điều hoà – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 14 Apr 2020 07:37:41 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png điều hoà – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Những kiểu lắp điều hòa tốn điện https://24hsongxanh.vn/nhung-kieu-lap-dieu-hoa-ton-dien/ Tue, 14 Apr 2020 07:37:41 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=35070

Lắp điều hòa ở tường thường xuyên có nắng khiến thiết bị hoạt động nhiều, tốn điện và nhanh hỏng; dùng điều hòa cũ cũng gây tốn điện không kém. Lắp ở tường thường xuyên có nắng chiếu vào Khi hoạt động, điều hòa có xu hướng làm lạnh tại khu vực xung quanh nó […]

The post Những kiểu lắp điều hòa tốn điện appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Lắp điều hòa ở tường thường xuyên có nắng khiến thiết bị hoạt động nhiều, tốn điện và nhanh hỏng; dùng điều hòa cũ cũng gây tốn điện không kém.

Lắp ở tường thường xuyên có nắng chiếu vào

Khi hoạt động, điều hòa có xu hướng làm lạnh tại khu vực xung quanh nó trước, sau đó mới tỏa ra xung quanh phòng. Tường nóng sẽ khiến máy hoạt động nhiều hơn, gây tốn điện hơn. Hơn nữa, việc đặt dàn lạnh ở nơi nhiệt độ cao sẽ khiến độ bền thiết bị giảm đáng kể.

Đặt điều hòa ở nơi có ánh nắng chiếu vào hoặc góc tường sẽ khiến thiết bị hoạt động nhiều hơn. Ảnh: Down To Earth

Các chuyên gia khuyến cáo, người dùng nên lắp điều hòa ở vị trí thoáng, không bị vật cản, không ở góc tường, tránh xa tường có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Đối với cục nóng, nên chọn vị trí thoáng mát, tốt nhất là nơi có nhiều gió. Cục nóng đặt cách tường ít nhất 20 – 30 cm để không khí được lưu thông.

Dùng điều hòa cũ

Để tiết kiệm chi phí, nhiều gia đình mua lại điều hòa cũ, hoặc mua hàng cũ nhập từ nước ngoài về, chẳng hạn máy Nhật “bãi”. Việc này có hại nhiều hơn lợi.

Điều hòa cũ tốn điện do động cơ cũ, hao mòn. Ảnh: Thu Hương.

Theo thời gian, động cơ của máy sẽ yếu dần, khả năng làm mát sẽ hạn chế. Việc vận hành “ì ạch” lại khiến lượng điện tiêu thụ nhiều hơn. Những thiết bị này cũng sử dụng công nghệ cũ, không tiết kiệm năng lượng như với sản phẩm mới.

Ngoài ra, việc sử dụng đồ cũ khiến người dùng đối mặt với nguy cơ hỏng hóc, tốn thêm chi phí cho sửa chữa.

Đặt cục nóng và dàn lạnh cùng một không gian

Một số gia đình chọn lắp dàn lạnh phía dưới, cục nóng trên trần nhà và ngăn cách bởi một lớp trần thạch cao mỏng. Đây là cách lắp đặt sai kỹ thuật.

Lắp cục nóng và dàn lạnh cùng một không gian. Ảnh: Lê Tân

Về cơ bản, cục nóng làm nhiệm vụ tản nhiệt, nên cần đặt nơi thoáng gió. Trong khi dàn lạnh có cấu trúc là hệ thống ống tuần hoàn, làm nhiệm vụ luân chuyển khí gas lạnh, thổi không khí vào phòng để làm mát. Như vậy, hai thiết bị này cần đặt xa nhau để chúng làm đúng nhiệm vụ: cục nóng tỏa nhiệt và dàn lạnh làm mát.

Nếu lắp cả cục nóng lẫn dàn lạnh chung một phòng, khả năng làm mát sẽ bị hạn chế, thậm chí không mát do hai luồng nhiệt độ bị chung hòa vào nhau. Cả hai vì thế phải hoạt động nhiều hơn, gây tốn điện. Bên cạnh đó, luôn tiềm tàng nguy cơ cháy nổ, bởi cục nóng luôn tỏa ra lượng nhiệt rất lớn khi hoạt động.

Lắp hai phòng chung một điều hòa

Để tiết kiệm, nhất là phòng có không gian nhỏ, một số gia đình gắn một điều hòa thông sang cả hai phòng. Cách lắp đặt này không khoa học và rất tốn điện.

Lắp cục nóng và dàn lạnh cùng một không gian. Ảnh: Lê Tân

Khi hoạt động, dàn lạnh của máy có hệ thống thổi luồng không khí tỏa ra đều phòng. Nếu bộ phận này bị ngăn cách bởi một phần bức tường, quá trình làm mát sẽ chậm hơn, máy hoạt động nhiều hơn, từ đó tiêu thụ năng lượng nhiều hơn. Theo các kỹ thuật viên lắp điều hoà, cách lắp này chỉ phù hợp với phòng có vách ngăn, đặt dàn lạnh lên cao hơn vách ngăn để hơi mát tỏa ra đều.

Chọn điều hòa không đúng công suất

Nếu lắp điều hòa có công suất thấp hơn so với diện tích, phòng sẽ không mát. Ngược lại, nếu lắp máy công suất cao hơn diện tích, sẽ không tận dụng được hết hiệu suất thiết bị, cũng tốn điện.

Tuy nhiên, người dùng vẫn nên mua điều hòa có công suất cao hơn một chút so với diện tích hoặc thể tích phòng để “bù” cho nhiệt độ của các thiết bị khác như tủ lạnh, tivi hay nơi có ánh nắng chiếu vào. Bên cạnh đó, công suất cao hơn giúp thời gian làm lạnh phòng nhanh hơn. Khi đạt nhiệt độ tiêu chuẩn, điều hoà sẽ tự ngắt và vận động máy nén để tiết kiệm điện, tạo ra thời gian nghỉ ngơi.

Bảo Lâm

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/nhung-kieu-lap-dieu-hoa-ton-dien-4083827.html

The post Những kiểu lắp điều hòa tốn điện appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
5 mẹo để điều hoà không gây ‘thủng ví’ mùa hè https://24hsongxanh.vn/5-meo-de-dieu-hoa-khong-gay-thung-vi-mua/ Mon, 22 Jul 2019 02:26:44 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=8630

Điều hoà có thể chiếm đến một nửa hoá đơn điện nhưng lại không thể cắt giảm trong ngày nóng, vậy hãy giảm dùng các thiết bị khác. 1. Cắt giảm các thiết bị khác, ưu tiên cho điều hoà Để tiết kiệm điện, bạn phải biết mức tiêu thụ điện của từng thiết bị […]

The post 5 mẹo để điều hoà không gây ‘thủng ví’ mùa hè appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Điều hoà có thể chiếm đến một nửa hoá đơn điện nhưng lại không thể cắt giảm trong ngày nóng, vậy hãy giảm dùng các thiết bị khác.

1. Cắt giảm các thiết bị khác, ưu tiên cho điều hoà

Để tiết kiệm điện, bạn phải biết mức tiêu thụ điện của từng thiết bị trong nhà. Trong các tháng mùa hè, tiêu thụ điện của điều hoà thường chiếm 1/3, thậm chí một nửa lượng tiêu thụ điện của cả gia đình. Hoá đơn tiền điện được tính theo kiểu luỹ kế, càng dùng nhiều càng nhảy vọt.

Bạn vẫn có thể thoải mái dùng, nếu có ý thức tiết kiệm trong các thiết bị khác. Ví như hạn chế tích đồ ăn kín tủ lạnh để tủ không phải chạy thường xuyên. Trời nóng nên nấu ăn đơn giản, vừa tiết kiệm thời gian dùng bếp điện, vừa đỡ mệt. Các thiết bị khác như lò nướng, máy làm sữa…, đặc biệt máy sấy, bình nóng lạnh, tivi cũng đều có thể hạn chế dùng trong mùa này.

Thêm vào đó, điện được sử dụng nhiều nhất vào buổi sáng và buổi tối sau khi gia đình trở về nhà. Bằng cách hiểu được phong cách sinh hoạt của gia đình, bạn cũng có thể giảm hoá đơn.

2. Không bật và tắt điều hòa thường xuyên

Khi điều hòa khởi động, nó sẽ tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Nếu bật và tắt thường xuyên sẽ chỉ làm tốn điện hơn. Khi mới bật, hãy dùng chế độ turbo, hoặc power full (tùy loại điều hoà) để phòng làm lạnh nhanh nhất. Sau khi phòng mát, chuyển về chế độ thường. Nhiệt độ buồng và ngoài trời không nên vượt quá 7- 10 độ C.

Nếu nhỡ tắt điều hòa, bạn chỉ nên mở lại sau 3 phút. Nhiều chuyên gia cũng khuyên không cần tắt điều hoà khi bạn ra ngoài dưới một tiếng.

3. Làm sạch bộ lọc để cải thiện hiệu suất

Bộ lọc bẩn sẽ dẫn đến hiệu quả làm mát kém. Các chuyên gia khuyên tốt nhất nên làm sạch bộ lọc một hoặc hai lần một tháng.

Máy điều hòa không khí là thiết bị tốn tiền điện nhất trong nhà. Miễn là chúng được sử dụng đúng cách, chúng có thể cải thiện đáng kể hiệu quả tiết kiệm điện. Bạn không nên xem thường khả năng hao tổn điện do bộ lọc bẩn, huống gì khi bám bụi sẽ sinh sôi vi khuẩn, không tốt cho sức khoẻ các thành viên trong gia đình.

4. Chú ý hướng gió của điều hòa

Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi, khi nóng thì không khí nở ra làm trọng lượng giảm, còn khi lạnh, không khí co lại làm trọng lượng tăng. Vì vậy, không khí nóng nhẹ hơn lạnh. Theo nguyên lý này, trong mùa hè hãy bật quạt gió điều hòa hướng lên, như thế không khí lạnh lưu thông từ trên xuống dưới.

Một cách khác là kết hợp dùng quạt để khí nóng và lạnh trong phòng được lưu thông liên tục và sẽ giúp tiết kiệm 2% điện so với chỉ dùng mình điều hoà.

5. Không đặt các vật dụng xung quanh dàn nóng

Nếu có chậu cây hoặc xô chậu, bao bì, giẻ lau xung quanh dàn nóng, không khí nóng thải ra trong quá trình trao đổi nhiệt sẽ không thoát được, gây lãng phí điện. Vì thế không đặt mọi thứ xung quanh cục nóng, hãy chắc chắn giữ cho nó thông thoáng.

Ngoài ra, chọn công suất điều hoà phù hợp cho phòng, đóng kín các cửa sổ, rèm ở khu vực cửa sổ… cũng giúp gánh được một phần điện cho điều hoà.

Bài: Bảo Nhiên

Ảnh: Aboluowang

Theo VnExpress/ Aboluowang

The post 5 mẹo để điều hoà không gây ‘thủng ví’ mùa hè appeared first on 24h Sống xanh.

]]>