự động tinh vi, được thiết kế cho mục đích sử dụng trong công nghiệp, chính phủ và doanh nghiệp, đã được sản xuất bởi các nhà sản xuất như  Percepto.

Thiết bị bay không người lái.

Các giải pháp này có thể được lập trình để tiến hành phẫu thuật từ xa, nông nghiệp chính xác, hoạt động quốc phòng, khắc phục thảm họa (sau các vụ cháy rừng hoặc thiên tai khác) và kiểm tra các cơ sở hạ tầng khó tiếp cận như giàn khoan dầu, hệ thống điện hoặc tòa nhà vô chủ. Chúng có thể được thuê “như một dịch vụ” bởi các lĩnh vực khác nhau.

9. Kính thực tế ảo tăng cường thông minh 

Kính thực tế ảo tăng cường (AR) thông minh sẽ phủ lên thế giới thực với những thông tin hữu ích. Các nhà phát triển trong lĩnh vực này lập luận rằng chúng biến toàn bộ thế giới thành một máy tính để bàn.

Kính thực tế ảo tăng cường (AR) sẽ phổ biến.

Có nhiều ví dụ thú vị về loại kính này, đặc biệt là những loại được sử dụng trong môi trường công nghiệp.  ODG R-7 là những chiếc kính thông minh AR được trang bị màn hình lập thể 720 pixel, chúng được kết nối và đi kèm với một loạt các cảm biến. Điều này giúp các chuyên gia không có mặt tại công trường có thể thấy những gì một người tại đó đang nhìn thấy và AI có thể được sử dụng để truy xuất các hướng dẫn từng bước trong cách khắc phục lỗi.

Chẳng hạn như, các học viên cơ khí hoặc một người nào đó có thể tiếp xúc với một kỹ sư từ xa để xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình khai thác và vận hành. Những người khai thác mỏ hoặc những người làm việc trong môi trường nguy hiểm có thể được cảnh báo về các mối nguy hiểm tiềm ẩn nhờ các cảm biến giao tiếp với kính của họ. Trong một hoàn cảnh công việc cụ thể, những chiếc kính này sẽ cung cấp nhận dạng khuôn mặt hữu ích và làm hướng dẫn du lịch.

10. Các dịch vụ 5G dưới lòng đất

Bộ Văn hóa Truyền thông và Thể thao Hàn Quốc hiện đang hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau của Hàn Quốc trong dự án có tên 5G RailNext để phát triển các dịch vụ thông tin giải trí 5G cho giao thông công cộng.

Dịch vụ 5G.

Dự án ban đầu sẽ thử nghiệm triển khai trực tiếp các dịch vụ di động thông tin giải trí bằng cách sử dụng nội dung AR và thực tế hỗn hợp. Việc thử nghiệm trước khi đưa vào thực tế (thử nghiệm beta) sẽ diễn ra trong môi trường tàu điện ngầm ở Seoul và cung cấp thông tin du lịch, phát video và chơi game thông qua các thiết bị đeo như tai nghe.

Phan Văn Hòa

Theo vietnamnet.vn/ 5gradar

 

Link nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/10-du-an-5g-mang-den-tam-nhin-cho-tuong-lai-622116.html

The post 10 dự án 5G mang đến tầm nhìn cho tương lai appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
5 công nghệ vô tuyến lớn nhất phát triển trong thập kỷ qua https://24hsongxanh.vn/5-cong-nghe-vo-tuyen-lon-nhat-phat-trien-trong-thap-ky-qua/ Tue, 07 Jan 2020 02:41:36 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=26533 5 công nghệ vô tuyến lớn nhất phát triển trong thập kỷ qua

Đây là 5 công nghệ quan trọng nhất trong thập kỷ qua đã làm thay đổi cách thức hoạt động của mạng vô tuyến.   Đầu năm 2010, công nghệ dành cho thế hệ thông tin di động thứ 4 (4G) được gọi là Tiến hóa dài hạn (LTE – Long Term Evolution) đã bắt đầu. Lúc […]

The post 5 công nghệ vô tuyến lớn nhất phát triển trong thập kỷ qua appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
5 công nghệ vô tuyến lớn nhất phát triển trong thập kỷ qua

Đây là 5 công nghệ quan trọng nhất trong thập kỷ qua đã làm thay đổi cách thức hoạt động của mạng vô tuyến.

 

Đầu năm 2010, công nghệ dành cho thế hệ thông tin di động thứ 4 (4G) được gọi là Tiến hóa dài hạn (LTE – Long Term Evolution) đã bắt đầu. Lúc đó, nghẽn mạng đã trở thành một vấn đề lớn và mạng được tối ưu tự động (SDN – Software-defined networking) chưa được sử dụng như một giải pháp hiệu quả.

Nhìn lại 10 năm, LTE đã lùi vào dĩ vãng, khi các nhà mạng chuyển sang quan tâm tới việc triển khai 5G. Dùng wifi để tiết kiệm kết nối dữ liệu di động đã chỉ còn trong quá khứ, thuật ngữ lạc hậu về giao tiếp giữa thiết bị với nhau (M2M) cũng đã được thay thế bằng IoT, và SDN đang trở thành một chìa khóa quan trọng cho 5G trong tương lai.

Và sau đây là 5 công nghệ quan trọng nhất trong thập kỷ qua đã làm thay đổi cách thức hoạt động của mạng vô tuyến.

1. LTE chấm dứt cuộc chiến giữa CDMA và GSM

Verizon một trong những nhà khai thác mạng di động lớn nhất của Hoa Kỳ đã triển khai mạng LTE trên toàn quốc vào năm 2010 và điều đó thực sự đã đưa Hoa Kỳ trở thành công ty dẫn đầu về công nghệ mạng vô tuyến. Trước đó, Hoa Kỳ luôn là người đi sau về công nghệ. Châu Âu đi đầu về công nghệ GSM và châu Á mở đường cho công nghệ CDMA.

5 công nghệ vô tuyến lớn nhất phát triển trong thập kỷ qua
5 công nghệ vô tuyến lớn nhất phát triển trong thập kỷ qua.

Sự ra mắt LTE của Verizon cũng đã đưa nhà khai thác ra khỏi con đường phát triển mạng CDMA và gây áp lực lên đối thủ AT&T (một nhà khai thác GSM vào thời điểm đó) để đẩy mạnh trò chơi công nghệ mạng của mình và chuyển sang LTE.

2. Giảm tải Wi-Fi đã giúp các nhà khai thác quản lý vụ nổ trong lưu lượng dữ liệu

Sự tắc nghẽn mạng là một vấn đề lớn trong thập kỷ qua và sẽ tiếp tục trong thập kỹ tới vì người dùng dường như có nhu cầu rất lớn để xem video. Theo Báo cáo di động tháng 11/2019 của Ericsson, lưu lượng video trên mạng di động chiếm 60% tổng lưu lượng dữ liệu di động và dự kiến sẽ tăng lên 75% tổng lưu lượng dữ liệu vào năm 2025.

Các nhà khai thác phải nghiên cứu các kỹ thuật quản lý dữ liệu khác nhau để họ có thể xử lý nhu cầu dữ liệu của người dùng. Một trong những kỹ thuật đó là giảm tải lưu lượng truy cập vào mạng Wi-Fi để có thêm dung lượng. AT&T thậm chí đã mua một công ty Wi-Fi có tên Wayport vào năm 2008 như một cách để kết hợp các điểm nóng của nó vào vùng phủ sóng của AT&T. Hiện nay, công ty Wi-Fi Boingo cho biết họ có thỏa thuận giảm tải với một số nhà khai thác lớn của Mỹ.

3. IoT trở thành một phần quan trọng trong mô hình kinh doanh của các nhà khai thác

Mặc dù thuật ngữ “Internet vạn vật” thực sự được đặt ra vào năm 1999, nhưng nó thực sự đã đạt được sức hút trong thập kỷ qua như là một thuật ngữ cập nhật hơn cho những gì ngành công nghiệp thường gọi là truyền thông máy-máy (M2M – Machine to Machine). Trong thập kỷ qua, các nhà khai thác bắt đầu có cái nhìn nghiêm túc về IoT như một doanh nghiệp khả thi với tiềm năng lâu dài.

Ban đầu, các nhà khai thác đã sử dụng mạng 2G và 3G kế thừa của họ cho lưu lượng IoT của họ, nhưng vào năm 2017 AT&T và Verizon đã triển khai mạng LTE-M để xử lý một phần lớn lưu lượng IoT của họ.

Sau đó vào năm 2019, T-Mobile đã ra mắt mạng IoT băng thông hẹp (NB-IoT – Narrowband IoT) đầu tiên trên toàn quốc, có thể hoạt động cùng với mạng LTE hiện tại của nhà khai thác và không can thiệp vào lưu lượng khác. NB-IoT cung cấp tốc độ tải xuống chậm hơn LTE-M (trong khoảng từ 100 đến 250 Kbps) nhưng nó cũng cung cấp thời lượng pin 10 năm cho các thiết bị NB-IoT. Verizon và AT&T đã theo dõi một thời gian ngắn sau đó ra mắt mạng NB-IoT của riêng họ. Sprint cho đến nay mới chỉ ra mắt mạng LTE-M.

Theo báo cáo Di động tháng 11/2019 của Ericsson, có khoảng 1,3 tỷ kết nối IoT di động trên toàn cầu trong năm nay nhưng con số này dự kiến sẽ tăng lên 5 tỷ vào năm 2025.

4. Các tế bào nhỏ (small cell) cải thiện vùng phủ sóng và bổ dung dung lượng cho mạng

Các small cell bắt đầu phát triển vào đầu thập kỷ này như một cách để các nhà khai thác mạng cải thiện phạm vi phủ sóng và tăng thêm dung lượng cho các vùng cần thiết. Các small cell không phải là sự thay thế cho mạng macro, mà thay vào đó là một công nghệ bổ sung có thể được triển khai trong nhà hoặc ngoài trời tùy thuộc vào trường hợp sử dụng. Các small cell có thể được triển khai trong băng tần được cấp phép và không được cấp phép và chúng có các kích cỡ, hình dạng và mức công suất khác nhau.

Vào tháng 10/2014, Ủy ban Truyền thông liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã phê duyệt các quy định về thiết kế để đẩy nhanh việc triển khai các small cell. Các quy định này tạo thuận lợi hơn cho việc đặt thiết bị vào không chỉ các tòa nhà và tháp di động mà còn cả các cột tiện ích.

Năm 2018, Diễn đàn small cell dự báo có khoảng 400.000 small cell sẽ được triển khai ở Bắc Mỹ vào năm đó và tổ chức ước tính đến năm 2020 các doanh nghiệp sẽ triển khai tổng cộng 552.000 small cell ở Bắc Mỹ.

5. Tổng hợp sóng mang cho phép các nhà khai thác kết hợp phổ tần

Tổng hợp sóng mang là một khái niệm phức tạp, nhưng lợi ích là dễ hiểu. Về cơ bản, đây là một kỹ thuật trong đó một nhà khai thác kết hợp nhiều khối tần số của phổ tần (được gọi là sóng mang thành phần) và gán chúng cho cùng một người dùng như một cách để tăng tốc độ dữ liệu.

Tổng hợp sóng mang là một tính năng chính của LTE-Advanced và các nhà khai thác bắt đầu triển khai nó vào năm 2014 và 2015 như một cách để cung cấp thêm băng thông cho người dùng. Tập hợp sóng mang được coi là một cách tốt để quản lý tài nguyên phổ tần và cũng tăng dung lượng mạng, cung cấp tốc độ dữ liệu cao hơn và cải thiện cân bằng tải trên mạng vô tuyến.

Cho đến nay kỹ thuật tổng hợp sóng mang chưa được triển khai trên mạng 5G. Tuy nhiên, đó là một trong nhiều kỹ thuật thông minh mà ngành công nghiệp viễn thông đang sử dụng để tăng thêm công suất từ phổ tần hiện có. Chia sẻ phổ tần động (DSS) là một khái niệm thú vị khác. DSS là một phần của Phiên bản 3GPP 15 và nó cho phép các nhà khai thác phân bổ linh hoạt một số phổ 4G hiện có của họ cho 5G và sử dụng các giao diện vô tuyến hiện có (miễn là có khả năng tương thích với chuẩn vô tuyến mới của 5G (5G New Radio) để cung cấp dịch vụ 5G.

DSS là quá sớm để có mặt trong danh sách này, nó dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2020 nhưng cho đến nay các nhà khai thác mới chỉ tiến hành thử nghiệm công nghệ.

Phan Văn Hòa 

Theo vietnamnet.vn/ Fiercewireless

 

Link nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/vien-thong/5-cong-nghe-vo-tuyen-lon-nhat-phat-trien-trong-thap-ky-qua-606145.html

The post 5 công nghệ vô tuyến lớn nhất phát triển trong thập kỷ qua appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TP.HCM sắp cho thử nghiệm mạng 5G https://24hsongxanh.vn/tp-hcm-sap-cho-thu-nghiem-mang-5g/ Fri, 20 Sep 2019 07:39:15 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=14493 Nhà mạng Viettel đã hoàn thành tích hợp hạ tầng mạng lưới và phát sóng thử nghiệm trạm 5G đầu tiên tại TP.HCM. Ảnh: TL

Vào ngày 21/9/2019, TP.HCM sẽ tổ chức lễ công bố triển khai thử nghiệm các dịch vụ công nghệ viễn thông thế hệ thứ 5 (5G). Thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM đã giao các sở, ban, ngành sớm lập danh mục các dự án triển khai đề án đô […]

The post TP.HCM sắp cho thử nghiệm mạng 5G appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nhà mạng Viettel đã hoàn thành tích hợp hạ tầng mạng lưới và phát sóng thử nghiệm trạm 5G đầu tiên tại TP.HCM. Ảnh: TL

Vào ngày 21/9/2019, TP.HCM sẽ tổ chức lễ công bố triển khai thử nghiệm các dịch vụ công nghệ viễn thông thế hệ thứ 5 (5G).

Nhà mạng Viettel đã hoàn thành tích hợp hạ tầng mạng lưới và phát sóng thử nghiệm trạm 5G đầu tiên tại TP.HCM. Ảnh: TL
Nhà mạng Viettel đã hoàn thành tích hợp hạ tầng mạng lưới và phát sóng thử nghiệm trạm 5G đầu tiên tại TP.HCM. Ảnh: TL

Thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM đã giao các sở, ban, ngành sớm lập danh mục các dự án triển khai đề án đô thị thông minh, báo cáo UBND TP trình HĐND TP trong tháng 10/2019. Trong khi đó, UBND các quận/ huyện được giao lập danh mục các dự án triển khai đề án đô thị thông minh để bố trí vốn, đấu thầu triển khai các dự án.

Từ mô hình thí điểm tại quận 1 và quận 12, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ xây dựng khung kiến trúc chung đô thị thông minh cho các quận huyện, trình UBND TP.HCM trong tháng 9/2019.

Cơ quan này cũng được giao triển khai công tác chuẩn bị thủ tục đầu tư các dự án thuộc Trung tâm điều hành đô thị thông minh gồm: báo cáo tiền khả thi dự án xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; dự án xây dựng Trung tâm tiếp nhận và xử lý thông tin khẩn cấp, cứu hộ cứu nạn thông qua một đầu số viễn thông duy nhất giai đoạn 2019 – 2025.

Song song đó là báo cáo đề xuất chủ trương dự án xây dựng Hệ thống giám sát hình ảnh camera tập trung của TP.HCM giai đoạn 2019 – 2021. Đồng thời, phối hợp với chi nhánh Viettel TP.HCM chuẩn bị công tác tổ chức lễ công bố triển khai thử nghiệm các dịch vụ công nghệ viễn thông thế hệ thứ 5 (5G) vào ngày 21/9/2019.

Văn phòng UBND TP.HCM sẽ tham mưu Thường trực UBND TP đề án xây dựng Hệ thống giám sát hình ảnh camera tập trung của TP.HCM giai đoạn 2019 – 2025. Ngoài ra, UBND TP cũng sẽ đề xuất Bộ Công an phương án triển khai việc nâng cấp liên thông tổng đài 113-114-115 trên địa bàn thành phố.

Trước đó, tại hội nghị sơ kết, đánh giá 18 tháng triển khai đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh diễn ra tháng 6, UBND quận 1 cho biết, trong 1 năm thí điểm, địa phương này đã triển khai Trung tâm Điều hành đô thị thông minh đặt tại trụ sở UBND quận 1. Trong đó, quận 1 đã tích hợp hệ thống camera tại địa bàn dân cư và trụ sở công an 10 phường trên địa bàn quận với trên 750 mắt camera; đầu tư lắp đặt các camera quan sát tầm nhìn xa tại các vị trí trọng điểm phục vụ an ninh trật tự trên địa bàn quận.

Trong hơn 1 năm triển khai thí điểm, hệ thống đã hỗ trợ, phục vụ tốt cho đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành xử lý các tình huống phát sinh vào các ngày lễ, tết…; phòng chống các tình huống bạo động, biểu tình, các hành vi gây rối trật tự công cộng.

Còn UBND Quận 12 đã triển khai xây dựng Trung tâm chỉ huy hình ảnh và an ninh đặt tại trụ sở công an quận, trong đó đã tích hợp hơn 600 camera hiện hữu tại các khu dân cư. Đồng thời, quận cũng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của đơn vị…

Phan Diệu

Theo nguoidothi.net.vn

 

The post TP.HCM sắp cho thử nghiệm mạng 5G appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Có hơn 64 tỉ thiết bị IoT trên toàn cầu năm 2025 https://24hsongxanh.vn/co-hon-64-ti-thiet-bi-iot-tren-toan-cau-nam-2025/ Fri, 29 Mar 2019 02:38:31 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=4361 Thế giới sẽ có hơn 64 tỉ thiết bị IoT trong 6 năm nữa. Ảnh chụp màn hình

Đây là dự báo trích từ khảo sát hằng năm về Internet vạn vật, do tạp chí Business Insider thực hiện dựa trên thông tin phỏng vấn từ 35 công ty, tập đoàn lớn về công nghệ. Theo đó, số lượng thiết bị áp dụng Internet vạn vật (IoT) sẽ vượt mức 64 tỉ vào […]

The post Có hơn 64 tỉ thiết bị IoT trên toàn cầu năm 2025 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Thế giới sẽ có hơn 64 tỉ thiết bị IoT trong 6 năm nữa. Ảnh chụp màn hình

Đây là dự báo trích từ khảo sát hằng năm về Internet vạn vật, do tạp chí Business Insider thực hiện dựa trên thông tin phỏng vấn từ 35 công ty, tập đoàn lớn về công nghệ.

Thế giới sẽ có hơn 64 tỉ thiết bị IoT trong 6 năm nữa. Ảnh chụp màn hình
Thế giới sẽ có hơn 64 tỉ thiết bị IoT trong 6 năm nữa. Ảnh chụp màn hình

Theo đó, số lượng thiết bị áp dụng Internet vạn vật (IoT) sẽ vượt mức 64 tỉ vào năm 2025, tăng gấp hơn 6 lần so với năm 2018.

IoT đang thay đổi lối sống của chúng ta và cách vận hành của doanh nghiệp lẫn chính phủ. Nó sẽ phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá hơn 3.000 tỉ USD trong năm 2026. Ngoài ra, khảo sát cung cấp thêm hai thông tin đáng lưu ý về blockchain và 5G trong bối cảnh IoT đang lên ngôi.

Việc ứng dụng blockchain trong IoT để tạo ra sản phẩm và dịch vụ đang là tiền đề phát triển của các công ty khởi nghiệp mới. Họ sẽ khiến thị trường quen dần với sự xuất hiện của những sản phẩm, dịch vụ này.

Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ nhỏ người tham gia khảo sát nghĩ rằng blockchain sẽ trở thành một chuẩn phổ biến trong IoT. Đa số còn lại cho biết blockchain sẽ trở thành công cụ được các công ty thỉnh thoảng áp dụng hoặc giải pháp nhất định trong một số trường hợp.

Sự ra mắt của công nghệ 5G sẽ thay đổi cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp truyền thông, cũng như tạo cơ hội thay đổi và phát triển trong lĩnh vực IoT. Gần một nửa những nhà cung cấp thiết bị IoT trong khảo sát chia sẻ về dự định tích hợp mạng 5G vào sản phẩm và dịch vụ của họ trong vòng hai năm tới.

Phú Uy
Theo Thanh Niên Online

The post Có hơn 64 tỉ thiết bị IoT trên toàn cầu năm 2025 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>